Thêm địa phương điều chỉnh phương án dạy học
Hà Nam quyết định cho trẻ mầm non đến lớp 6 tạm dừng đến trường hết tháng 3 trong khi học sinh tại Hưng Yên đi học trở lại từ tuần tới.
Cụ thể, UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, vừa có công văn hỏa tốc nhằm chỉ đạo tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với tình hình dịch Covid-19.
Theo đó, từ ngày 14/3 cho đến khi có thông báo mới, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố cho trẻ nghỉ học để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Học sinh ở nhiều địa phương tạm dừng đến trường vì dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Phương Lâm.
Ở bậc phổ thông, các trường tổ chức dạy học trực tuyến đối với lớp có học sinh F0 và các lớp 3, 4 bậc tiểu học, lớp 7, 8 bậc THCS. Học sinh lớp 1, 2, 5, 6, 9 học trực tiếp, song trường bố trí mỗi lớp thành 2 ca/ngày nhằm giảm tối thiểu số lượng học sinh trong một buổi.
Ngoài ra, các trường học tạm thời không tổ chức bán trú và các hoạt động tập trung đông người, bố trí lệch khung giờ đến trường và tan học giữa các khối lớp.
Video đang HOT
Tại Hà Nam, UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của sở GD&ĐT, cho trẻ mầm non nghỉ tại nhà; học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến từ ngày 12/3 đến hết ngày 31/3 nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong trường học.
Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, điều chỉnh nội dung giảng dạy, thực hiện dạy học trực tiếp, trực tuyến theo hướng dẫn của sở GD&ĐT.
Trước đó, từ ngày 22/2, do số ca mắc Covid-19 tăng cao, tỉnh này đã cho trẻ mầm non tạm nghỉ học, học sinh tiểu học và lớp 6 học online.
Từ ngày 14/3, trẻ mầm non, tiểu học toàn tỉnh Hà Giang cùng học sinh THCS, THPT, học viên, sinh viên tại 5 địa phương, gồm thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Quang Bình, tạm dừng iệc học tập trung cho đến khi có thông báo mới..
Đối với 6 huyện còn lại (Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Yên Minh, Quản Bạ), lãnh đạo địa phương chủ động xem xét quyết định cho học sinh cấp THCS, THPT, học viên giáo dục thường xuyên nghỉ học trực tiếp căn cứ tình hình dịch trên địa bàn, nếu cần thiết cho học sinh toàn huyện nghỉ học, yêu cầu báo cáo chủ tịch UBND tỉnh trước khi quyết định.
Tại Lai Châu, hơn 70 trường học tạm dừng việc dạy học trực tiếp, chuyển sang hình thức học trực tuyến hoặc hình thức khác phù hợp khi số lượng giáo viên, học sinh mắc Covid-19 lên đến con số hàng chục nghìn ca.
Trong khi đó, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông đến trường học tập từ ngày 15/3 sau thời gian tạm dừng việc học trực tiếp.
Theo hướng dẫn trước đó, vì dịch Covid-19, trẻ mầm non tỉnh này chưa đến trường. Học sinh từ lớp 2 đến lớp 6 chưa tổ chức dạy học trực tiếp. Học sinh lớp 1 chuyển sang học online từ ngày 21/2 còn học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 học kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, từ ngày 14/3, học sinh ở vùng cam cũng đi học trực tiếp.
Cụ thể, các trường thuộc địa bàn xã/phường có dịch ở cấp độ 1, 2 theo kết quả phân loại cấp độ dịch tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức dạy, học trực tiếp và tổ chức các hoạt động giáo dục bình thường.
Tại các trường thuộc địa bàn xã, phường có dịch ở cấp độ 3, học sinh tiểu học và học sinh lớp 6 học trực tiếp từ ngày 14/3, học sinh lớp 7, 8, 9 đến trường từ ngày 10/3. Trường kết hợp dạy trực tuyến đối với lớp có giáo viên, học sinh mắc Covid-19.
Trẻ mầm non ở thành phố Lào Cai tiếp tục tạm nghỉ học. Tùy điều kiện thực tế, giáo viên có thể thiết kế các nội dung giáo dục gửi cho cha mẹ trẻ hướng dẫn các em hoạt động tại nhà, trong đó chủ trọng đến trẻ mẫu giáo 5, 6 tuổi.
