Thêm đơn vị được phê duyệt tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS
Ngày 18-11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS giữa Công ty TNHH British Conunil ( Việt Nam), Công ty THHH Công nghệ giáo dục Đông A, Công ty cổ phần phát triển giáo dục và đào tạo ODIN, Công ty TNHH University Access Centre Việt Nam và Hội đồng Anh (Vương quốc Anh).
Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS của các đơn vị là 5 năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt thêm đơn vị được tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS.
Quyết định nêu rõ, các bên liên quan có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, những cam kết, kế hoạch bảo đảm các điều kiện về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đã trình bày trong đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS ngày 16-11-2022.
Theo đó, kỳ thi được tổ chức tại 4 địa phương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tại Hà Nội gồm có các địa điểm: Tòa nhà B3/D7, ngõ 25 Thọ Tháp, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy; số BTU 05-L51 Khu đô thị mới Đô Nghĩa, quận Hà Đông; số 345 Đội Cấn, Ba Đình; số 1 Đông Tác, quận Đống Đa.
VSTEP rẻ, dễ thi nhưng chỉ dùng để ra trường
Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP có thể phù hợp và là một lựa chọn tiết kiệm để xét tốt nghiệp cho sinh viên, nhưng các chuyên gia cho rằng nó không hợp để tuyển sinh đầu vào.
Thùy Linh (20 tuổi, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân) vừa trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ VSTEP để đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của trường. Dù đạt bậc 4 của chứng chỉ này (tương đương B2), Linh vẫn nghĩ nếu muốn học lên cao hoặc áp dụng cho công việc, cô cần trau dồi thêm hoặc thi chứng chỉ ngoại ngữ khác.
VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Standardized Test of English Proficiency. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2 (đã bị bỏ từ năm 2020).
Theo danh sách Cục Quản lý chất lượng công bố hồi cuối tháng 8, cả nước có 25 trường đại học, học viện được tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung này. Lệ phí thi VSTEP khoảng 1,5-1,8 triệu đồng một lần thi, tùy nơi tổ chức.
Việc kỳ thi IELTS chỉ mới được cho phép tổ chức lại ở một số ít địa điểm và việc một số trường đại học vừa thông báo sử dụng chứng chỉ này để tuyển sinh, tốt nghiệp - bên cạnh các chứng chỉ phổ biến hơn như IELTS, TOEIC - khiến VSTEP được quan tâm nhiều hơn.
Video đang HOT
Dễ ôn, dễ thi, tài liệu rộng mở
Bài thi VSTEP được Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2014, gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với thời gian thi gần 3 tiếng. Thang điểm cho mỗi kỹ năng của bài thi VSTEP bậc 3-5 là 10, điểm của từng kỹ năng làm tròn đến 0,5, sau đó quy ra 3 bậc tương ứng: từ 4/10 điểm đạt B1, từ 6/10 điểm đạt B2, từ 8,5/10 điểm đạt C1.
Dù nhà trường đưa ra nhiều loại chứng chỉ khác nhau cho yêu cầu đầu ra, Linh vẫn quyết định thi VSTEP bởi dễ ôn, đề thi không quá khó, tài liệu rộng mở và nhanh có kết quả.
Do có nền tiếng Anh, Linh chỉ ôn một tuần trước khi thi, tập trung vào kỹ năng Viết và dễ dàng đạt bậc 4. Thậm chí Linh cho rằng cô chỉ cần ôn thêm 2 tháng là có thể đạt bậc 5, 6. Tuy nhiên, những bạn mất gốc có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được kết quả như mong muốn.
Từng tham gia cả kỳ thi lấy chứng chỉ TOEFL ITP (3 kỹ năng Nghe - Đọc - Ngữ pháp) và đạt 530 điểm, tương đương bậc 4 của VSTEP. Tuy nhiên, Linh nhận định kỹ năng Nghe và Đọc của VSTEP dễ hơn nhiều.
Theo đó, các chủ đề từ vựng ở bài Đọc có phần quen thuộc hơn đối với thí sinh Việt Nam, tốc độ nói ở phần Nghe cũng chậm hơn. Trong khi đó, tốc độ bài Nghe của chứng chỉ TOEFL nhanh, bài Đọc yêu cầu vốn từ vựng chuyên sâu hơn với các chủ đề khoa học, thiên văn...
