Thêm đại học top đầu dừng tăng học phí năm học 2022 – 2023
Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định mức thu học phí kỳ 1, năm học 2022 – 2023 bằng với mức thu của năm học 2021- 2022, tạm lùi thời gian tăng như thông báo trước đó.
Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng mức thu học phí được giữ nguyên như năm học trước, với các chương trình đào tạo chuẩn khoảng 17 – 25 triệu đồng, tùy vào số lượng tín chỉ sinh viên đăng ký. Học phí các chương trình tiên tiến bằng 1,3 – 1,5 lần chương trình chuẩn cùng ngành; các chương trình đào tạo quốc tế học phí từ 25 – 30 triệu đồng/học kỳ, tùy theo từng chương trình.
Nguyên nhân chưa tăng học phí được Đại học Bách khoa Hà Nội nêu là do còn đợi quyết định của Chính phủ và Bộ GD&ĐT về việc điều chỉnh tạm thời chưa tăng học phí năm học 2022 – 2023 theo Nghị định 81. Sau khi có quyết định này, trường sẽ tính toán đúng học phí phải nộp của từng sinh viên vào đợt 2.
Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ngay 28/6, Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo mức học phí năm học 2022 – 2023 với khóa nhập học năm 2022 với các chương trình chuẩn là từ 24 đến 30 triệu đồng/năm học, tùy theo từng ngành. Các chương trình ELITECH từ 35 – 40 triệu đồng/năm học. Riêng các chương trình khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10), logistics và quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14) có học phí khoảng 60 triệu đồng/năm học.
Video đang HOT
Chương trình song bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2) là 42 – 45 triệu đồng/năm học (gồm phí ghi danh); các chương trình đào tạo quốc tế là từ 25 – 30 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ).
Trước đó, Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, Đại học Nha Trang, Đại học Đà Lạt là những trường đầu tiên quyết định dừng tăng học phí năm học 2022 – 2023.
Đại Giao thông vận tải TP.HCM ngừng kế hoạch tăng học phí năm học 2022 – 2023 nhằm chia sẻ khó khăn với người học sau 2 năm dịch COVID-19. Đồng thời, việc tạm dừng tăng học phí nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kết luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học tổ chức ngày 12/9.
Trường giữ nguyên mức học phí như năm học 2021 – 2022. Học phí với chương trình đào tạo đại trà 354.000 đồng/tín chỉ và chương trình chất lượng cao 770.000 đồng/tín chỉ. Với những sinh viên đã đóng học phí theo mức học phí mới, trường sẽ trừ phần chênh lệch vào đợt học phí ở học kỳ tiếp theo.
Đại học Nha Trang tạm thời chưa áp dụng khung học phí mới theo Nghị định 81, giữ ổn định mức thu như năm 2021. Học phí được tính theo tín chỉ với mức 220.000 – 370.000 đồng/tín chỉ tùy theo môn học.
Ngoài ra, trường còn cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và miễn phí ký túc xá cho sinh viên theo học nhóm ngành thủy sản.
Đại học Đà Lạt cũng tạm thời chưa tăng học phí năm nay. Hiện học phí của Đại học Đà Lạt phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ, trung bình khoảng 6 triệu đồng/học kỳ.
Ngày 12/9, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học, bàn phương hướng nhiệm vụ năm học mới khối giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đang trình Chính phủ ban hành nghị quyết điều chỉnh một số nội dung trong Nghị định 81 theo chủ trương cơ bản không tăng học phí, giữ nguyên mức của năm 2021. Phương án này được nêu ra để phù hợp với điều kiện đất nước vừa trải qua 2 năm dịch bệnh, tình hình kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn.
Bộ trưởng khuyến nghị các trường đại học công lập chuẩn bị tinh thần thực hiện yêu cầu của Chính phủ về việc không tăng học phí năm nay.
Tăng học phí phải đi kèm tăng chất lượng
Áp lực đang đặt ra với ngành giáo dục và từng nhà trường, từng thầy cô đó là học phí tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục phải tăng cùng với các biện pháp để hỗ trợ học sinh (HS) có hoàn cảnh khó khăn không phải bỏ học vì học phí.
Dù lộ trình tăng học phí đã được báo trước, thậm chí hoãn 1 năm vì dịch Covid-19, song việc các địa phương thông báo tăng học phí gấp 3-5 lần so với trước đó đã và đang thu hẹp cơ hội học tập của một bộ phận HS nghèo, cận nghèo hoặc có điều kiện kinh tế trung bình. Vì vậy, song song với việc tăng học phí, các địa phương cũng đồng thời có các chính sách hỗ trợ cụ thể.