Trước đó, học sinh tiểu học ở 13 xã, phường ở thành phố này phải học trực tuyến từ ngày 17/2 do dịch bệnh.
UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, cũng vừa chỉ đạo từ ngày 14/3, các trường tổ chức dạy học trực tiếp đối với các cấp tiểu học, THCS và THPT. Riêng đối với cấp mầm non, phòng GD&ĐT tiếp tục khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, báo cáo đề xuất cụ thể với thường trực UBND thành phố xem xét, quyết định trước ngày 16/3.
Hà Nội: Các trường ở 74 xã, phường cấp độ dịch mức độ 3 chuyển dạy học trực tuyến
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo gửi Trưởng phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.
Học sinh lớp 2 trường Tiểu học - THCS Pascal (Hà Nội) học Tiếng Anh trực tuyến tại nhà. Ảnh tư liệu: Minh Ngọc/TTXVN phát
Căn cứ Thông báo số 149/TB-UBND ngày 25/2/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19, Hà Nội có 74 đơn vị cấp xã, phường có mức độ dịch cấp độ 3.
Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch ở cấp độ 3 thì cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến kể từ ngày 28/2.
Theo Thông báo số 149/TB-UBND, 74 xã, phường, thị trấn của 23 quận, huyện có mức độ dịch ở cấp 3. Đó là: quận Ba Đình gồm 2 phường Điện Biên và Trúc Bạch; Bắc Từ Liêm 4 đơn vị (Cổ Nhuế 1, Thượng Cát, Xuân Đỉnh và Xuân Tảo); Chương Mỹ 5 đơn vị (Đông Phương Yên, Lam Điền, Phú Nghĩa, Trung Hòa, Trường Yên); Đan Phượng 3 đơn vị (Hạ Mỗ, Tân Lập, Thượng Mỗ); Đông Anh 8 đơn vị (Đại Mạch, Đông Anh, Đông Hội, Kim Chung, Tiên Dương, Vân Hà, Vĩnh Ngọc và Võng La); Đống Đa 1 đơn vị (Khâm Thiên), Gia Lâm 2 đơn vị (Đa Tốn và Phù Đổng); Hà Đông 3 đơn vị (Kiến Hưng, Vạn Phúc và Văn Quán); Hai Bà Trưng 2 đơn vị (Bạch Mai và Nguyễn Du); Hoài Đức 3 đơn vị (Kim Chung, Vân Côn và thị trấn Trạm Trôi); Hoàn Kiếm 1 đơn vị (Chương Dương); Hoàng Mai 1 đơn vị (Đại Kim); Long Biên 3 đơn vị (Bồ Đề, Phúc Lợi và Thượng Thanh); Mê Linh 5 đơn vị (Liên Mạc, Mê Linh, Tiến Thắng, Văn Khê và Vạn Yên); Nam Từ Liêm 6 đơn vị (Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Phú Đô, Tây Mỗ, Trung Văn và Xuân Phương); Quốc Oai 2 đơn vị (Tân Hòa và Thạch Thán); Sóc Sơn 5 đơn vị (Đông Xuân, Kim Lũ, Phú Minh, Trung Giã và Xuân Thu); Tây Hồ 1 đơn vị (Quảng An); Thạch Thất 8 đơn vị (Bình Yên, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Hương Ngải, Lại Thượng, Liên Quan và Phú Kim); Thanh Oai 2 đơn vị (Cự Khê, Thanh Thùy); Thanh Trì 3 đơn vị (Ngọc Hồi, Tân Triều và Vĩnh Quỳnh); Thanh Xuân 1 đơn vị (Kim Giang); Thường Tín 3 đơn vị (Hòa Bình, Lê Lợi, Nghiêm Xuyên).
Quảng Bình triển khai linh hoạt các giải pháp, bảo đảm an toàn trường học Thời gian này, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 tăng cao từng ngày và luôn vượt mốc 2.000 ca/ngày. Khối học sinh cấp 2 trên địa bàn huyện Bố Trạch, Quảng Bình, nâng cao ý thức trong việc đeo khẩu trang và khử khuẩn tay sạch sẽ phòng bệnh xâm nhập...