Thêm một “đại gia” bị bắt vì…lừa đảo
Một ngày sau khi đại gia trong ngành thủy sản ở Cà Mau bị bắt, công an tiếp tục bắt giữ một đại gia hoạt động trong lĩnh vực khác về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo tin từ báo Tiền phong, chiều 29/10, tại Cty TNHH Cát Vàng, ở ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân (Cái Nước), Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trần Thanh Dân, 53 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Cát Vàng (gọi tắt là Công ty Cát Vàng) để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin ban đầu, ông Dân được Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Minh Hải (VDB Minh Hải), trụ sở phường 7 (thành phố Cà Mau) cấp chứng thư bảo lãnh thầu, rồi vay ngân hàng khác. Ông Dân vay một Chi nhánh ngân hàng TMCP mại ở Cà Mau vay 9 tỷ đồng, chỉ trả được vài chục triệu đồng, còn nợ vốn và lãi nhiều năm nhưng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Ảnh minh họa
Liên quan đến vụ việc, báo Dân Việt đưa tin, cụ thể, ngày 16/12/2014, ông Dân được Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau) cho vay 9 tỉ đồng, để thực hiện hợp đồng kinh tế với Công ty Khánh Luân về việc mua 200.000m3 cát.
Video đang HOT
Điều đáng nói là sau khi được BIDV Cà Mau giải ngân, ông Dân không thực hiện đúng hợp đồng. Đến khi BIDV Cà Mau phát đi yêu cầu thanh toán nhiều lần, nhưng Công ty Cát Vàng chỉ trả nợ gốc được 17 triệu đồng. Số tiền còn lại là 8,983 tỉ đồng cùng lãi hơn 4 tỉ đồng không thực hiện…
Trước đó, ngày 28/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã khởi tố và bắt giam đối với ông Huỳnh Minh Trung (53 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH thủy sản Nhật Đức có trụ sở tại Quốc lộ 1A, TP.Cà Mau về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thả hơn 20 tấn cá bản địa về sông Tiền
Ngày 5/3, Sở NN & PTNT tỉnh An Giang phối hợp Uỷ ban nhân dân huyện Phú Tân, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA) đã tổ chức thả 20.913kg cá giống và cá thịt với hơn 836.520 con cá bản địa về sông Tiền.
Nhân kỷ niệm 56 năm ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (01/4.1959-1/4/2015), khởi đầu Lễ hội ra quân đầu năm của ngành Thủy sản An Giang cho vụ sản xuất, kinh doanh năm 2015 và hưởng ứng chủ đề của Ngày thủy sản năm nay là "Cùng chung tay bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn, tái tạo các giống loài thủy sản tự nhiên" đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở NN & PTNT tỉnh An Giang phối hợp Uỷ ban nhân dân huyện Phú Tân, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA) đã tổ lễ thả các bản địa về sông Tiền.
Ngay sau lễ phát động, BTC thả hơn 20.914kg cá giống và các thịt với hơn 836.520 về sông Tiền
Ngay sau lễ phát động, trên đoạn sông Tiền, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, Ban tổ chức đã thả 20.913kg cá giống và cá thịt với hơn 836.520 con, gồm các loại như cá hô, cá tra, cá rô phi, cá điêu hồng, cá trôi, cá mè Vinh, cá chép bản địa về khu vực sông Tiền. Trong đợt thả cá này, ngoài chú trọng số lượng, ban tổ chức tập trung vào chất lượng con giống, ưu tiên thả cá có kích cỡ phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống sau khi thả.
Tổng kinh phí đợt thả cá này là hơn 569 triệu đồng từ sự chung tay của các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong tỉnh hưởng ứng đóng góp. Bên cạnh hoạt động thả cá, Ban tổ chức còn kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền bằng tranh ảnh, tờ rơi, poster về một số loài cá quý hiếm không được phép khai thác để giúp cho ngư dân, người kinh doanh và nhân dân ý thức trong khai thác, mua bán và tiêu dùng.
Nhiều giống cá bản địa, như cá tra, cá rô phi, cá điêu hồng, cá trôi, cá mè Vinh, cá chép được thả về môi trường tự nhiên.
Phát biểu trong buổi lễ thả cá, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang nhấn mạnh, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên rất quý giá, nếu khai thác không hợp lý, khai thác quá mức sẽ làm mất cân bằng sinh thái, mất khả năng tự phục hồi của quần thể trong môi trường tự nhiên dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.
Ông Nguyễn Thanh Bình cũng đánh giá cao sự đồng thuận của các cấp, các ngành trong tỉnh cũng như sự nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ kinh phí của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, sự tham gia của toàn thể bà con nhân dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như quan tâm đến hoạt động thả cá đầy ý nghĩ nhân văn này.
...và một vài loài cá quý nằm trong sách đỏ Việt Nam cũng được thả về sông, như cá hô, cá lăng
Ban tổ chức cho biết, Huyện cù lao Phú Tân (An Giang) nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước ngọt quanh năm, là khu vực có môi trường sống thuận lợi cho các loài thủy sản tự nhiên, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao như cá bống tượng, tôm càng xanh, cá bông lau, cá hô, cá tra dầu, cá ngát, cá trà sóc... Nhưng những năm gần đây, do sự khai thác không hợp lý, có tính chất tận diệt như đánh bắt cá bằng xung điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ của con người đã làm suy giảm, khan hiếm các nguồn lợi thủy sản này. Do vậy, việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa, thể hiện vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; cải thiện môi trường, hệ sinh thái góp phần tạo nên sự phong phú của các quần thể, đa dạng sinh học với nhiều giống loài quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị khoa học cao trên địa bàn tỉnh An Giang.
Nguyễn Hành
Theo Dantri