Thêm nhiều địa phương công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2011
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên cho biết, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2011 đối với hệ THPT của học sinh trên địa bàn tỉnh là 92,76%, còn đối với hệ GDTX là 56,73%. Hôm nay Đăk Nông, Bắc Ninh, Bắc Kạn cũng đã công bố kết quả kỳ thi này.
Như vậy so với năm trước tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT ở Phú Yên tăng hơn 6%, còn tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên tăng 28,19%.
Năm nay Phú Yên có 2 trường THPT có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là: THPT chuyên Lương Văn Chánh, THPT Nguyễn Huệ. Hai trường có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT thấp nhất là THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 77,47% và Trường THCS và THPT Nguyễn Bá Ngọc 75%.
Thủ khoa tốt nghiệp THPT của Phú Yên năm nay là thí sinh Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trường THPT Ngô Gia Tự (TP Tuy Hòa) với tổng số điểm 56 (chưa tính điểm cộng).
Đăk Nông: Không có trường nào đỗ 100%
Sở GD-ĐT Đăk Nông cho biết, có 5.635 thí sinh đăng ký dự thi, đỗ tốt nghiệp 4.618 thí sinh đạt tỉ lệ 81.95%; trong đó bậc THPT đạt 81,01% và GDTX đạt 92,29%, học sinh dân tộc đỗ tốt nghiệp đạt 69.85%. Có 2 em học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo đạt điểm cao nhất: 54 điểm là em Lê Nguyễn Anh Phương và em Nguyễn Thị Cẩm Nhung.
Điều đặc biệt ở Đăk Nông đó là tất cả các Trung tâm giáo dục thường xuyên đều có tỷ lệ đỗ ở mức 85% trở lên. Ở hệ THPT, trường có tỷ lệ độ cao nhất là Chu Văn An đạt 97,43%, thấp nhất là trường THPT Đăk Glong với 58/104 thí sinh đỗ TN, tỉ lệ 55,76%.
Bắc Ninh: 18 trường đỗ 100%
Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đối với hệ THPT là 99,62%, đối với bổ túc THPT là 99,56%. Toàn tỉnh có 18 trường THPT đỗ 100%. Thủ khoa của tỉnh năm nay đạt 55 điểm.
Video đang HOT
Bắc Kạn: Tỷ lệ đỗ tăng mạnh cả hai hệ
Kết quả kì thi tốt nghiệp THPT ở Bắc Kạn cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục của địa phương. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay đạt 88,7%, tăng gần 20% so với năm trước. Đối với GDTX tỷ lệ đỗ đạt 88,86%, tăng trên 40%. Tỷ lệ khá giỏi là 3%. Toàn tỉnh có 2 trường tỷ lệ đỗ đạt 100%.
Trước đó, trước thềm kì thi tốt nghiệp THPT, giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Kạn chia sẻ: “Đặc thù của các tỉnh miền núi là lượng HS dân tộc nhiều. Chính vì thế thời gian qua ngành giáo dục Bắc Kạn liên tục thực hiện các phương pháp đổi mới dạy và học để tạo điều kiện cho các em tiếp cận tốt với bài học hơn. Bên cạnh đó ngành tất cả các trường thuộc địa bàn đều tổ chức phụ đạo tăng cường ngoài giờ cho HS yếu kém. Ngoài ra, các trường cũng tiến hành phân loại đối tượng HS để tổ chức ôn tập hiệu quả. Những nhóm HS nào yếu sẽ được đội ngũ thầy cô dành nhiều thời gian và quan tâm đặc biệt hơn”
Dân trí sẽ sớm cập nhật điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2011 của các địa phương này, các bạn thí sinh chú ý theo dõi.
Theo Dân Trí
Đằng sau những quán cóc cổng trường
Những quán trà đá cổng trường từ lâu đã trở thành "điểm hẹn" của teen sau mỗi buổi tan học. Nơi đây còn là địa điểm tụ tập để thể hiện "phong cách" và "chất chơi" của những "đàn anh, đàn chị" trong trường và nảy sinh những hệ lụy...
"Điểm hẹn" của teen
Góc quán nhỏ trước cổng một Trường THPT ở Hà Nội chỉ vẻn vẹn 4m2 luôn chật kín người. Sau mỗi buổi tan học, từng nhóm học sinh thường xà vào quán để tụ tập tám chuyện. Để "hút" khách nhiều chủ quán tung chiêu "ưu đãi" với những khách quen bằng cách cho "cắm nợ" nên kể cả những lúc không có tiền, teen vẫn tự tin vào quán "đập phá" trong khi không có "một xu dính túi"...
Vắt vẻo thư giãn với thuốc lá
Nhiều khi mải tám chuyện, đã có bạn còn quên cả giờ vào lớp và... "bùng" học luôn. Vũ D. (THPT Y.H, Hà Nội) giải thích: "Vì giờ giải lao cũng ngắn, có những lúc bọn em mải buôn chuyện quá giờ vào lớp, cả nhóm xác định vào xin cô giáo cũng bắt đứng ngoài nên bỏ luôn cả tiết".
