Thêm nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn
ĐH Sài Gòn, ĐH Ngân hàng TP.HCM công bố điểm chuẩn phương thức xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực.
Học viện Hàng không Việt Nam thông báo điểm chuẩn ở hai phương thức.
Ngày 13/7, Hội đồng tuyển sinh đại ĐH Sài Gòn thông báo điểm chuẩn xét tuyển sớm của 23 ngành theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM 2022 tổ chức.
Theo đó, mức điểm dao động từ 654 đến 898. Kỹ thuật phần mềm, Kinh doanh quốc tế, Ngôn ngữ Anh (Thương mại và Du lịch) là 3 ngành lấy điểm cao nhất, lần lượt là 898, 869 và 833.
Điểm chuẩn phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Sài Gòn.
Cùng ngày, Hội đồng tuyển sinh ĐH Ngân hàng TP.HCM thông báo điều kiện trúng tuyển theo phương thức tổng hợp và phương thức xét điểm thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Với phương thức tổng hợp, thí sinh đăng ký chương trình đại học chính quy chất lượng cao và chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng cần đạt từ 109 điểm trở lên.
Mức điểm chuẩn cho các thí sinh đăng ký xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM dao động từ 834 đến 895 điểm. Ngành Kinh tế quốc tế lấy điểm chuẩn cao nhất 895, theo sau đó là ngành Tài chính – Ngân hàng, 879 điểm.
Điểm chuẩn theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Ngân hàng TP.HCM.
Ngoài những thông tin về điểm chuẩn, ĐH Ngân hàng TP.HCM thông tin thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng các điều kiện là: Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT; có điểm xét tuyển cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn trúng tuyển do hội đồng tuyển sinh công bố; thực hiện việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và được công nhận trúng tuyển trên hệ thống đúng theo quy định.
Trước đó vào ngày 11/7, ĐH Nha Trang đăng tải thông báo điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. 39 ngành tuyển sinh lấy mức điểm chuẩn từ 600 đến 725.
Video đang HOT
Một số ngành lấy mức điểm chuẩn 725, kèm theo điều kiện về điểm trung bình môn Tiếng Anh lớp 12. Ví dụ, ngành Ngôn ngữ Anh yêu cầu thí sinh phải có điểm trung bình tiếng Anh là 7,5, ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán, Công nghệ thông tin và Quản trị khách sạn cũng yêu cầu thí sinh phải đạt điểm trung bình tiếng Anh từ 6,5.
Điểm chuẩn do ĐH Nha Trang công bố.
Cũng trong ngày 11/7, ĐH Kinh tế TP.HCM chính thức công bố kết quả các phương thức xét tuyển đối với hệ đại học chính quy năm 2022 cho cơ sở TP.HCM và phân hiệu Vĩnh Long. 3 phương thức được trường công bố điểm chuẩn là phương thức học sinh giỏi, tổ hợp môn và đánh giá năng lực.
Với phương thức xét tuyển theo điểm đánh giá năng lực, cơ sở TP.HCM đặt ra mức chuẩn khá cao từ 800 đến 950 điểm. Ba ngành lấy điểm chuẩn cao nhất ở phương thức này là Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (950 điểm); Marketing (940 điểm) và Thương mại điện tử (940 điểm).
Ở 2 phương thức còn lại, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và Marketing cũng là 2 ngành lấy điểm chuẩn cao nhất.
Phân hiệu Vĩnh Long của trường đặt ra mức điểm chuẩn thấp hơn ở cả 3 phương thức xét tuyển. Trong đó, thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực cần đạt từ khoảng 550 đến 600 điểm.
Điểm chuẩn một số ngành của ĐH Kinh tế TP.HCM.
Ngày 9/7, Học viện Hàng không Việt Nam công bố kết quả xét tuyển bằng học bạ và điểm thi đánh giá năng lực năm 2022.
Với phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực, trường đặt ra hai mức điểm là 750 cho các ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông và Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành còn lại phải đạt điểm từ 800 trở lên.
Nếu đăng ký xét tuyển bằng học bạ, thí sinh phải đạt điểm từ 21 trở lên. Hai ngành lấy mức xét tuyển học bạ cao nhất là Kinh tế vận tải và Ngôn ngữ Anh, 27 điểm.
Nhà trường lưu ý thêm những thí sinh chưa trúng tuyển bằng 2 phương thức trên có thể tiếp tục đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 theo tổ hợp môn A01, D01, D07, D14, D15…
Mức điểm chuẩn xét tuyển của Học viện Hàng không Việt Nam.
Trước đó, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, ĐH Giao thông Vận tải cũng đã công bố điểm chuẩn ở nhiều phương thức như xét diện tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét theo học bạ THPT và điểm thi đánh giá năng lực.
Trường ĐH Sài Gòn, ĐH Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn
Trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn của phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực.
Điểm chuẩn xét điểm thi năng lực vào Trường Đại học Sài Gòn cao nhất 898 điểm
Chiều ngày 13/7, Trường Đại học Sài Gòn đã công bố phương thức tuyển sinh đầu tiên năm 2022 dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Thí sinh thi kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (ảnh:L.P)
Theo công bố, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành dao động từ 654 đến 898, trong đó ngành Kỹ thuật phần mềm lấy cao nhất.
Điểm chuẩn cụ thể các ngành xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Trong thông báo điểm chuẩn do Phó giáo sư Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký cũng nhấn mạnh, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) bắt buộc phải đăng ký nguyện vọng này theo đúng mã trường, mã phương thức, mã tổ hợp xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường hợp thí sinh chắc chắn sẽ chọn ngành đủ điều kiện trúng tuyển sớm cần đặt ngành này là nguyện vọng 1 khi thực hiện đăng ký.
Trước đó, Trường Đại học Sài Gòn công bố phương thức xét tuyển sử dụng điểm Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển các ngành (trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên và thanh nhạc).
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn hai phương thức đầu
Cũng trong chiều ngày 13/7, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng công bố điểm chuẩn trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) các phương thức tuyển sinh đầu tiên.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển chính thức vào trường khi đáp ứng cả 3 điều kiện.
Thứ nhất, thí sinh đã tốt nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thứ hai, có điểm xét tuyển cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh đã công bố.
Điều kiện thứ 3 là thực hiện việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời được công nhận trúng tuyển trên hệ thống đúng theo quy định.
Theo công bố của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, điểm chuẩn trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Bên cạnh đó, nhà trường cũng công bố điểm chuẩn trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) đối với phương thức tổng hợp. Theo đó, cả chương trình đại học chính quy chất lượng và chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng đều lấy điểm chuẩn trúng tuyển là 109.
Điểm chuẩn trúng tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy định. Đối với chương trình đại học chính quy chất lượng cao, sinh viên sẽ chọn ngành (Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán) sau khi nhập học chính thức.
Thời gian qua nhiều trường đại học phía Nam đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển các phương thức xét tuyển sớm năm 2022.
Trường ĐH Sài Gòn công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực Chiều 13-7, Trường ĐH Sài Gòn công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức Thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2022. Ảnh: H. Lân Theo kết quả công bố, ngành kỹ thuật phần mềm có điểm chuẩn cao nhất với 898 điểm; ngành thông tin - thư...