Thêm một quốc gia sử dụng euro làm tiền tệ chính
Croatia đang trên đà trở thành thành viên thứ 20 của khu vực đồng tiền chung eurozone.
Biểu tượng của khối đồng tiền chung eurozone. Ảnh: Getty Images
Quốc hội Croatia đã thông qua điều luật cho phép sử dụng đồng euro làm tiền tệ chính từ ngày 1/1/2023. Các nhà lập pháp đã bỏ phiếu với tỷ lệ 117-13 ủng hộ việc thay thế đồng kuna bằng đơn vị tiền tệ của châu Âu.
Theo điều luật, giá cả hàng hóa ở Croatia sẽ được niêm yết bằng cả hai loại tiền từ tháng 9 năm nay và được sử dụng song song trong suốt năm tới.
Chính phủ cho biết việc đưa đồng euro vào hệ thống tài chính sẽ loại bỏ bớt rủi ro tiền tệ, giảm lãi suất, cải thiện xếp hạng tín dụng của Croatia và mở đường cho đầu tư nhiều hơn.
Video đang HOT
Để đáp ứng các tiêu chí kinh tế vĩ mô nhằm trở thành thành viên của khu vực đồng euro, Croatia – quốc gia gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2013 – hiện gặp thách thức lớn trong vấn đề kiểm soát lạm phát và chi tiêu ngân sách.
Croatia vẫn nằm trong số các nền kinh tế yếu của EU, một phần do di chứng lâu dài của cuộc chiến tranh từ những năm 1990.
Nền kinh tế của Croatia chủ yếu dựa vào nguồn doanh thu từ du lịch, thu hút vài triệu du khách trên toàn cầu mỗi năm.
Tỷ giá USD, Euro ngày 15/11: USD trong kỳ giảm giá
Đồng USD giảm giá sau khi tăng lên mức cao nhất do ảnh hưởng của lạm phát tăng.
Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,06% về mức 95,12.
Dữ liệu sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng tháng 11, theo đó chỉ số này bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Theo đó, nhiều người tham gia khảo sát đã chỉ ra những lo ngại về lạm phát khiến mức sống bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho biết, lượng người lao động tự nguyện bỏ việc tăng lên mức kỷ lục trong tháng 9 với 4.43 triệu người, trong khi nền kinh tế Mỹ có 10,44 triệu việc làm trong tháng.
Tỷ giá ngoại tệ
Trong Dự báo kinh tế mùa thu vừa công bố, Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá rằng tăng trưởng kinh tế EU đã trở lại vào mùa xuân và được duy trì trong suốt mùa hè khi các chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 được thúc đẩy và các biện pháp hạn chế dần được dỡ bỏ.
Mặc dù đang gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế EU được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới và sẽ tăng trưởng khoảng 2,5% vào năm 2023. Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) được dự báo sẽ tăng trưởng cùng nhịp với nền kinh tế EU ở mức 5% và 4,3% lần lượt trong các năm 2021 và 2022. Còn trong năm 2023, Eurozone sẽ tăng trưởng khoảng 2,4%.
Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cảnh báo rằng, giá của các tài sản rủi ro tiếp tục tăng khiến chúng dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn nếu nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.
Fed đã cắt giảm lãi suất xuống gần 0 và bắt đầu mua một lượng lớn trái phiếu kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp, điều này đã góp phần vào xu hướng tăng của cổ phiếu và các tài sản khác. Trong khi thị trường chứng khoán từ lâu đã không còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Fed vẫn giữ nguyên các chính sách khẩn cấp để giúp tình hình việc làm phục hồi vì quá trình này chậm hơn nhiều.
Ngày 12/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.115 đồng. Tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 22.650 đồng - 23.748 đồng. Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.741 đồng - 27.333 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay 15/5: USD thế giới giảm, giá 'chợ đen' tăng cao Giá USD trên thị trường quốc tế giảm 0,36%, nhưng giá USD trên thị trường "chợ đen" lại tăng mạnh, chạm ngưỡng 24.000 đồng/USD. Lúc 7h ngày 15/5, giá USD trên thị trường tự do mua vào mức 23.940 đồng/USD và bán ra mức 24.000 đồng/USD, tăng 75 đồng/USD chiều mua vào và 70 đồng/USD chiều bán ra so phiên liền trước. Giá...