Thêm sinh kế sẽ giúp người lao động ứng phó tốt với biến cố tương tự như COVID-19
Đây là khuyến nghị của Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) trong khuôn khổ buổi toạ đàm “Lao động và di cư” diễn ra tại Diễn đàn Nhân Dân ASEAN (APF) 2020.
Cần đào tạo thêm nghề để người lao động có sinh kế ứng phó với biến cố tương tự như COVID-19
Theo đánh giá của CDI, diễn biến dịch và biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 của Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn chính. Đầu tiên là thời điểm tháng 3-4 (Đợt 1 dịch COVID-19), cả nước áp dụng chính sách giãn cách xã hội trong tháng 4 khiến người lao động (NLĐ) bị giảm thu nhập đặc biệt là lao động phi chính thức bị ảnh hưởng nặng nề.
Đến tháng 5-6 và đầu tháng 7, dịch được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ giúp NLĐ phi chính thức bắt đầu trở lại làm việc. Các khu vực dịch vụ, du lịch được phục hồi dần dần. Ở thời điểm này, NLĐ chính thức lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn khiến thu nhập giảm đáng kể. Cá biệt, NLĐ chính thức có thnasg chỉ làm từ 10 – 15 ngày.
Giai đoạn 3 là cuối tháng 7 đầu tháng 8, dịch bùng phát trở lại ở 1 số địa phương. Các biện pháp giãn cách được áp dụng linh hoạt hơn không phải trên quy mô cả nước. Những biện pháp này được áp dụng tuỳ thuộc vào tình hình bệnh dịch của địa phương. Các hình thức giãn cách này phần nào cũng khiến NLĐ tiếp tục gặp khó khăn. Ở khu vực chính thức NLĐ cho biết thời điểm này thu nhập còn khó khăn hơn so với đợt dịch bệnh trước đó.
Buổi toạ đàm “Lao động và di cư” diễn ra tại Diễn đàn Nhân Dân ASEAN 2020.
Bà Đinh Hà An, Trưởng phòng chương trình Quyền lao động (CDI) chia sẻ thêm tại hội thảo: “Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho NLĐ như hỗ trợ trực tiếp thông qua gói hỗ trợ tiền mặt 62.000 tỷ đồng. Hỗ trợ gián tiếp thông qua các chính sách dành cho doanh nghiệp và người dân nói chung như gói hỗ trợ tín dụng, điều hành tỷ gía bằng cách cho vay ưu đãi, giảm giá tiền điện….”
Video đang HOT
Các hỗ trợ này được xây dựng và ban hành trong thời gian rất ngắn thể hiện tinh thần hỗ trợ khẩn cấp cho NLĐ. Tuy nhiên, gói hỗ trợ tiền mặt 62.000 tỷ phần lớn hỗ trợ cho đối tượng chính sách còn NLĐ rất khó để tiếp cận, bà An cho biết thêm.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH và khảo sát của Mnet, đến tháng 8/2020 gói hỗ trợ 62.000 tỷ đã giải ngân trên 17.000 tỷ (khoảng 30%). Trong số đó có khoảng 176 tỷ đồng đã tới tay hơn 169.000 NLĐ. Con số này chiếm chỉ khoảng 0,28% tổng số tiền dự kiến giải ngân cho NLĐ.
Cũng trong khuôn khổ buổi toạ đàm “Lao động và di cư” diễn ra tại Diễn đàn Nhân Dân ASEAN 2020, CDI khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh lại các điều kiện để hưởng gói 62.000 tỷ để những NLĐ bị ảnh hưởng có thể được tiếp cận. Ngoài ra, cũng cần điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho NLĐ phi chính thức để cân bằng đối với khu vực chính thức.
CDI cũng khuyến nghị về mặt dài hạn, nên có thêm các chương trình đào tạo nghề để NLĐ có sinh kế thay thế, có khả năng ứng phó tốt hơn khi bị mất việc làm do các biến cố bất ngờ như bệnh dịch COVID-19 hiện nay.
