Thêm thức ăn, bớt lãng phí
“Thêm thức ăn, bớt lãng phí” – Đó là tên của chiến dịch mà Chính phủ Tây Ban Nha đang triển khai thực hiện nhằm giảm thiểu sự lãng phí thực phẩm lớn tại nước này.
Hàng năm Tây Ban Nha lãng phí tới 8 triệu tấn thực phẩm các loại
Cho dù đang phải thực hiện chính sách tiết kiệm “thắt lưng buộc bụng” để chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ công song Tây Ban Nha cũng đang đứng trước nghịch lý khó giải quyết, đó là sự lãng phí thực phẩm rất lớn. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Tây Ban Nha, mỗi năm nước này vứt bỏ tới 8 triệu tấn thức ăn.
Thời gian qua, hình ảnh người dân Tây Ban Nha đứng đợi chen chúc bên ngoài các siêu thị vào giờ đóng cửa để lượm thức ăn bị vứt đi vì hết hạn bán trong ngày đã gây bất bình lớn. Song theo Bộ Nông nghiệp Tây Ban Nha, siêu thị chưa phải là “thủ phạm” chính trong các vụ lãng phí thức ăn.
Theo điều tra, các siêu thị ở Tây Ban Nha không phải là nơi lãng phí thức ăn nhiều nhất vì lượng thức ăn thừa bỏ đi chỉ chiếm 5% trong tổng lượng lãng phí. Nơi gây ra sự lãng phí lớn nhất chính là ở các nhà hàng và hộ gia đình, với lượng thức ăn vứt đi chiếm lần lượt khoảng 20% và 30-35 % trong tổng lượng lãng phí.
Video đang HOT
Chính vì thế, Chính phủ Tây Ban Nha đã phát động chiến dịch “Thêm thức ăn, bớt lãng phí” cùng nhiều biện pháp đi kèm như hướng dẫn tiết kiệm thức ăn tại gia đình, nhà hàng, tiết kiệm thức ăn cho trẻ em… nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm thực phẩm. Mục đích của chiến dịch là góp phần từng bước thay đổi thói quen hoang phí của người dân thông qua việc nâng cao ý thức và trách nhiệm chống lãng phí trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Chiến dịch chống lãng phí thực phẩm của Tây Ban Nha nằm trong nỗ lực chung của Liên minh châu Âu (EU), khu vực mà theo số liệu công bố cho thấy trung bình mỗi người dân lãng phí tới 179kg thực phẩm mỗi năm. Cùng với Tây Ban Nha, các quốc gia khác trong liên minh như Anh, Italia… cũng đã triển khai các chiến dịch chống lãng phí thực phẩm.
Lãng phí thực phẩm hiện là một nghịch lý lớn mà cả thế giới đang phải đối mặt. Theo Tổ chức Lương Nông LHQ ( FAO), số lương thực và thực phẩm bị lãng phí và thất thoát trên toàn cầu lên tới 1,3 tỷ tấn với tổng trị giá lơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Số thực phẩm bị lãng phí này đủ để nuôi sống ước khoảng 830 triệu người đang bị đói trên toàn thế giới.
Cũng theo FAO, khoảng 1/3 tổng sản lượng lương thực trên toàn cầu đã bị lãng phí, trong đó sự lãng phí lương thực ở các nước đang phát triển là 310 tỷ USD/năm, còn ở các nước công nghiệp phát triển lên tới hơn gấp đôi là 680 tỷ USD/năm. Lãng phí lương thực bình quân theo đầu người khoảng 95-115 kg/năm ở châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi số liệu này ở các nước khu vực Tiểu sa mạc Sahara, châu Phi là 6-11 kg/năm.
Lãng phí, thất thoát thực phẩm tại các nước đang phát triển chủ yếu do cơ sở hạ tầng kém, công nghệ lạc hậu và đầu tư cho hệ thống sản xuất lương thực thấp. Còn lãng phí lương thực ở những nước công nghiệp phát triển chủ yếu do các nhà bán lẻ và người tiêu dùng gây ra khi họ vứt bỏ các loại lương thực còn tốt vào thùng rác
Theo ANTD
Vòng luẩn quẩn
Bên cạnh biến đối khí hậu thì xung đột và đô thị hóa đang được xem là những mối họa lớn với an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là châu Á và châu Phi.
