Thêm nhiều ám ảnh từ bệnh viện
Bên cạnh nỗi thống khổ quá tải, tình trạng mất an ninh trật tự, trộm cắp hoành hành tại các bệnh viện tuyến cuối ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đặt thêm một áp lực nặng nề lên vai không chỉ những người bị trọng bệnh.
Sau nỗi lo có giường nằm điều trị và sự chiến đấu giành giật cuộc sống, chiến thắng bệnh tật người bệnh và người thân của họ còn canh cánh nỗi lo, sự ám ảnh trước nạn trộm cắp, lừa đảo, côn đồ và cò mồi hoành hành…
Trộm tung hoành trong BV lâu nay dư luận đã lên tiếng, nhưng vẫn không giảm. Đó là một tệ nạn mà ngay cả các nhân viên y tế, lãnh đạo BV cũng ngán ngẩm: “Nói mãi, chẳng ai giải quyết”, mới bắt giao cho công an hôm trước, hôm sau lại thấy xuất hiện…
1.001 chiêu trộm cắp, lừa đảo…
Tại TPHCM các điểm nóng về trộm cắp trong BV phải kể đến những BV thường xuyên quá tải như: Chợ Rẫy, 115, Ung bướu, Gia Định, Bình Dân, Nhi Đồng 1,2… Còn tại Hà Nội, các bệnh viện: K, Việt – Đức, Phụ sản Trung ương là những cái tên nhức nhối nạn trộm cắp… Vấn nạn trên đã trở nên quá quen thuộc, nên tại khu vực phòng khám, phòng bệnh nào của các BV lớn này đều có bảng: “Coi chừng trộm cắp, móc túi”…
Tại BV Chợ Rẫy, chị L, trú tại Sóc Trăng, đưa người nhà bị đột quỵ theo xe cấp cứu từ BV địa phương chuyển lên. Cùng đứng phía ngoài cửa phòng cấp cứu với chị L có một người đàn ông ăn bận lịch sự, đeo hành lý đang nhìn chăm chú vào một bệnh nhân trong phòng cấp cứu và nói đó là người nhà của mình. Người đàn ông nhờ chị L giữ hộ túi hành lý để vào trong lo cho người nhà và nói sẽ ra ngay. Chị L đồng ý giữ hộ, 5 phút sau, người đàn ông quay ra và hỏi chị L có muốn vào thăm thân nhân không và sẽ giữ giùm hành lý. Không ngần ngại, chị L giao hành lý và khi quay trở lại thì người “cùng cảnh ngộ” đã biến mất khiến chị “chết dở, sống dở” vì mất 10 triệu đồng.
Trộm cắp trong BV đang là một vấn nạn, thậm chí có nhiều BV ngay cả BS, hộ lý, bệnh nhân đều biết nhẵn mặt nhưng đành nhắm mắt làm ngơ. Thậm chí, nhiều BV bắt được trộm giao cho CA phường thì chỉ sau một ngày… đối tượng này lại xuất hiện và tiếp tục hành nghề, thậm chí đe dọa BS đã báo với CA. Tại BV Nhi Đồng 1, đối tượng nhẵn mặt nhất mà mọi người đều biết đó là người phụ nữ tên Khương (trú tại quận 3).
Qua tìm hiểu, thâm niên trộm cắp của người phụ nữ này cũng thuộc loại… hiếm. Thậm chí, một BS lớn tuổi của BV Nhi Đồng 1 tiết lộ: Ba thế hệ của gia đình người phụ nữ này đều hành nghề móc túi tại BV này. Bảo vệ biết rõ đối tượng này nhưng bắt quả tang cũng không phải dễ. Có đợt, bảo vệ của BV bắt được và giao cho CA xử lý nhưng tang vật nhỏ, chưa đến mức xử lý hình sự nên cũng đành phạt hành chính và thả.
Côn đồ truy sát bệnh nhân
Video đang HOT
Chỉ tính riêng BV Nhi Đồng 1 (TPHCM), mỗi ngày có khoảng 6.000 lượt bệnh nhân đến khám, chưa kể thân nhân đi theo. BV Chợ Rẫy mỗi ngày có khoảng 4.500 – 4.700 bệnh nhân đến khám với 20.000 – 30.000 lượt người vào ra nên việc kiểm soát an ninh không phải dễ. Cả BV Bình Dân có trên 10 bảo vệ, BV Nhi Đồng 1 có 20 người, BV Chợ Rẫy có 58 người nhưng kiểm tra cũng không nổi và nạn móc túi, trộm cắp, lừa đảo vẫn xảy ra.
