Thêm hàng nghìn tỷ đồng tiền cổ tức, các doanh nghiệp đang liên tục ném “phao cứu sinh” vào thị trường chứng khoán
Các doanh nghiệp, cá nhân đã đổ hàng chục nghìn tỷ đồng “tiền tươi thóc thật” vào thị trường chứng khoán.
Theo thông lệ hàng năm, “mùa Đại hội cổ đông” cũng là lúc các doanh nghiệp đua nhau trả cổ tức của năm trước đó cho cổ đông. Tuy vậy, năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hàng loạt doanh nghiệp cùng chịu khó khăn chung. Do vậy, cổ đông chắc chắn cũng hoàn toàn có thể hiểu nếu doanh nghiệp chưa/chậm/hay thậm chí hoãn trả cổ tức đã được quyết định trước đó.
Tuy vậy, bên cạnh những doanh nghiệp đã quyết định lùi lại ngày trả cổ tức, thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp quyết định trả ngay trong những ngày khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Hàng nghìn tỷ đồng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh năm ngoái đã và đang được doanh nghiệp trả cho cổ đông. Thông thường, phần lớn trong số này sẽ đổ trở lại thị trường chứng khoán, là một cái “ phao cứu sinh” được quăng ra cho thị trường khi nhiều mã cổ phiếu đang giảm sâu từ đầu năm 2020 đến nay.
Điểm lại, những ngày vừa qua, các doanh nghiệp cũng đã quăng ra nhiều cái “phao”. Một trong số đó là khoảng 4.000 tỷ đồng do các doanh nghiệp đã và đang đổ tiền ra mua cổ phiếu quỹ. Tiếp đó là khoảng 3.000 tỷ đồng tiền tươi thóc thật từ các lãnh đạo, người nhà các doanh nghiệp dự kiến đổ ra mua cổ phiếu của công ty mình.
Còn từ kênh cổ tức, chỉ nhìn những ngày gần đây nhất, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – mã chứng khoán PLX) đã quyết định dùng cả các nguồn quỹ khác của chủ sở hữu để chia cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 20% cho cổ đông, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.000 đồng.
Như vậy với hơn 1,17 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Petrolimex sẽ chi số tiền mặt khoảng 2.340 tỷ đồng trả cổ tức lần này. Danh sách cổ đông sẽ được hốt vào ngày 31/3/2020 tới đây.
Video đang HOT
Cũng đang chịu ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh Covid-19 nhưng Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) vẫn sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 16/4 tới đây để chi tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2 cho năm 2019 với tỷ lệ 10%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc PNJ sẽ chi ra khoảng 225 tỷ đồng tiền mặt đợt này.
Doanh nghiệp ngành động sản, CTCP Đầu tư Năm bảy Bảy (NBB) cũng dự chi hơn 230 tỷ đồng tiền mặt tạm ứng cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 25%. Danh sách cổ đông sẽ được chốt vào ngày 23/4 và tiền sẽ được chi trả vào 28/4 tới đây.
Doanh nghiệp ngành hàng không, đơn vị chịu tác động trực tiếp và rõ ràng nhất từ dịch bệnh Covid19 như Noibai Cargo (NCT) thì đã nhanh chóng chốt danh sách cổ đông vào ngày 10/3 vừa qua để trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40%. Số tiền được chi trả cho cổ đông vào ngày 8/4 tới đây. Tổng số tiền mà Noibai Cargo chi ra khoảng hơn 100 tỷ đồng.
Với những doanh nghiệp đã trả xong trong tháng 3 vừa qua, nhà đầu tư cũng đừng vội quên việc Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa chi gần 400 tỷ đồng trả cổ tức tỷ lệ 20% bằng tiền mặt cho cổ đông.
Còn Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DNH) vừa trả xong 5% cổ tức bằng tiền trong tháng 3 vừa qua, đã vội quyết định chi thêm 2% trong đợt 3. Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 15/4 và tiền chi trả vào cuối tháng.
Còn cổ đông May Xuất khẩu Phan Thiết (PTG) thì đang “mừng thầm” khi giá cổ phiếu trên thị trường chỉ 2.100 đồng/cổ phiếu nhưng lại sắp được nhận số cổ tức tương ứng 10.000 đồng trên mỗi cổ phiếu sở hữu. May Xuất Khẩu Phan Thiết cũng là doanh nghiệp thường xuyên trả cổ tức cao. Đây cũng chính là lý do gần như không có giao dịch cổ phiếu May Xuất Khẩu Phan Thiết khớp lệnh trên thị trường. Các nhà đầu tư chỉ cần nắm giữ và chờ ngày nhận cổ tức.
Theo thống kê, có khoảng một trăm doanh nghiệp vẫn chốt quyền trả cổ tức bằng tiền từ đầu năm 2020 đến nay. Không thể chắc chắn rằng toàn bộ số tiền mặt trên sẽ được đổ trở lại thị trường chứng khoán, nhưng phần lớn trong số đó sẽ được các nhà đầu tư sử dụng. Và đây chính là một kênh tiền mặt khác đổ vào thị trường – một phần giúp “giải cứu” thị trường trước tác động của dịch bệnh Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các lãnh đạo công ty cùng nhau chung tay giúp Chính phủ chống dịch, cùng với đó là việc giữ cho giá chứng khoán ổn định, thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng thấp nhất từ dịch bệnh.
Đáng chú ý, từ các động thái mạnh tay từ các doanh nghiệp, từ các lãnh đạo công ty, thị trường chứng khoán đã, đang và sẽ tiếp nhận hàng chục nghìn tỷ đồng “tiền tươi thóc thật” đổ vào. Thị trường đang tiếp nhận và diễn biến tốt, nhiều mã chứng khoán đã quay đầu tăng điểm là cách trấn an các nhà đầu tư nhanh nhất.
