Thêm những hình ảnh đẹp lung linh của Đại học VinUni: Không chỉ đạt tiêu chuẩn QS 5 sao mà từng góc kiến trúc ẩn chứa thông điệp sâu sắc
Với thông điệp “Ngôi trường của ánh sáng tri thức”, từng góc không gian trong Đại học Vinuni đều mang phong cách kiến trúc đặc trưng Gothic.
Đại học VinUni (VinUni) được xây dựng trên diện tích rộng 23ha nằm trong quần thể Đại đô thị Vinhomes Ocean Park (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Toàn bộ thiết kế cảnh quan, nội thất, trang thiết bị của trường đều nhằm mục tiêu tối ưu trải nghiệm của sinh viên, giảng viên và đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao trong Bảng xếp hạng QS (Bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds – Anh Quốc).
Bước vào cổng, ở vị trí trung tâm quảng trường là đài phun nước và vị thần Mặt trời Apollo có quyền năng áng sáng, tri thức, y học, âm nhạc, nghệ thuật, thi ca cùng 12 vị thần khác được xếp dọc theo lối dẫn từ quảng trường lên tòa nhà hiệu bộ.
Theo chia sẻ, VinUni được thiết kế kiến trúc phong cách tân cổ điển mang đặc trưng Gothic, gồm các trục đứng với các cột đá La Mã, hướng thẳng lên mặt trời với thông điệp kiến trúc là “Ngôi trường của ánh sáng tri thức”. Điểm nhấn đặc trưng là biểu tượng Mặt trời trên đỉnh tháp tòa hiệu bộ cao 108m với tia sáng tri thức xua tan bóng tối, lạc hậu.
Được biết, thiết kế Campus do Aecom (Mỹ), thiết kế cảnh quan Westgreen (Canada), thiết kế nội thất HBA (Mỹ) thực hiện.
VinUni có 9 khối nhà, trong đó khối nhà chính như cánh chim tri thức dang rộng, được phát triển theo hướng Tây Nam, các đường dạo nội khu vạch thành ma trận giống như các vi mạch kết nối với nhau trong thời đại số 4.0.
Sảnh chính gây ấn tượng với vẻ bề thế của 2 hàng cột đá lớn. Thiết kế và họa tiết cột La Mã đồng điệu với kiến trúc tân cổ điển bên ngoài. Tương phản với vẻ bề thế về không gian thì màu sắc và vật liệu chọn thể hiện sự ấm cúng, thân thiện.
Trống đồng mang biểu tượng tinh thần dân tộc Việt Nam ngay sảnh chính.
Ngoài ra, trong sảnh còn có chân dung các nhà khoa học thế giới có công với khoa học, công nghệ, y học của nhân loại.
Giảng đường, phòng học được thiết kế linh hoạt, tương tác cao; áp dụng công nghệ hiện đại để phục vụ kỹ thuật giảng dạy TBL (học theo nhóm), PBL (học theo dự án), ABL (học trên hành động), học giả lập và thực hành mô phỏng…
Video đang HOT
Phòng học thiết kế linh hoạt, tương tác cao.
Khu giảng đường và phòng học của VinUni được thiết kế để phù hợp với phương pháp học chủ động và học theo nhóm. Giảng đường lớn được thiết kế dạng giật cấp, các phòng học nhỏ hơn được thiết kế đa dạng theo quy mô và từng nhu cầu khác nhau.
Giảng đường được thiết kế dạng giật cấp.
Ngoài ra, VinUni có khu vực nghiên cứu với phòng lab thí nghiệm giải phẫu, lab industry 4.0, khu vực autoshop, phòng hội thảo và trung tâm mô phỏng.
VinUni có khu vực nghiên cứu với phòng lab thí nghiệm giải phẫu dành cho bộ môn Giải phẫu – Sinh lý – Sinh lý bệnh.
Phòng thí nghiệm Hóa học – Hóa sinh – Dược lý.
Phòng thí nghiệm Vật lý – Điện – Lý sinh.
Khu giải trí của sinh viên sau giờ học.
