Thêm nhiều người Myanmar vượt biên sang Ấn Độ
Giới chức Ấn Độ cho biết hàng chục người Myanmar tập trung tại biên giới, cùng khoảng 50 người vượt biên trước đó, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị.
“Ít nhất 85 dân thường từ Myanmar đang chờ đợi ở biên giới để vào Ấn Độ”, sĩ quan cấp cao giấu tên trong lực lượng bán quân sự Assam Rifles của Ấn Độ hôm 6/3 cho hay. Theo sĩ quan này, trước đó, 48 công dân Myanmar, gồm 8 cảnh sát, đã vào bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 6/3 xác nhận thông tin công dân Myanmar vượt biên sang nước này. Nhật báo Hindu cho biết ít nhất 20 người Myanmar đã vượt biên kể từ 3/3 và có ít nhất 50 người đang ở các huyện Champhai và Serchhip của Mizoram.
“Danh tính của họ và lý do chạy trốn khỏi Myanmar đã được chuyển tới Bộ Nội vụ”, quan chức Kumar Abhishek tại huyện Serchhip cho biết.
Người biểu tình phản ứng khi bị cảnh sát xịt hơi cay ở Yangon, Myanmar hôm 6/3. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Người dân Mizoram đã được yêu cầu báo cáo ngay lập tức nếu có thêm bất kỳ công dân Myanmar nào vượt biên.
“Những người đó phải bị bắt và chính quyền địa phương đã cảnh báo. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu liệu tính mạng của những người vượt biên có bị đe dọa ở Myanmar. Chúng tôi có thể quyết định dựa trên đánh giá của chính phủ. Nếu không được đưa vào diện tị nạn, họ sẽ bị trục xuất”, phó cảnh sát trưởng Maria CT Zuali tại huyện Champai cho biết.
Trước đó, Thủ hiến Mizoram Zoramthanga cho biết bang sẽ chào đón những người chạy trốn khỏi quân đội Myanmar “với vòng tay rộng mở, cung cấp cho họ thức ăn và nơi ở”. “Chúng tôi thậm chí sẽ đặt vấn đề với chính phủ để được cấp phép trong trường hợp có dòng người tị nạn,” ông nói.
Các vụ vượt biên xảy ra trong bối cảnh Myanmar đang trải qua khủng hoảng chính trị sau khi quân đội đảo chính, lật đổ chính phủ của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Quân đội đã sử dụng bạo lực đối phó các cuộc biểu tình phản đối đảo chính, khiến hơn 50 người thiệt mạng, theo Liên Hợp Quốc.
Chính quyền Myanmar hôm 6/3 gửi thư yêu cầu Ấn Độ trao trả 8 cảnh sát vượt biên vì “mối quan hệ hữu nghị hai nước”. Giới chức địa phương đang chờ chỉ đạo từ Bộ Nội vụ để ra quyết định.
Vị trí bang Mizoram của Ấn Độ giáp biên giới với Myanmar. Đồ họa: Geographical Magazine .
Ấn Độ và Myanmar có chung đường biên giới trên bộ dài 1.643 km. Ấn Độ cũng là nơi sinh sống của hàng nghìn người tị nạn Myanmar, gồm người dân tộc Chin và người Rohingya. Giới chức Ấn Độ hôm 5/3 tuyên bố quân đội và cảnh sát nước này tăng cường tuần tra ở khu vực biên giới với Myanmar để ngăn người vượt biên.
Ấn Độ, quốc gia tìm cách xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Myanmar để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, không lên án cuộc đảo chính. Tuy nhiên, đại sứ Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc TS Tirumurti tuần này nói rằng những thành tựu dân chủ của Myanmar trong những năm gần đây “không nên bị xói mòn”.
Mỹ chỉ trích Malaysia trục xuất người Myanmar
Mỹ chỉ trích Malaysia vì trục xuất hơn 1.000 công dân Myanmar giữa lúc nước này bất ổn, dù tòa án đã yêu cầu tạm ngừng hành động trên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 24/2 chỉ trích quân đội Myanmar "lâu nay có tiếng là vi phạm nhân quyền với người dân tộc thiểu số và người theo tôn giáo khác". Price nhấn mạnh Malaysia vẫn tiến hành trục xuất "bất chấp lệnh yêu cầu ngừng của tòa án, cũng như trong bối cảnh tình hình bất ổn tại Myanmar sau cuộc đảo chính".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong cuộc họp báo ở Washington hôm 24/2. Ảnh: AP
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các quốc gia trong khu vực định trục xuất người nhập cư Myanmar tạm dừng hoạt động này cho tới khi Cao ủy Liên Hợp Quốc về Tị nạn (UNHCR) có thể đánh giá những người đó có gặp nguy hiểm hay không", Price nói.
1.086 người nhập cư Myanmar, bao gồm cả người xin tị nạn, hôm 23/2 xuất phát từ một căn cứ quân sự Malaysia và lên tàu hải quân về nước. Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch này. Vài giờ trước đó, Tòa án Tối cao Kuala Lumpur đã yêu cầu tạm ngừng để các nhà nhóm nhân quyền tiến hành thách thức pháp lý.
Giới chức Malaysia không giải thích lý do phớt lờ lệnh của tòa án. 4 nhà lập pháp phe đối lập Malaysia đã đưa ra tuyên bố chung lên án việc trục xuất "vô nhân đạo" và đề nghị kỷ luật các quan chức đã làm ngơ lệnh của tòa án.
"Hành động này rõ ràng thể hiện chính phủ Malaysia không tôn trọng tòa án, làm xấu hình ảnh của đất nước trên mặt trận nhân quyền", họ nói.
Giới chức Malaysia đã nhấn mạnh những người bị trục xuất vi phạm nhiều quy định, như ở quá hạn visa, đồng thời hoạt động trên nằm trong chương trình hồi hương thường xuyên. Malaysia năm ngoái đã trục xuất khoảng 37.000 người nước ngoài.
Trên thực tế, các nhóm nhân quyền hiếm khi tiến hành thách thức pháp lý đối với hoạt động trục xuất. Tuy nhiên, họ hiện tại lo ngại về tình hình ở Myanmar, nơi quân đội tiến hành cuộc đảo chính hôm 1/2 và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo của chính phủ dân cử.
Quân đội Myanmar tuyên bố hành động của họ không phải đảo chính, bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được chính phủ giải quyết, đồng thời cam kết trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình ủng hộ Cố vấn Nhà nước Suu Kyi tại Myanmar vẫn diễn ra khắp cả nước, khi người dân cảm thấy không yên tâm về chính quyền quân sự.
Myanmar yêu cầu Ấn Độ trao trả 8 cảnh sát vượt biên Chính quyền Myanmar yêu cầu Ấn Độ trao trả các cảnh sát đã vượt biên sang nước này xin tị nạn để không phải thực thi mệnh lệnh quân đội. Phó cảnh sát trưởng Maria C.T. Zuali thuộc huyện Champhai, bang Mizoram, Ấn Độ, hôm nay cho biết bà đã nhận được thư từ người đồng cấp ở huyện Falam, Myanmar, yêu cầu...