Linh cũng nhận xét cả 2 kỳ thi đều được tổ chức chuyên nghiệp, công bằng. Thủ tục đăng ký và hướng dẫn làm bài thi VSTEP còn có phần chuyên nghiệp hơn.
Dù vậy, Linh khẳng định VSTEP chỉ là chứng chỉ dùng trong nước, phù hợp với sinh viên cần đủ điều kiện ra trường, thay vì sử dụng vào mục đích đi làm, giao tiếp hàng ngày hoặc học lên cao.
Tương tự Linh, tháng 1/2020, Phùng Quân cũng lựa chọn thi chứng chỉ VSTEP để đạt yêu cầu đầu ra tiếng Anh B1 tại trường. Do mất gốc, Quân mất khá nhiều thời gian để ôn tập và đạt mức điểm mong muốn, dù cậu đánh giá đề không quá khó.
Do chỉ dùng để xét chuẩn đầu ra, Quân không chú trọng quá nhiều vào kiến thức học được, đa phần cậu học mẹo để qua yêu cầu. Dù đạt mức B1, 2 năm qua, Quân vẫn không thể dùng tiếng Anh vào thực tế đi làm hay giao tiếp.
Linh nhận định kỹ năng Nghe và Đọc của VSTEP dễ hơn TOEFL, thời gian ôn cũng ngắn hơn. Ảnh minh họa: SCMP.
Cô Huyền Trang - giáo viên giảng dạy và luyện thi VSTEP tại Hà Nội - cho biết VSTEP phù hợp với mọi đối tượng cần các chứng chỉ tương đương bằng A, B, C trước đây, cùng nhiều không gian sử dụng như xét chuẩn đầu ra đại học. Người học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước cũng có thể dùng chứng chỉ này để xét đầu vào, nếu trường cho phép.
Với kinh nghiệm 7 năm luyện thi, cô Trang nhận thấy sinh viên cần chứng chỉ đầu ra có nhu cầu nhiều nhất, mục tiêu đưa ra là bậc 3, 4.
Theo nhận định của cô Trang, VSTEP là bài thi do Việt Nam tự thiết kế nhưng đề thi lại mang tính tổng hợp của nhiều loại đề thi chứng chỉ khác như IELTS, TOEFL.
Với ưu điểm đề thi dễ, phí ôn và phí thi thấp hơn so với các chứng chỉ quốc tế, tài liệu dễ tìm kiếm, đồng thời nhiều địa điểm tổ chức thi với tần suất dày, thuận tiện về địa điểm và thời gian, VSTEP ngày càng được nhiều người ưa chuộng cho việc sử dụng trong nước.
"Thí sinh mất gốc có thể dễ dàng đạt bậc 3, 4 nếu ôn tập 1-3 tháng. Tuy nhiên, để đạt bậc 5, 6 thì khó hơn. Thí sinh đạt được mức này nếu mất gốc phải ôn tập 6-12 tháng và phải học thực chất", cô Trang cho hay.
Dù đánh giá đây là bài thi khá hay, đánh giá tốt kỹ năng nói và viết của thí sinh, hạn chế được nhược điểm của các loại chứng chỉ trước đây nặng về ngữ pháp, cô Trang nhận định chứng chỉ này có thể thiếu công bằng bởi đề thi do các trường tổ chức tự thiết kế, xào nấu. Nội dung đề giữa các điểm thi không nhất quán, có trường dễ, trường khó, đội ngũ khảo thí cũng khó đạt chất lượng như quốc tế.
Đánh giá mức độ tổ chức, cô Trang cho biết thí sinh thi tại ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, đều phản hồi mức độ chuyên nghiệp, nghiêm túc cao, chính xác từng giây, từng phút. Tuy nhiên, một số địa điểm thi trên máy tính, thí sinh dễ gặp trục trặc về mặt kỹ thuật nhưng không được hỗ trợ kịp thời.