Điểm nhấn tại VinUni là thư viện. Đây được xem là trái tim của đại học, góc quan trọng nhất của VinUni gồm 2 tầng, 4.000m2 sàn, đủ công suất cho 1.000 sinh viên học cùng một lúc. Ý tưởng kiến trúc của thư viện là cảnh bình minh mặt trời lên trên ruộng bậc thang của miền núi Bắc Bộ.
Đây là thư viện điện tử, không có nhiều sách cứng nhưng rất nhiều cơ sở dữ liệu trực tuyến. Có 2 studiolab, 1 techlab, nhiều phòng học nhóm, không gian học tập chung để sinh viên bàn thảo dự án khởi nghiệp, nghiên cứu.
Thư viện với 4.000m2 sàn đủ công suất cho 1.000 sinh viên học cùng một lúc.
Ý tưởng kiến trúc của thư viện là cảnh bình minh mặt trời lên trên ruộng bậc thang miền núi Bắc Bộ.
Ngoài ra còn có hội trường 1.500 chỗ, là hội trường lớn nhất của đại học Việt Nam, ngang tầm khu vực. Sân vận động với khán đài có sức chứa 1.100 chỗ, sân bóng chuẩn FIFA thi đấu 9 người. Xung quanh có đường chạy điền kinh. Ngoài ra còn có thêm 1 sân bóng rổ và 1 sân tennis.
Khu phức hợp thể thao gồm bể bơi chuẩn Olympic kích thước 50-20m, 8 làn bơi, phòng tập Gym, 2 studio tập Yoga, flashmob và aerobic, Nhà thể thao đa năng thiết kế linh hoạt có thể chơi bóng rổ, bóng chuyền và cầu lông trong nhà.
Trường gồm 9 khối nhà chính có thể phục vụ đủ cho 3.500 sinh viên.
Chi phí hàng năm ước tính đối với một sinh viên đại học là 35.000 USD (khoảng 812 triệu đồng), sinh viên sau đại học là 40.000 USD (khoảng 928 triệu đồng) mỗi năm. Chi phí này bao gồm các khoản chi cho giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, thực hành lâm sàng, trao đổi quốc tế, học kỳ doanh nghiệp, hoạt động ngoại khóa, các trải nghiệm học tập…
Chi phí sinh hoạt dự kiến trong năm đầu tiên khi sinh viên ở ký túc xá VinUni là khoảng 1.500 USD (khoảng 35 triệu đồng). Ngoài ra sẽ có thêm chi phí ăn uống, đi lại và các chi phí phát sinh phụ thuộc vào nhu cầu của học sinh và hoàn cảnh cá nhân.
Theo Helino
Xếp hạng đại học mang lại nhiều lợi ích
Trong 3 năm liền, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam liên tục tăng hạng trên bảng xếp hạng của châu lục và thế giới. Điều này cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đã tiếp cận những chuẩn mực của quốc tế, trong đó có 3 nội dung quan trọng: đào tạo, nghiên cứu khoa học, đóng góp cho cộng đồng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tham gia các bảng xếp hạng quốc tế là xu thế tất yếu để các cơ sở giáo dục đại học liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng.
Thăng hạng liên tục
Sau gần 7 năm tham gia (tính mốc từ năm 2013), ngoài 2 đại học quốc gia, Việt Nam có thêm 6 trường đại học được có tên trong bảng xếp hạng của châu lục và thế giới. Thứ hạng của các trường được cải thiện liên tục.
Năm 2017-2018, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS; Vương quốc Anh) công bố kết quả bảng xếp hạng QS Asia năm 2018 cho 400 trường đại học hàng đầu châu Á. Việt Nam có 5 đơn vị lọt vào tốp 400 này, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội hạng 139, Đại học Quốc gia TPHCM hạng 142, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhóm 291 - 300, Trường Đại học Cần Thơ trong nhóm 301 - 350, Đại học Huế trong nhóm 351 - 400.