Các trẻ em vùng xung đột ở Syria đang nhận phần lương thực ít ỏi cứu trợ
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) ngày 24-2 công bố một báo cáo cho biết, xung đột, dân số tăng nhanh cũng như tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào lương thực nhập khẩu đang đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực khu vực Tây Á và Bắc Phi. Thách thức này nếu không được giải quyết sẽ đẩy các khu vực trên vào vòng xoáy luẩn quẩn mất an ninh lương thực, nghèo đói làm gia tăng xung đột và xung đột lại càng làm trầm trọng thêm nghèo đói.
Báo cáo của FAO phác thảo bức tranh toàn cảnh ở Tây Á và Bắc Phi cho thấy số người thiếu ăn vẫn cao, khoảng 43,7 triệu người, tương đương 10% dân số của 2 khu vực này, bên cạnh đó là 24,5% số trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương vì suy dinh dưỡng. Trong khi đó, suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề phổ biến ở những nước phát triển và đang phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng tới tỉ lệ học sinh đến trường, ảnh hưởng đến năng suất lao động và sức khỏe cộng đồng.
Theo đánh giá của FAO, nhân tố chính ảnh hưởng tới an ninh lương thực ở Tây Á và Bắc Phi những năm gần đây là các cuộc xung đột và nội chiến tại các khu vực này, đặc biệt là tại các điểm nóng như Iraq, Sudan, Syria, Yemen, khu vực bờ Tây và Dải Gaza. Trong đó, chỉ tính riêng ở điểm nóng xung đột Syria đã có tới 6,3 triệu người cần được hỗ trợ lương thực và thực phẩm.
Bên cạnh nguyên nhân bạo lực, biến đổi khí hậu cũng là mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực ở châu Á, Bắc Phi cũng như thế giới nói chung. Những nghiên cứu mới đây cho thấy thực trạng đáng báo động là tại Đông và Nam Á, việc thay đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ mưa, tăng tần suất hạn hán và nhiệt độ trung bình, đe dọa nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Còn ở vùng châu Phi cận Sahara, theo dự báo, đến năm 2020 lượng mưa sẽ giảm một nửa.
Giới chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu có thể làm sản lượng nông sản tổn thất đến 50%. Bởi thế, nếu không có hành động khẩn cấp, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, khiến số người bị thiếu đói và suy dinh dưỡng tăng vọt.
Cho dù thế giới đã có những bước tiến rất dài về khoa học công nghệ song việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu vẫn là một thách thức lớn, nhất là khi phải chịu thêm những mối đe dọa như xung đột hay biến đổi khí hậu giữa lúc số dân toàn cầu liên tục gia tăng. Theo dự báo, dân số thế giới sẽ tăng từ hơn 7 tỷ người hiện nay lên 9,1 tỷ vào năm 2050, mà đa số diễn ra ở những nước đang phát triển. Chỉ riêng đáp ứng nhu cầu lương thực cho số dân tăng như vậy đã đòi hỏi lượng lương thực nói chung tăng 70% và tăng gấp đôi tại các nước đang phát triển như châu Á hay châu Phi...
Bởi vậy, dù bước sang kỷ nguyên hậu công nghiệp hay kỷ nguyên công nghệ thông tin thì an ninh lương thực vẫn là điều cốt lõi của tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ 21. Đảm bảo an ninh lương thực, bên cạnh tăng năng suất, chất lượng cây trồng, loại bỏ xung đột hay giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đối khí hậu với nông nghiệp là những nhân tố quan trọng không kém.
Theo Dantri
Bloomberg sa thải hàng trăm nhân viên, nhà báo: Do hết tiền? Số lượng thuê bao của Bloomberg Terminal chỉ tăng 1.000 vào năm 2012 và khoảng 3.000 trong năm nay. Trụ sở tòa soạn Bloomberg. (Ảnh: Bloomberg) Trong một bài báo dài 4 trang được đăng tải trên tờ New York Times, chỉ những vấn đề hiện tại của Bloomberg dẫn tới việc công ty phải sa thải một loạt các nhân viên, trong...