So với các chứng chỉ quốc tế, cô Trang nhận định chất lượng điểm 10 của VSTEP mới chỉ tương đương 6.5 IELTS. Bên cạnh đó, mức độ tổ chức, chất lượng đề thi chắc chắn không thể chuyên nghiệp bằng các chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên, trước tình hình chứng chỉ quốc tế bị hạn chế, với mục đích sử dụng trong nước, chứng chỉ nội địa được chú ý là điều đương nhiên.
Theo cô Huyền Trang, việc sử dụng chứng chỉ VSTEP hay bất kể chứng chỉ ngoại ngữ nào để xét tuyển đại học là chưa phù hợp. Ảnh minh họa: Enterprise.
Không hợp xét tuyển đại học, dù là VSTEP hay IELTS
Mới đây, ĐH Quốc gia TP.HCM vừa chính thức ra quyết định về việc sử dụng chứng chỉ VSTEP trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại 9 trường thành viên. ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng ra thông báo dự kiến sẽ đưa VSTEP vào tuyển sinh năm 2023.
Trước đó, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo sử dụng VSTEP để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học. Như vậy, tại Việt Nam đã có 3 trường đại học sử dụng và dự kiến sử dụng chứng chỉ tiếng Anh này cho quá trình tuyển sinh.
Theo cô Huyền Trang, việc sử dụng chứng chỉ VSTEP hay bất kể chứng chỉ ngoại ngữ nào để xét tuyển đại học là chưa phù hợp. Theo đó, việc ôn thi chứng chỉ chỉ mang tính chất "ăn xổi", thí sinh thường có tâm lý ôn thi để đạt đủ điều kiện, xét về năng lực ngoại ngữ đường dài thì chưa chắc tăng.
"Với học sinh THCS và THPT, nếu để các em chạy đua ôn theo chứng chỉ thì rất nguy hiểm. Đây là hướng ôn thực dụng, chăm chỉ có thể đạt điểm cao, nhưng để chú trọng vào việc tăng niềm yêu thích, trình độ ngoại ngữ thì chưa. Thực tế, tôi được biết nhiều học sinh dùng chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển vào đại học, giờ học trên lớp các em không tập trung, chỉ canh hết giờ để ra ngoài trung tâm luyện thi, nhất là học sinh cuối cấp", cô Trang cho biết.
Ngoài ra, cô Trang cũng thông tin về một số phụ huynh rất thực dụng khi chạy đua, cho con luyện thi IELTS ngay từ cấp tiểu học mà không nhận thức được mức độ nguy hiểm. Học sinh ở độ tuổi tiểu học khi ôn theo phong cách chứng chỉ quá sớm dẫn đến hạn chế niềm yêu thích với ngôn ngữ, văn hóa, con người nước đó.
Theo quan điểm cá nhân, cô Trang cho rằng việc sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc để xét tuyển là chưa phù hợp, thì việc sử dụng chứng chỉ trong nước như VSTEP càng khó khả thi.
Chất lượng bài thi ở mỗi điểm thi không đồng đều từ cách thiết kế cho đến cách chấm điểm. Chất lượng thí sinh và chất lượng chứng chỉ khó đảm bảo, dẫn đến việc xét tuyển không công bằng.
"VSTEP phù hợp với xét tuyển đầu ra, nhưng để xét tuyển đại học thì chưa chắc. Thậm chí việc dùng VSTEP để ứng dụng vào thực tế cuộc sống hoặc công việc còn khó bởi nhiều thí sinh chỉ thi chứng chỉ cho có, thi xong quên luôn là điều dễ gặp. Nếu việc ôn tập có chất lượng, thi xong không dừng lại mà tiếp tục trau dồi, VSTEP sẽ rất ổn", cô Trang nói.
Theo cô Trang, để chứng chỉ VSTEP đạt hiệu quả như mong muốn, tất cả địa điểm tổ chức thi cần được tập huấn khảo thí quốc tế về cách ra đề, chấm thi, coi thi để tạo chất lượng nhất quán, công bằng cho thí sinh.
Đã có đơn vị được phê duyệt tổ chức thi cấp chứng chỉ IELTS Ngày 17-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 2 quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP. Ảnh minh họa, Nguồn:...