Thêm một bộ SGK, giáo dục lành mạnh hơn
Theo nhà giáo Phạm Toàn, từ năm 2004, khi chương trình và sách giáo khoa (SGK) hiện thời thành “pháp lệnh”, đi vào áp dụng trong cả nước, chính ông đã chạy vạy tổ chức viết lại SGK, vì theo ông, công việc đa dạng SGK ấy thế nào rồi cũng phải xảy ra…
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng đó chẳng phải là việc liều lĩnh gì, vì có gì mà phải liều lĩnh khi đi tìm sự đa dạng cho cuộc sống? Chính ông đã lập hết nhóm này tới nhóm khác để có một bộ SGK khác đi. Để khỏi nghe tiếng rên la không ngớt giảm tải, giảm tải, học thêm, dạy thêm… oằn lưng trẻ em vì gánh nặng SGK không phù hợp… Để cụ thể hóa cái ý tưởng của mình về một nền giáo dục lành mạnh!
Trong quá trình thực hiện ý tưởng đó, ông rủ một số bạn trẻ hăng hái, cùng lập nhóm Cánh Buồm, để tự mình soạn SGK. Nhóm của ông soạn sách tiểu học trước, vì đó là phân khúc khó nhất trong toàn bộ hệ thống. Soạn những môn khoa học xã hội và nhân văn trước, vì đó là những nội dung khủng hoảng nhất. Cũng theo nhà giáo Phạm Toàn, ông đã gặp nhiều “may mắn” khi tiến hành ý tưởng: “Tôi gặp may, được nhà xuất bản Tri Thức (thuộc Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh) giúp xuất bản.
May mà ông Chu Hảo của nhà xuất bản Tri Thức rất hiểu đó chính là công việc đa dạng hóa SGK rất cần cho một xã hội văn minh, hiện đại. Tôi gặp may, được Trung tâm Văn hóa Pháp tại HN giúp tổ chức các cuộc hội thảo, giới thiệu sách, mà cuộc hội thảo ngày 6.10.2012 vừa rồi là to nhất: Cuộc hội thảo mang tên Em biết cách học tổng kết và trình ra cho xã hội toàn bộ quan điểm giáo dục của nhóm. Đó là quan điểm gốc: Nhà trường phải hiện đại hóa – hiện đại hóa là tổ chức được việc tự học của trẻ em – bậc tiểu học là bậc tự học để có phương pháp học”.
Video đang HOT
Từ lâu ở ta chỉ có một bộ SGK thống nhất. Ảnh: KỲ ANH
Ông cho biết, năm 2010, khi nhóm của ông tung ra thăm dò bằng mấy cuốn lớp một, thì liền nhận được nhiều ý kiến khen – chê đủ cả, nhưng cũng là thời điểm cho nhóm Cánh Buồm được rảnh tay soạn tiếp cho đủ 5 cuốn văn và 5 cuốn tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, 3 cuốn giáo dục lối sống từ lớp 1 đến lớp 3, 2 cuốn tiếng Anh lớp 1 và lớp 2…
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng: Có thêm một bộ SGK là làm cho nền giáo dục lành mạnh hơn lên. Bởi lẽ: “Tại vì một bộ SGK khác đi sẽ là một kiến nghị cụ thể muốn cho con em chúng ta khác đi. Cũng là một cách làm để giáo viên chúng ta khác đi. Và cả phụ huynh cũng sẽ khác đi. “Khác đi” đồng nghĩa với “đổi mới”, cớ sao lại dị ứng chớ? Thật lòng đổi mới phải ủng hộ những cái “khác đi” như thế chớ?”.
Hiện đang có nhiều quan điểm cho rằng cần đổi mới việc biên soạn SGK trên tinh thần một chương trình nhiều bộ sách. Nhưng với nhà giáo Phạm Toàn thì: “Những nhóm làm sách khác nhau sẽ đề ra cho xã hội những chương trình khác nhau, chứ không chỉ những bộ sách đa dạng cho chỉ một chương trình. Tại vì một cách tổ chức việc học của trẻ em khác đi, tất yếu là vì nhóm tác giả muốn nhắm tới một hiệu quả khác. Cái hiệu quả khác đi và cao hơn cái gì đang có rành rành là kết quả từ một cách làm việc khác, hoặc của một chương trình khác. Bởi vậy đa dạng SGK, đa dạng cả chương trình học nữa, có gì mà phải dị ứng nhỉ? Sao lại dị ứng với những điều lành mạnh và giản đơn đến thế?”.