Kiểm soát an ninh gắt gao tại bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội. Ảnh: D.Hải
BV Việt – Đức (Hà Nội) đã bố trí đội bảo vệ lên tới 105 người kiểm soát 24/24h. Ông Hoàng Trung Đông, Đội trưởng đội bảo vệ, cho biết, vấn đề không chỉ thuần túy là trộm cắp cò mồi, tình trạng một số đối tượng đâm thuê, chém mướn sử dụng vũ khí “nóng” cay cú vào viện truy sát bệnh nhân hoặc dùng bình xịt hơi cay áp đảo nhân viên quầy thuốc mới thực sự là một thách thức lớn, thậm chí có đối tượng liều lĩnh dùng súng tự chế bắn bệnh nhân trong khi đang cấp cứu…”.
Theo ông Đông, vào cuối đêm tháng 4/2011, bệnh nhân Nguyễn Văn T (25 tuổi, Long Biên, HN) bị đâm vào bụng được đưa vào viện cấp cứu. Khi bác sĩ đang chụp X-quang thì có 2 đối tượng lao vào phòng chụp dùng súng bắn vào đầu bệnh nhân T, gây náo loạn BV.
Không quan tâm hay chế tài quá nhẹ
Đội trưởng đội bảo vệ trật tự an ninh BV Chợ Rẫy Trần Cư cho biết, năm 2010, bảo vệ BV bắt được 60 vụ trộm cắp, năm 2011 bắt được 41 vụ… Trên thực tế, số lượng bệnh nhân và người nhà báo mất trộm thì gấp nhiều lần. Trước đây, các BV khi bắt được đều chụp ảnh và dán trước cổng BV cho người bệnh và thân nhân cảnh giác. Tuy nhiên, với cách làm trên không đúng luật nên BV chỉ biết dán các bảng thông báo cảnh giác để lưu ý cho mọi người.
Trung tá Tô Quốc Đồng, Phó trưởng CA phường Hàng Bông (Hà Nội), cho biết: “Vấn nạn cò mồi, trộm cắp trong các BV diễn ra từ lâu gây bức xúc trong nhân dân, tuy nhiên, lãnh đạo một số BV chưa thực sự quan tâm, phối hợp giải quyết nên cứ để dai dẳng hết năm này qua năm khác. Bằng chứng là chúng tôi đề nghị phối hợp tăng cường đội ngũ bảo vệ, nhưng họ nói số lượng người thế là đủ nên không làm. Hơn nữa, với chế tài xử phạt hành chính vẫn còn nhẹ khiến các đối tượng nhờn luật, khi được thả ra lại ngựa quen đường cũ…”.
Theo Võ Tuấn – Dương Hải
Lao động
Càng bệnh viện tuyến trên, phong bì càng dày!
Càng lên bệnh viện tuyến trên, phong bì người bệnh "lót tay" cho bác sĩ càng dày. Ở những nơi bệnh nhân càng nặng, ở trong danh giới của sự sống - chết thì bác sĩ càng có cơ hội nhận phong bì....
Đó là một phần kết quả nghiên cứu được công bố tại Hội thảo "Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế: Từ bằng chứng đến giải pháp" được công bố sáng nay (6/6) tại Hà Nội.
BV Trung ương: 2.000.000 tiền cảm ơn
"Đến nơi cấp cứu rồi, bác sĩ chẳng làm gì, cứ đi ra đi vào, làm việc riêng tư, phong bì vào rồi mới cấp cứu, chọc cho người ta để nó thoát khí ra ngoài. Bác sĩ biết chắc chắn không chết được, nếu có chết thì chỉ chết lâm sàng thôi..." "Nhưng sợ không đưa sẽ xảy ra điều xấu cho mình. Khi đưa tiền rồi thì chẳng có gì là tốt. Kể cả có lần sau cũng vẫn phải đưa. Vì nếu họ làm xấu cái thì hết đời à", đó là hai trong nhiều ý kiến về việc đưa phong bì lót tay cho bác sĩ mà nhóm nghiên cứu thực hiện tại 4 tỉnh, thành của Việt Nam là Hà Nội, Đắc Lắc, Cần Thơ, Sơn La từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011.
Thực trạng đưa phong bì là có, nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc đưa hay không đưa phong bì không làm thay đổi chất lượng chuyên môn của bác sĩ. Ảnh minh họa: Tú Anh
Bà Trần Thị Thu Hà (Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng) cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của phong bì trong dịch vụ y tế ngày càng tăng. Hình thức phổ biến nhất là tiền hoặc phong bì, với rất nhiều tên gọi như tiền cám ơn, tiền quan tâm, tiền bồi dưỡng. Càng lên bệnh viện tuyến trên, phong bì càng dày và xuất hiện xu hướng "quà" là những mối quan hệ "phi" tiền nhưng rất lợi ích cho bác sĩ như xin học cho con bác sĩ, được mua nhà giá gốc.
