Thêm sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bị “chê” một số ngữ liệu “có vấn đề”
Một số ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” được cho “có vấn đề”, cần xem xét.
Một số chi tiết phi lí, đánh đố
Theo phản ánh trên mạng xã hội, một số chi tiết đưa vào làm ngữ liệu trong SGK tiếng Việt lớp 1 khá phi lí hoặc chưa chuẩn.
Chẳng hạn bài học ở trang 145 tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” viết: “Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc”.
Ở đây, nhiều người đặt câu hỏi, ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng, sao lại xanh biếc?
Bài đọc trang 59 viết “chia dĩa” nhưng trên bàn thấy mấy cái đĩa rất to, dĩa thì phải căng mắt nhìn mới thấy. Giáo viên, phụ huynh người miền Nam cứ tưởng nói về những cái đĩa, vì tiếng Nam Bộ thì “dĩa” có nghĩa là “đĩa”.
Ở trang 145 tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” viết: “Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc”.
Ở trang 79, tập 1, mục giải đáp câu đố có ghi :
“Con gì tên rõ là “cha”
Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa
Con gì quen vẻ già nua
Video đang HOT
Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ “.
Một số người cho rằng, dùng từ “con (vật) gì” có tên gọi “cha” (bố) dễ gây hiểu nhầm, trẻ có thể suy diễn, liên tưởng đến những con vật xấu xí khác rồi nói đó là cha, mẹ.
Ở câu thứ hai, tác giả viết: “Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa”. Câu này rất khó hiểu, lẫn lộn Toán- Văn trong cùng một câu khi tác giả kết hợp giữa toán (có chứa chữ số), sau lại gắn với hình ảnh giả định “nhìn qua ngỡ rùa”.
Điều quan trọng, học sinh hiểu được câu đố này phải có trường từ ngữ phong phú về loài rùa, ba ba… tron khi các em chỉ mới là học sinh lớp 1, mọi thứ đang cần có ngữ liệu để hình dung vấn đề tường minh, dễ hiểu.
Ở trang 115, bài đọc “Cuộc thi tài năng rừng xanh” đưa ra hàng loạt từ ngữ khó như: “ngoao ngoao”, “chuếnh choáng”, “niêm yết”…
Trang 147, bài tập giải ô chữ gần kín cả trang, dài hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Hay bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 chưa có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng.
Chẳng hạn: ” Ai ai cũng có / Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu / Nhớ mang theo nhé (Là gì?) “.
Độc giả cho rằng, ở bài này cần có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng nên mang theo mình thường xuyên, không nên “đánh đố” như vậy.
Trao đổi với PV Dân trí , một chuyên gia ở Viện Ngôn ngữ cho biết, thoạt nhìn đã thấy một số ngữ liệu của sách này có “nhiều vấn đề”. Tuy nhiên, cần phải xem xét cẩn trọng toàn bộ cuốn sách mới có thể phát biểu được.
Một số tác phẩm sử dụng trong SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” chưa ghi nguồn tác phẩm chuyển thể, phóng tác theo.
Chưa công bằng với bộ sách khác
Một điểm nữa cũng được độc giả đặt ra trên mạng xã hội, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam có rất nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm.
Chẳng hạn truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop – “Rùa và Thỏ”, được các tác giả phóng tác lấy tiêu đề là “Thỏ và rùa” (trang 83) nhưng không ghi nguồn.
Tương tự, các truyện “Con quạ thông minh” (trang 43), “Cô chủ không biết quý tình bạn” (trang 53), “Hai người bạn và con gấu”… cũng như vậy.
Truyện “Chó sói và cừu non” là truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Fontaine, nhưng tại trang 63, tiếng Việt tập 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, khi các tác giả dựa vào nội dung câu chuyện để chuyển thể sang tranh vẽ và yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện, lại không hề ghi hay chú thích tên tác giả.
Tương tự, các truyện “Con quạ thông minh” (trang 43), “Cô chủ không biết quý tình bạn” (trang 53), “Hai người bạn và con gấu”… cũng như vậy.
Trao đổ với PV Dân trí sáng 25/11, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) – Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, bà đã gửi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc, bên cạnh yêu cầu SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều chỉnh sửa, Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong 4 Bộ SGK lớp 1 còn lại hay chưa?
“Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này vì tôi theo dõi trên báo chí, một số bộ SGK tiếng Việt lớp 1 khác cũng được dư luận, báo chí chỉ ra nhiều lỗi ( trong đó có lỗi về Luật Sở hữu trí tuệ- PV ).