Nhóm bạn của Nguyễn Mai Ngân, THPT L.Q.Đ, Hà Nội là khách ruột của quán trà đá nằm nép một góc nhỏ ở cổng trường. Ngân kể, sau mỗi giờ lên lớp Ngân cùng các bạn thường ngồi trà đá ăn bánh bao, uống nhân trần để xả stress.
Còn Quốc Hùng ( lớp 11, THPT N.B.K, Hà Nội) từ lâu cũng "nghiện" nhân trần, trà đá cổng trường bởi đó là thức uống giải khát hữu hiệu trong ngày hè nóng nực mà giá cả lại phải chăng . "Chỉ cần bỏ ra 2 - 4 nghìn tiền trà đá mà có thể ngồi trò chuyện với bạn bè hàng giờ" - Hùng cho biết.
Nhưng ít ai biết rằng đằng sau những cốc trà đá mát lạnh, rẻ đó là công nghệ chế biến "siêu mất vệ sinh" của các chủ hàng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí "sản xuất" để kiếm lời.
Mỗi cốc trà đá được chế biến với công thức: "trà nước lã đá""?. Chưa hết, một số quán trà vì quá đông khách nên họ thường hâm trà từ trước rồi đổ vào những chiếc bình nhựa cũ kỹ, đã ngả sang màu đất phần vì "chế biến" cho nhanh, và còn né công an cho lẹ.
Điểm tụ tập...
Xách trên tay một xô nước lã xin được gần đó, bà Hoàng Thị S. chủ quán trà đá cổng Trường THPT L.Q.Đ tất tả chạy về quán. Khi mọi người tỏ ý băn khoăn, bà Sâm giải thích: " Tôi đi xin nước để rửa cốc thôi, chứ nước để pha trà ở đây đảm bảo lắm!". Nhưng liệu sau khi những học sinh đó rời khỏi quán, có ai dám chắc chủ hàng không dùng xô nước đó để pha trà?.
Hà Minh (THPL.Q.Đ) cũng được một phen hú vía khi uống trà đá rồi bị đau bụng phải nghỉ học vài buổi.
Và những hệ lụy...
Không chỉ là nơi "xả stress" của các bạn học sinh, quán trà đá còn là địa điểm tụ tập để thể hiện "phong cách" và "chất chơi" của những "đàn anh, đàn chị" trong trường.
Dạo qua các quán trà đá trước cổng của một số trường THPT, không khó để gặp những bạn "tóc xanh, tóc đỏ" mặc đồng phục ngồi gác chân lên ghế, phì phèo thuốc lá với vẻ mặt bất cần cùng những câu nói tục, chửi thề phát ra. Thậm chí có khi chỉ một cái "nhìn" được cho là "đểu", hay thái độ "lệch pha" là có thể dẫn đến những vụ xô xát, đánh nhau ngay tại cổng trường.
Ngồi quán cóc cho rẻ
Từng là nạn nhân của một vụ "nhìn đểu", trong một lần trốn tiết ngồi trà đá với bạn, Quốc Tuấn (THPT Y.H, Hà Nội) bị một nhóm "đàn anh" khối 12 "giã" cho lên bờ xuống ruộng mà không rõ lí do. Tuấn kể lại : "Em thấy mấy anh đó nói nhiều câu phản cảm nên quay ra nhìn thôi, thế mà sau đó đã bị đánh đến...chảy máu đầu".
Trà đá cổng trường cũng là địa chỉ quen thuộc của những "con nghiện" lô đề, và không ít học sinh chưa ra trường đã trở thành "con nợ" không lối thoát. Người nợ ít thì nói dối bố mẹ, xin tiền nộp học để "nướng" cho chủ quán, còn người nợ nhiều thì gia đình phải mang tiền đến trả thì mới được đi học.
Mạnh Quân (THPT L.T.V, Hà Nội) chia sẻ : "Năm lớp 10 em nghe bạn bè rủ rê đánh lô, trúng vài lần cũng thấy ham, nhưng sau đó càng trượt em càng cố gỡ, cuối cùng nợ tới một triệu, em phải nói dối xin tiền học thêm để trả nợ, rồi cũng chừa luôn, không dám la cà trà đá nữa".
Những quán trà đá lụp xụp, xập xệ mọc ngang nhiên trước cổng không chỉ gây mất mỹ quan nơi trường học mà còn là nguyên nhân dẫn đến việc ùn tắc mỗi giờ tan lớp. Thêm vào đó, là rác thải, bã kẹo cao su bám chi chit trên nền xi măng trông rất không vệ sinh chút nào...
Những hình ảnh đó đã và đang làm mất dần hình ảnh đẹp nơi trường học và làm giảm đi những giá trị văn hóa giữa thủ đô văn minh, lịch sự.
VGT (Theo_VietNamNet)
TS ngoại tỉnh đổ xô lên Hà Nội thi thử trường chuyên cấp III Khối trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội bắt đầu tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 với 3 môn thi Toán, Anh, Văn từ 8/6. Đợt thi tuyển sinh vào trường chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội năm nay thu hút khá đông thí sinh từ khắp nơi trên miền bắc, những thí sinh đạt điều kiện tốt nghiệp...