Với bác sĩ tuyến huyện, phong bì "lót tay" rất nhẹ nhàng, chỉ chừng 200 ngàn đồng nhưng tăng lên ở bệnh viện tuyến tỉnh từ 50 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Còn tại bệnh viện tuyến TƯ mức trung bình từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng, cao nhất là 2 triệu đồng tiền cảm ơn. Tương tự, mức cảm ơn của người nhà bệnh nhân với hộ lý, điều dưỡng, nữ hộ sinh cũng tăng dần từ cấp huyện đến bệnh viện tỉnh, bệnh viện Trung ương.
Không chỉ biếu riêng cho bác sĩ, hộ lý, điều dưỡng mà nhiều gia đình còn có phong bì để cảm ơn khoa phòng nơi người nhà mình được chăm sóc. Ở bệnh viện huyện, mức trung bình cảm ơn khoa ngoại, khoa sản thường ở mức 200 - 500 ngàn đồng. Con số này tại viện tỉnh tăng từ 200 - 2 triệu đồng. Riêng tại bệnh viện tuyến TƯ, số tiền cảm ơn khoa ở mức 500 - 5 triệu đồng. Cá biệt có trường hợp ở TP Hồ Chí Minh người nhà bệnh nhân biếu hàng chục triệu đồng.
Đáng buồn nhất, đa phần người nhà bệnh nhân phải đưa phong bì khi ranh giới giữa sự sống và cái chết của người bệnh rất mong manh. Và đối tượng được nhận phong bì là những cán bộ y tế làm việc tại các khoa như ngoại hoặc cấp cứu, những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hàng ngày, tại các khoa sản...
Ngay cả với những mối quan hệ quen biết với bác sĩ thì việc đưa phong bì cũng là đương nhiên, với giá trị tương đương. Chỉ khác là người bệnh được lợi thế khám nhanh hơn, niềm nở hơn, tư vấn kỹ hơn. Việc đưa biếu cũng ít dùng tiền mà thay vào đó là quà cáp.
Bác sĩ: 1 - 3 năm để "quen" nhận phong bì
Với câu hỏi đưa phong bì, bắt buộc hay tự nguyện? Chỉ một số ít có câu trả lời tự nguyện và nhà có điều kiện. Còn lại tới 50% số người trả lời, đưa phong bì vì "mọi người đều làm thế", 1/3 thì nghe truyền miệng hoặc chứng kiến nếu không có phong bì thì bị thờ ơ.
Về phía bác sĩ, nhân viên y tế, kết quả khảo sát cho thấy, với nhân viên y tế mới ra trường thường không dám nhận phong bì và quà biếu. Nhưng chỉ 1 - 3 năm sau đó, chính nhân viên y tế này đã "quen" với việc nhận phong bì. Riêng với nhân viên y tế khoa sản, ngoại thì thời gian để "quen" với việc nhận phong bì được rút ngắn xuống chỉ trong vòng 1 năm.
"Thực ra cầm phong bì là thấy nhục nhã, đó chỉ là sự bắt buộc, không cầm thì đói mà cầm thì nhục nhã", đó là ý kiến của một bác sĩ được hỏi bởi nhóm nghiên cứu này. Theo kết quả nghiên cứu, nhân viên y tế nhận phong bì với mục đích để cải thiện cuộc sống phong bì là thông lệ xã hội (đâu cũng có phong bì) để mở rộng quan hệ xã hội Không làm bệnh nhân thất vọng bởi người bệnh tự nguyện đưa biếu.
"Còn phong bì không làm thay đổi chất lượng chuyên môn của bác sĩ. Chỉ thay đổi thái độ hòa nhã hoặc được ưu tiên", bà Hà khẳng định. Trong khi đó, hầu hết bệnh nhân tại Hà Nội và Cần Thơ "cảm thấy" có sự khác biệt về thái độ của nhân viên y tế khi đưa và không đưa phong bì tại tuyến TƯ và tỉnh.
Vấn đề phong bì "lót tay" bác sĩ có giải quyết được hay không phụ thuộc vào cả cán bộ y tế và người bệnh. Nhưng thực tế, một bên thì cho rằng vấn đề phong bì không là vấn đề nghiêm trọng, miễn là bệnh nhân tự nguyện, cán bộ y tế không đòi hỏi, nhũng nhiễu, còn với người bệnh, luôn trong tâm lý không đưa phong bì không yên tâm thì e rằng, câu chuyện phong bì trong bệnh viện vẫn là câu chuyện dài nói mãi!
Tú Anh
Theo Dân trí
Khó triển khai bệnh viện vệ tinh vì bệnh viện thích... quá tải Trước áp lực quá tải trầm trọng tại các bệnh viện tuyến trên, Sở Y tế TPHCM đã có phương án sử dụng BV tuyến quận, huyện mới sử dụng 50% công suất để làm BV vệ tinh... Tuy nhiên, khó có thể thực hiện phương án này khi nhiều BV tuyến trên vẫn thích... quá tải. Quá tải trầm trọng tại các...