Nếu không nghiêm túc rà soát lại, sẽ không công bằng với các bộ SGK tiếng Việt lớp 1 khác”, bà Nguyễn Thị Kim Thuý nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'SGK sai đến mức nào thì phải có chuyên gia đánh giá'
"SGK sai đến đâu, đến mức nào thì phải có cơ quan chuyên môn đánh giá, vì các đại biểu, Bộ trưởng GD&ĐT cũng không đủ kiến thức, kinh nghiệm dạy Tiếng Việt lớp 1".
Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên thảo luận các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020-2021 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá 14 sáng 4/11.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn ý kiến đóng góp về sách giáo khoa của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, giáo viên và rất nhiều người dân với tư cách là ông bà, cha mẹ của các cháu học sinh lớp 1. Tất cả các ý kiến đều tâm huyết, trách nhiệm với mong muốn góp ý cho Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục để có một bộ sách giáo khoa thật tốt, thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục.
Phó Thủ tướng cho biết, trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, gần như kỳ họp Quốc hội nào cũng có một chủ đề về giáo dục được cử tri và các đại biểu quan tâm.
Việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, được quy định rất kỹ trong Luật Giáo dục mới sửa đổi. Điều 32, khoản 3 của Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định rất rõ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về sách giáo khoa từ việc hướng dẫn quy trình biên soạn, thành lập hội đồng và quy trình thẩm định, phê duyệt. Mặc dù không thuộc thẩm quyền trực tiếp, tuy nhiên cũng giống như những vấn đề giáo dục khác, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề sách giáo khoa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: VGP)
Trong các phiên họp gần đây của Chính phủ đều thảo luận về vấn đề sách giáo khoa. Thủ tướng đã nhắc nhiều lần. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp họp 2 lần với Bộ GD&ĐT, Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, các chuyên gia, kể cả những người tham gia thẩm định sách giáo khoa. Cá nhân Phó Thủ tướng đã có nhiều cuộc gặp riêng các chuyên gia và thầy cô giáo.
"Sách giáo khoa sai đến đâu, đến mức nào thì phải có cơ quan chuyên môn, vì các đại biểu, kể cả Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm dạy tiếng Việt lớp 1. Nhưng qua những lần làm việc có thể thấy sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt, có sai sót", Phó Thủ tướng nói và khẳng định những sai sót này phải được tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Những việc liên quan đến chuyên môn về dạy ngôn ngữ cho trẻ mới đi học người bình thường không hiểu thì phải trao đi đổi lại một cách cởi mở và cầu thị.
Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD&ĐT theo đúng tinh thần như vậy. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhìn nhận rõ có sai sót trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 và trách nhiệm. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng có những chỉ đạo rất cương quyết như thay Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
"Chính phủ đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý vì những sai sót có thể tránh được thì phải rút kinh nghiệm nghiêm túc và nghiêm khắc, để quy trình biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 năm nay và những năm tiếp theo không để xảy ra tình trạng như vậy", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nói về chủ trương thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, Phó Thủ tướng cho biết, trước kia chúng ta dùng 1 chương trình, 1 bộ sách giáo khoa, không có sự phân biệt và coi như bắt buộc.
Việc này giống như quy định các cô giáo chỉ dùng một bộ áo dài đồng phục, một màu, một kiểu thì bây giờ một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa để phát huy sáng tạo, không độc quyền, giống như quy định vẫn là áo dài nhưng màu sắc, chất liệu, kiểu dáng khác nhau. "Nhiều bộ hơn nhưng phải đúng là áo dài. Chất liệu, đường kim mũi chỉ phải đẹp hơn, tốt hơn áo dài đồng phục trước đây".
Vì vậy, ông cho rằng, dù có một bộ sách giáo khoa hay nhiều bộ sách giáo khoa thì chất lượng ít nhất bằng hoặc tốt hơn ngày xưa. Đây là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và Bộ không thể hoàn thành được nếu không có sự đóng góp ý kiến của đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giáo dục và toàn thể nhân dân.
Phó Thủ tướng tiếp tục đề nghị Bộ GD&ĐT cần tận dụng công nghệ thông tin để công khai các bản thảo sách giáo khoa trước và trong quá trình thẩm định thẩm định, để mọi người dân, giáo viên, người có kinh nghiệm dạy trẻ, góp ý. Từ đó, Bộ sẽ chắt lọc, tiếp thu những ý kiến đúng, giải thích lại những ý kiến chưa đúng để toàn xã hội đồng thuận.
Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm để xảy ra bức xúc về bộ sách 'Cánh Diều' Báo cáo Quốc hội, Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc để xảy ra bức xúc trong dư luận về sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, hội đồng thẩm định và tác giả. Bộ GD-ĐT nhận một phần trách nhiệm vì để xảy ra bức xúc liên quan đến sách Cánh Diều -...