Thêm động thái ’sưởi ấm’ quan hệ Ai Cập – Thổ Nhĩ Kỳ
Thứ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Celal Sami Tufekci ngày 6/12 tuyên bố Ankara muốn chuyển giao năng lực công nghiệp quốc phòng cho Ai Cập và các nước châu Phi khác.
Triển lãm quốc phòng Ai Cập (EDEX) khai mạc ngày 4/12 ở thủ đô Cairo có sự góp mặt của khoảng 400 công ty, trong đó có các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ gồm Aselsan, Baykar, BMC, Sarsilmaz và Canik. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Phát biểu tại Triển lãm quốc phòng Ai Cập (EDEX), Thứ trưởng Tufekci khẳng định Ai Cập là đối tác lâu đời và thân thiện của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông, quan hệ song phương đã bị đình trệ do một số diễn biến chính trị, song “sự hồi sinh một lần nữa lại sắp xảy ra”.
Video đang HOT
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Ai Cập cho thấy dấu hiệu khởi sắc sau khi hai bên bổ nhiệm các đại sứ lần đầu tiên sau 10 năm.
Thứ trưởng Tufekci cho biết 23 công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã mở gian hàng tại EDEX. Ngoài ra, có 10 doanh nghiệp khác tham gia sự kiện này nhưng không mở gian trưng bày.
Ankara rất coi trọng Cairo và đang tìm kiếm cơ hội chuyển giao năng lực công nghiệp quốc phòng cho Ai Cập, từ đó làm bàn đạp để tiếp cận các nước châu Phi khác.
Ông nhấn mạnh, “những cơ hội lớn” đang chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập trong lĩnh vực hải quân, chế tạo đạn dược, khí tài cơ giới, máy bay không người lái, thiết bị có người lái và máy bay.
HĐBA LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với chính phủ Somalia
Trong cuộc bỏ phiếu ngày 1/12, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết dỡ bỏ những quy định hạn chế cuối cùng đối với các hoạt động chuyển giao vũ khí cho Chính phủ Somalia và các lực lượng an ninh của nước này, hơn 30 năm sau khi lệnh cấm vận vũ khí đầu tiên được áp đặt đối với quốc gia Đông Phi này.
Binh sĩ Somalia tuần tra tại khu vực Sanguuni, cách thủ đô Mogadishu 450km về phía Nam. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
HĐBA LHQ gồm 15 ủy viên đã chấp thuận 2 bản dự thảo nghị quyết do Anh đưa ra về dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí toàn diện đối với Somalia và tái áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với nhóm phiến quân Al-Shabaab có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
Nghị quyết đầu tiên khẳng định "không có bất kỳ lệnh cấm vận vũ khí nào đối với Chính phủ Cộng hòa Liên bang Somalia", song vẫn bày tỏ quan ngại về số lượng các cơ sở cất trữ đạn dược an toàn tại quốc gia Đông Phi, đồng thời khuyến khích hoạt động xây dựng, khôi phục và sử dụng các kho đạn an toàn trên khắp đất nước Somalia.
Phản ứng trước nghị quyết trên, Đại sứ Somalia tại LHQ Abukar Dahir Osman chia sẻ: "Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí tạo điều kiện để chúng tôi đối phó với các mối đe dọa an ninh...
Nghị quyết cũng cho phép chúng tôi nâng cao năng lực của các lực lượng an ninh Somalia nhờ cơ hội tiếp cận các loại vũ khí và thiết bị sát thương để bảo vệ tốt các công dân và đất nước chúng tôi".
Năm 1992, HĐBA đã áp đặt lệnh cấm vận đối với Somalia để chặn đứng nguồn cung vũ khí cho giới quân phiệt - vốn tham gia cuộc lật đổ nhà độc tài Mohamed Siad Barre và đẩy quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi vào vòng xoáy nội chiến.
Tập đoàn Ukraine lên tiếng về thông tin cung cấp linh kiện trực thăng cho Nga Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Ukraine (UDI) ra thông báo chính thức về thông tin cung cấp linh kiện trực thăng cho công ty Nga. UDI đã ra thông báo chính thức về việc các doanh nghiệp trực thuộc cung cấp linh kiện máy bay trực thăng cho công ty Nga. Ảnh: Pravda Bộ phận báo chí của Tập đoàn Công nghiệp...