Cụ thể, mức thu học phí năm học 2022-2023 của TPHCM đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên đối với nhóm 1 (HS ở các quận và thành phố Thủ Đức) là 300.000 đồng/tháng/HS ở tất cả các bậc học, trừ tiểu học được miễn học phí theo quy định. Với nhóm 2 (HS ở huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ) sẽ thu học phí mỗi tháng 120.000 đồng/HS, mẫu giáo và THCS đóng 100.000 đồng/HS, THPT đóng 200.000 đồng/HS.
Cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư sẽ được thu mỗi tháng từ 300.000 đến 1.350.000 đồng/HS (nhóm 1, bậc nhà trẻ - mẫu giáo), 300.000 đồng đến 1.625.000 đồng/HS (nhóm 1, bậc THCS, THPT), thu từ 100.000 đồng đến 550.000 đồng/HS (nhóm 2, bậc mẫu giáo - nhà trẻ), thu từ 100.000 đồng đến 675.000 đồng/HS (nhóm 2, bậc THCS) và 200.000 đồng đến 825.000 đồng/HS (nhóm 2, bậc THPT). Như vậy, mức thu này tăng lên so với năm học 2021-2022 ở tất cả các bậc học theo từng khu vực.
Tuy nhiên, TPHCM cũng thông tin sẽ chi ngân sách cấp bù học phí để mức thực đóng của phụ huynh năm nay không tăng so với năm ngoái. Mức hỗ trợ với từng HS là phần chênh lệch giữa học phí năm học 2022-2023 và 2021-2022.
Với HS Hà Nội, mức học phí phải đóng thực tế năm học 2022-2023 giữ nguyên như năm học 2021-2022. Phần chênh lệch so với mức học phí phải thực hiện theo lộ trình của Nghị định 81/2021, ngân sách thành phố sẽ cấp bổ sung cho các đơn vị. Dự kiến ngân sách thành phố phải hỗ trợ khoảng hơn 1.133 tỷ đồng cho năm học 2022-2023. Ngoài ra, UBND thành phố sẽ có cơ chế hỗ trợ học phí 100%, 70% và 50% đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và HS phổ thông của thành phố.
Giáo dục phổ thông và bậc ĐH đã, đang và sẽ tăng học phí theo lộ trình của Nghị định 81 nên với nhiều người, thông tin này không gây bất ngờ. Song mức tăng bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm cũng như những hỗ trợ đi kèm của các địa phương đối với những đối tượng khác nhau. Với bậc ĐH, đó là chính sách cấp học bổng, chương trình tín dụng sinh viên nói chung và của từng trường nói riêng... để HS thuộc hộ nghèo cũng vẫn có cơ hội học ĐH.
Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia giáo dục, vấn đề quan trọng khi học phí tăng đó là bài toán chất lượng dạy học có tăng theo? PGS. TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, việc tăng học phí là cần thiết, đúng lộ trình nhằm tăng chất lượng giảng dạy trong các nhà trường, giúp HS có môi trường học tập tốt hơn. Tuy nhiên, phụ huynh cũng có quyền yêu cầu về chất lượng đào tạo phải được nâng lên, HS được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn trước. Đồng lương của giáo viên từ việc tăng học phí có được cải thiện hay không? Khi đó thầy cô có thêm động lực gắn bó tâm huyết, cống hiến cho nghề cũng giúp cải thiện chất lượng giáo dục
Từ phía nhà trường, PGS. TS Phạm Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng, nếu tính mỗi sinh viên tăng 100.000 đồng/tháng học phí thì phát sinh tài chính đối với mỗi gia đình không đáng kể. Nhưng một năm, nhà trường sẽ có thêm khoản tiền đủ để xây một giảng đường mới cho sinh viên học cải thiện chất lượng đào tạo.
Bất cập thu học phí theo hộ khẩu thường trú Thực tế tại Nghệ An cho thấy việc thu học phí hiện nay theo hộ khẩu thường trú nảy sinh bất cập, phức tạp. Học sinh Trường THCS Vinh Tân, TP Vinh. Từ năm học 2022 - 2023, Nghệ An triển khai tăng học phí bậc mầm non, THCS và THPT. Theo lãnh đạo ngành Giáo dục, mức thu học phí của tỉnh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Hoàng tử dị giới" Trung Quốc đẹp nhức nách: Nhan sắc vô thực ở phim mới, khí chất không chê vào đâu được
Lý Hoành Nghị sở hữu nhan sắc ấn tượng và visual của anh chàng càng được nâng tầm nhờ tạo hình lạ mắt mang hơi hướng dị vực.
Triệu Lệ Dĩnh 'sánh vai' với Huỳnh Hiểu Minh, hé lộ tạo hình gây ấn tượng
Phim châu á
05:50:46 04/05/2025
Nhật Bản remake 'Cô đi mà lấy chồng tôi', liệu có thành 'thảm họa'?
Hậu trường phim
05:50:12 04/05/2025
Thủ tướng Yemen từ chức
Thế giới
05:44:50 04/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con
Sao việt
22:58:23 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025