Bảng xếp hạng QS Asia năm 2019, Việt Nam góp mặt 7 cơ sở đại học trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á là: Đại học Quốc gia Hà Nội là số 1 tại Việt Nam và ở vị trí 124, Đại học Quốc gia TPHCM vị trí 144, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhóm 261 - 270, Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong nhóm 291 - 300, Trường Đại học Cần Thơ trong nhóm 351 - 400, Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế trong nhóm 451 - 500.
Ngày 27-11-2019, QS công bố kết quả bảng xếp hạng QS Asia năm 2020 thì Việt Nam có đến 8 đại học và trường đại học được xếp tốp 500 đại học tốt nhất trong tổng số 13.578 đại học và học viện toàn châu Á. Trong đó, Đại học Quốc gia TPHCM lên số 1 trong nước và được xếp hạng 143 (tăng 1 hạng so với năm 2019), Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng 147 (tụt 23 hạng so với năm 2019), Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp ở vị trí 207 (tăng 84 hạng so với năm 2019)...
Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong giờ thực hành
Đặc biệt, theo kết quả xếp hạng các trường đại học toàn cầu năm 2020 của Tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh), Đại học Quốc gia TPHCM đứng trong tốp 1.001 . Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện đứng trong bảng xếp hạng này.
Đại học Quốc gia TPHCM hiện đứng số 1 tại Việt Nam ở 2 tiêu chí quan trọng là danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng. Với 2 tiêu chí này, Đại Quốc gia TPHCM được xếp tốp 100 đại học hàng đầu châu Á. Trong khi đó, Trường Đại học Tôn Đức Thắng lại vượt 2 Đại học Quốc gia Hà Nội và TPHCM về các chỉ số quan trọng trong nghiên cứu như: số bài báo/giảng viên, chỉ số trích dẫn/bài báo, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, giảng viên người nước ngoài, sinh viên trao đổi trong nước, sinh viên trao đổi nước ngoài. Ngược lại, Trường Đại học Tôn Đức Thắng còn thua các đại học đàn anh 4 tiêu chí đầu, chủ yếu về tên tuổi và sự bình chọn tên tuổi trong cộng đồng xã hội, doanh nghiệp và chuyên gia nước ngoài.
Có thể nói, việc Việt Nam có đến 8 đại học và trường đại học được xếp tốp 500 đại học tốt nhất châu Á là một tín hiệu vui, cho thấy các đại học của Việt Nam đã có sự nỗ lực rất lớn.
Quan tâm đến những hệ thống xếp hạng uy tín
Trích từ Cơ sở dữ liệu Web of Science (WoS; được xem là cơ sở dữ liệu hàng đầu thế giới về thông tin khoa học), trong giai đoạn 2014-2018, công bố khoa học quốc tế của Việt Nam có bước phát triển đáng kể. Năm 2014 có 3.482 bài, đến năm 2018 cả nước có 6.187 bài thuộc danh mục ISI. Công bố khoa học từ Việt Nam tăng nhanh trong thời gian 5 năm qua (tăng 18%/năm) nhưng số lượng vẫn thấp nhất (chỉ cao hơn Philippines).
Dù vậy, sự tăng trưởng về bài báo quốc tế cũng đồng hành với sự tăng trưởng vị trí trên các bảng xếp hạng châu lục và thế giới; các đại học Việt Nam liên tục tạo nhiều bất ngờ và lần đầu tiên chúng ta có đại học lọt vào tốp 1.000 đại học hàng đầu của thế giới.
Theo TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng đại học là tất yếu và rất được quan tâm trên thế giới, vì phản ánh đẳng cấp và chất lượng của các đại học, là thông tin quan trọng để các nhà quản trị, phụ huynh và sinh viên chọn lựa trường phù hợp theo nhu cầu. Nhưng vấn đề quan trọng là chúng ta chỉ nên quan tâm đến những hệ thống xếp hạng đại học có uy tín, để tránh việc làm sai lệch giá trị học thuật của các đại học. Theo thông lệ quốc tế, việc đánh giá một đại học có những tiêu chuẩn nhất định và những tiêu chuẩn này được các đại học thừa nhận một cách rộng rãi.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng Đại học Quốc gia TPHCM cho biết: "Trên thế giới, việc xếp hạng, xếp loại các cơ sở giáo dục đại học đã được thực hiện và phổ biến ở nhiều quốc gia. Hoạt động này mang đến nhiều lợi ích thiết thực khi cung cấp cho các bên liên quan những thông tin hữu ích để đánh giá chất lượng cũng như làm cơ sở cho việc cải tiến chất lượng của cơ sở giáo dục đại học. Động lực chủ yếu của xu thế này là yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học, trong bối cảnh một thế giới cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng.
Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia TPHCM làm việc tại phòng thí nghiệm
Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, để đại học Việt Nam đứng vào tốp 100 các trường đại học châu Á hoặc tốp 500 các trường đại học hàng đầu thế giới trong vòng 10 năm tới, cần thực hiện 3 giải pháp. Thứ nhất, Nhà nước cần có chiến lược ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học đã có tên trong bảng xếp hạng thông qua chính sách đặt hàng đào tạo và nghiên cứu.
Cụ thể như chính sách đặt hàng đào tạo các ngành khoa học cơ bản, công nghệ mũi nhọn để các trường đại học xây dựng lực lượng khoa học trẻ, thực hiện các nghiên cứu đột phá. Thứ hai, cam kết về tự chủ cho các trường đại học, trong đó quan trọng nhất là tự chủ học thuật, tự chủ tổ chức và tự chủ tài chính. Thứ ba, các trường đại học tái cấu trúc để tăng hiệu quả quản trị, có chính sách thu hút, tuyển dụng giảng viên giỏi, nhất là giảng viên nước ngoài; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để tăng số lượng và chất lượng nghiên cứu.
Trên thế giới hiện có hơn 60 hệ thống xếp hạng cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Do đó, việc xếp loại, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học đang trở thành xu thế mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, giới học thuật và các bên liên quan khác trong xã hội. Dưới đây là những tiêu chí của các tổ chức xếp hạng uy tín châu Á và thế giới:
- QS Asia xếp hạng các đại học dựa trên 10 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: danh tiếng về học thuật (30%); khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (20%); tỷ lệ giảng viên/sinh viên (15%); tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (10%); trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%); tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); trao đổi sinh viên trong nước (2,5%), trao đổi sinh viên quốc tế (2,5%).
- QS World xếp hạng các trường đại học theo 6 tiêu chí, gồm: danh tiếng học thuật (chiếm 40% tổng điểm); danh tiếng với nhà tuyển dụng (10%); tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%); tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên (20%); tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%); sinh viên quốc tế (5%).
- THE xếp hạng các trường đại học theo 5 nhóm tiêu chí, gồm: giảng dạy (chiếm 30% tổng điểm); nghiên cứu (30%); trích dẫn khoa học (30%); triển vọng quốc tế (7,5%); thu nhập nhờ chuyển giao tri thức (2,5%).
THANH HÙNG
Theo SGGP
ĐH Quốc gia TP.HCM bất ngờ thăng hạng 58 bậc tại châu Á Chỉ sau ba năm, ĐH Quốc gia TP.HCM đã thăng hạng 58 bậc trong bảng xếp hạng QS Asia 2019-2020 với gần 600 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Đó là thông tin mới nhất vừa được TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo-ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết sáng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'
Trắc nghiệm
00:38:51 08/04/2025
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"
Tin nổi bật
00:15:16 08/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc
Thế giới
00:13:09 08/04/2025
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật
00:00:00 08/04/2025
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót
Phim châu á
23:15:47 07/04/2025
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc
Góc tâm tình
23:13:04 07/04/2025
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán
Tv show
23:08:23 07/04/2025
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể
Sức khỏe
23:07:14 07/04/2025
Tự Long xúc động nhớ về tình bạn bên Xuân Bắc, Lý Hùng U60 vẫn xăm lông mày
Sao việt
22:59:07 07/04/2025
Phan Mạnh Quỳnh "bóc phốt" bà xã: "Hay hóng drama lắm, chuyện gì cũng biết"
Nhạc việt
22:08:17 07/04/2025