Theo Thể Uyên (Lao Động)
Sinh viên phải chủ động trong học chế tín chỉ
Học chế tín chỉ đã thực hiện trong hơn 100 trường ĐH, CĐ qua gần 20 năm nhưng phần lớn sinh viên chưa quen với phương pháp học để đạt hiệu quả cao.
Các trường ĐH đào tạo theo tín chỉ luôn khẳng định đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo bằng tiêu chí "lấy người học là trung tâm". Thế nhưng trên thực tế, người học lại chưa được đặt đúng vị trí đó.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: "Lớp học quá đông, giảng viên không có thời gian hướng dẫn sinh viên (SV) làm bài tập, bài kiểm tra nên chủ yếu thuyết giảng, trong khi cần phải kết hợp nhiều hình thức như thuyết giảng, thảo luận, thực tập, thí nghiệm, nghiên cứu, mô phỏng... Phương pháp giảng dạy theo nhóm nhỏ cần được chú trọng nhiều thì chưa làm được". Theo PGS Tống, đây chính là phương pháp giúp SV thực sự là trung tâm, thúc đẩy tinh thần độc lập và chủ động của SV, tạo ra nhiều cơ hội tương tác giữa giảng viên và SV.
Một giảng viên Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ: "Mỗi lớp học cả trăm SV là chuyện không hề hiếm ở các trường ĐH dẫn đến tình trạng một giảng viên không thể nào bao quát hết được. Cho dù học tín chỉ thì giờ lên lớp giảm, chủ yếu SV phải tự học nhưng không có nghĩa là giảng viên không quan tâm gì đến SV. Tình hình như hiện nay giảng viên có muốn quan tâm cũng không có điều kiện. Hậu quả là không ít SV cảm thấy chơi vơi, mất định hướng".
Theo học chế tín chỉ, SV phải chủ động, biết cách tự học, có phương pháp học thích hợp mới đạt kết quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không phải SV nào cũng hiểu rõ điều này. Trong khi đó, nhiều giảng viên chưa thể trở thành cố vấn học tập thực sự của SV nên khá đông SV cảm thấy lúng túng.
Khảo sát từ 1.691 SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Tô Minh Thanh, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, nhận xét khoảng 55,3% SV không duy trì được thời gian tự học trong tuần. PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang và thạc sĩ Trần Trung Tuấn, Viện Kế toán - Kiểm toán Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết khảo sát một số trường ĐH, đến 75% SV không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. "Một thực tế là SV ngày nay rất lười đọc sách, trong đó có sách tham khảo. Dù được giảng viên hướng dẫn cụ thể nhưng 85% SV chỉ đọc một số sách chuyên ngành khi phải trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra" - TS Quang cho hay.
Thạc sĩ Đinh Văn Viễn, Trường ĐH Hoa Lư (Ninh Bình), nhấn mạnh SV đóng vai trò quyết định để học tốt trong học chế tín chỉ. Ông Viễn khuyên: "Trên lớp cần tập trung nghe giảng, suy nghĩ và hăng hái phát biểu, tích cực trong việc làm bài tập nhóm; ở nhà thì cần xây dựng kế hoạch học tập hợp lý".
Mỹ Quyên
Theo thanh niên
Mathplus 1:1: Mô hình học toán hiệu quả dành cho học sinh THCS Mô hình học một thầy kèm một trò (1:1) được cho là một trong những phương pháp học hiệu quả, vì có thể bám sát với trình độ học tập của từng học sinh. Tại Việt Nam, từ trước đến nay, mô hình này xuất hiện chủ yếu dưới hình thức gia sư tại nhà. Tuy nhiên, mô hình 1:1 hiện còn đang...