Phương Chi
Thị trường chứng khoán Việt Nam bốc hơi vì... đại dịch COVID-19?
Dịch COVID -19 diễn biến phức tạp đã khiến thị trường chứng khoán trên thế giới và Việt Nam lao dốc. Dịch bệnh khiến niềm tin của nhà đầu tư lung lay. Sau 3 tháng, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" 37 tỷ USD. Thời gian tới, động lực nào sẽ giúp "vực" dậy thị trường chứng khoán Việt Nam?
Thị trường chứng khoán Việt lao dốc, vốn hóa "bốc hơi" 37 tỷ USD. Ảnh minh họa
"Bốc hơi" 37 tỷ USD sau 3 tháng
Chỉ sau 3 tháng đầu năm ngắn ngủi, hàng loạt chỉ số và vốn khoán của thị trường chứng khoán Việt Nam "bốc hơi". Phiên giao dịch ngày 30/3, VN-Index ở mức 661 điểm, giảm khoảng 28% so với mức 960,99 điểm của phiên cuối cùng năm 2019. Vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" hơn 886.420 tỷ đồng, tương đương 37,4 tỷ USD.
Cùng với việc vốn hóa "bốc hơi", thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều phiên giao dịch "đẫm màu đỏ". Như phiên giao dịch ngày 23/3, có tới 363 mã cổ phiếu giảm, trong đó có 193 mã giảm sàn. Nhà đầu tư tháo chạy, hàng trăm mã cổ phiếu "bán không ai mua". Phiên giao dịch kế tiếp ngày 24/3, VN-Index chỉ còn 659,21 điểm, thấp nhất sau hơn 3 năm, tương đương vốn hóa trên sàn TP HCM mất hơn 860.000 tỷ đồng.
Các chuyên gia nhận định, "gót chân Asin" của thị trường chứng khoán Việt Nam chính đến từ yếu tố tâm lý. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, rất khó để duy trì sự ổn định của thị trường. Không chỉ vốn hóa bị mất đi, thị trường chứng khoán cũng đang gặp phải nhiều tổn thất dưới phương diện đầu tư. Lo ngại về những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tác động tiêu cực trong cuộc chiến giá dầu giữa nhóm OPEC và Nga kéo giá dầu giảm sâu cùng áp lực bán tháo để thu về đô la khiến thị trường chứng khoán trên thế giới giảm sâu thời gian qua. Thị trường chứng khoán thế giới giảm sâu kéo theo tâm lý lo ngại của nhà đầu tư với các thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chứng khoán Việt Nam giảm sâu trong thời gian qua.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán KBSV, dịch COVID-19 sẽ có tác động lớn hơn nhiều khi mà kinh tế toàn cầu trước đó đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu. Các ngân hàng trung ương không còn nhiều dư địa nới lỏng chính sách, trong khi chu kỳ kinh tế đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kéo dài hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng gần nhất. "Đến nay diễn biến của dịch Covid-19 đang làm "việt vị" hầu hết những dự báo kinh tế. Vì vậy việc tạm lánh khỏi thị trường chứng khoán ở các thị trường đang phát triển sẽ là tối ưu trong ngắn hạn", các chuyên gia của KBSV nhìn nhận.
Le lói...
Sau tuần "đỏ rực" dưới tác động tích cực từ thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu "bình phục". Đà lao dốc trước đó chững lại, tâm lý giới đầu tư bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lạc quan. Nhiều nhóm cổ phiếu lớn như cổ phiếu Vingroup đảo chiều, giúp VN-Index có phiên tăng mạnh nhất trong 11 năm qua vào ngày 25/3 với mức tăng khoảng 4%. Việc tăng mạnh này xuất phát từ sức tăng của chứng khoán châu Âu và châu Á, tạo đà tâm lý cho thị trường Việt Nam. Chỉ số VN-Index có những lúc tăng theo chiều thẳng đứng...
Ngoài ra, một trong những yếu tố giúp thị trường dần ổn định nhờ việc các doanh nghiệp "chi" hàng nghìn tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ. Động thái này được coi là một "đơn thuốc" khẩn cấp nhằm cứu giá cổ phiếu, và tăng sức chống chọi cho doanh nghiệp nhằm phòng ngừa nguy cơ bị thâu tóm.
Cùng với đó, cơ quan chức năng đưa ra nhiều biện pháp như gói giảm lãi suất của ngành ngân hàng, việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt bằng, lùi thời gian nộp thuế giá trị gia tăng. Các giải pháp này như "liều thuốc" trấn an tâm lý nhà đầu tư. Các cổ phiếu có vốn hóa lớn như nhóm Vingroup giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm. Đáng chú ý, cổ phiếu SBT tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp sau khi ông Đặng Văn Thành đăng kí mua 10 triệu cổ phần của Thành Thành Công Biên Hòa.
Động thái khối ngoại chấm dứt chuỗi 33 phiên giao dịch bán ròng liên tiếp và trở lại mua ròng 30 tỷ đồng trên toàn thị trường đang mang lại hi vọng tươi sáng cho nhà đầu tư. Lực mua của khối ngoại dù không quá lớn nhưng là tín hiệu tích cực, giảm bớt áp lực cho giới đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
QUỲNH NGA
Nhóm ngành nào sẽ hồi phục mạnh sau khủng hoảng Covid-19? Yuanta ước tính sau giai đoạn khủng hoảng một số ngành sẽ tăng giá mạnh theo thứ tự như sau: Dịch vụ và giải trí, Bán lẻ, Dịch vụ tài chính, Oto và phụ tùng, Ngân hàng. Theo báo cáo của CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), biến động của các nhóm ngành hiện có phần tương đồng với giai đoạn khủng hoảng năm...