WHO cảnh báo sốc, 10% dân số thế giới có lẽ đã mắc Covid-19
Theo người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO, trên thế giới cứ 10 người thì có một người có lẽ đã mắc Covid-19.
Ảnh: AP
Theo ABC News, tuyên bố tại cuộc họp ban điều hành gồm 34 thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 5/10, tiến sĩ Mike Ryan nói: "Ước tính của chúng tôi cho thấy, khoảng 10% dân số thế giới có lẽ đã nhiễm virus corona".
Cụ thể, số người mắc Covid-19 trên thế giới là hơn 760 triệu, tương đương 1/10 dân số thế giới (7,6 tỷ). Con số trên cao gấp nhiều lần số ca nhiễm virus toàn cầu được WHO lẫn Đại học John Hopkins xác nhận, hiện trên 35 triệu ca.
Từ lâu nay, các chuyên gia vẫn cho rằng, số ca nhiễm được xác nhận thấp hơn nhiều con số thực tế.
Ông Ryan cũng cảnh báo: "Thế giới đang tiến vào giai đoạn khó khăn. Bệnh dịch tiếp tục lây lan. Các ca nhiễm tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới".
Theo ông, các ca nhiễm mới tăng lên ở Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong gia tăng ở châu Âu và đông Địa Trung Hải. Tình hình ở châu Phi, tây Thái Bình Dương có phần ổn hơn.
Moscow định siết chặt phong toả
Nhà chức trách Moscow đang cân nhắc phong toả nghiêm ngặt hơn nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 và xem xét một số viễn cảnh có thể xảy ra, báo Vedomosti đưa tin.
Ngày 5/10, số ca nhiễm mới ở Nga tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 12/5. Nhà chức trách ghi nhận 10.888 trường hợp mới mắc Covid-19, trong đó có 3.537 ca ở Moscow.
Số ca tử vong ở Nga hiện là 21.475.
Thành phố lớn nhất New Zealand dỡ phong toả
Các lệnh hạn chế tại Auckland sẽ được dỡ bỏ trong tuần này, Thủ tướng Jacinda Arden cho biết. Bà bày tỏ tin tưởng làn sóng lây nhiễm virus corona thứ hai tại Auckland sẽ được loại trừ.
Từ 7/10, cảnh báo ở thành phố sẽ chuyển về mức 1 như phần còn lại của đất nước. Trong 10 ngày qua, Auckland không phát hiện ca nhiễm mới nào.
Thủ tướng Malaysia tự cách ly
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin sẽ tự cách ly 14 ngày, sau khi tiếp xúc với một bộ trưởng dương tính với virus corona.
Ông Muhyiddin xác nhận Bộ trưởng Các vấn đề tôn giáo Zulkifli Mohamad Al-Bakri đã nhiễm virus và những người tiếp xúc gần đều phải tự cách ly tại nhà trong nửa tháng kể từ 3/10.
Bộ Y tế Malaysia cho hay, nước này phát hiện 432 ca nhiễm mới trong ngày 5/10. Đây là mức tăng kỷ lục mới kể từ khi Malaysia bắt đầu theo dấu đại dịch.
Số ca nhiễm, tử vong vì Covid-19 trên thế giới
Đến 5h sáng nay (6/10), tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới là 35.659.556, trong đó bao gồm 1.045.219 ca tử vong. Tổng số người bình phục là 26.839.523.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany là quan chức Mỹ mới nhất nhiễm virus corona. Hai trợ lý của bà, Karoline Leavitt và Chad Gilmartin, cũng mắc bệnh.
Da căng mịn, trắng hồng với 5 bước dưỡng da với quả đu đủ Biết cách chăm sóc tại nhà giúp da mịn màng và rạng rỡ. Chăm sóc da tại nhà là cách tốt nhất để giữ cho làn da của bạn mềm mại, sáng và sạch từ bên trong trong thời kỳ bệnh dịch hoành hành. Ô nhiễm ngày càng tăng, căng thẳng, khối lượng công việc, tích tụ dầu, trang điểm nhiều và độc...