Thêm cá nhân bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin khi giao dịch cổ phiếu VLA
Thanh tra UBCKNN vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Nguyễn Thu Hà với mức phạt 31,25 triệu đồng.
Nguyên nhân do bà Hà báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.
Cụ thể, ngày 24/7/2019, bà Hà mua 24.000 cổ phiếu VLA của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang làm tăng tỷ lệ sở hữu từ 4,47% lên 6,69% và trở thành cổ đông lớn của Công ty. Tuy nhiên, đến ngày 05/9/2019, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo của bà Hà.
Đây là cá nhân thứ 3 bị Ủy ban xử phạt sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và có mức phạt thấp nhất. Trước đó, ông Đặng Hoàng Tuấn bị phạt 80 triệu do lỗi công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu DST; còn ông Kim Ngọc Nhân, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP CMVIETNAM ( CMS – sàn HNX) bị phạt 67,5 triệu đồng khi giao dịch cổ phiếu CMS.
Trên thị trường, sau khi lập đỉnh vào giữa tháng 5/2019 tại 21.000 đồng/CP và giữ mức giá này trong hơn 2 tháng, cổ phiếu VLA đã lao dốc. Trong phiên 24/7/2019, cổ phiếu VLA đã giảm 9,35% về mức giá sàn 12.600 đồng/CP và bà Hà đã phải chi hơn 302 triệu đồng để mua vào lượng cổ phiếu trên.
Hiện cổ phiếu VLA đứng tại mức giá 13.300 đồng/CP, mức giá này được giữ trong hơn nửa tháng qua (từ 22/1/2020).
Kết thúc năm 2019, Công ty ghi nhận doanh thu 10,1 tỷ đồng, giảm 21,64% so với năm trước; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 3,64% lên 1,14 tỷ đồng. Năm 2020, VLA đặt mục tiêu doanh thu 11 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt 1,1 tỷ đồng và 0,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nghịch lý ngân hàng trung ương sở hữu tư
Các ngân hàng trung ương (NHTƯ) có trách nhiệm đảm bảo ổn định giá cả cho nền kinh tế của nột quốc gia, nhưng có những NHTƯ vẫn thuộc sở hữu tư, khiến một số người tin rằng có nhóm nhỏ người siêu giàu đầy quyền lực đang sở hữu các NHTƯ, cho phép họ ra lệnh cho xã hội hoạt động và ảnh hưởng đến các chính phủ.
Nguồn gốc NHTƯ
Theo Wikipedia, NHTƯ đầu tiên trên thế giới là Riksbank của Thụy Điển. Năm 1668, nó thay thế một NH tư nhân lớn nhất ở Thụy Điển đã mất khả năng thanh toán sau cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng Riksbank chỉ thực sự trở thành NHTƯ vào năm 1897, khoảng 229 năm sau, khi NH này có thẩm quyền pháp lý độc lập để phát hành tiền giấy cho cả nước. Riksbank cũng được coi là một trong những NH sáng tạo nhất.
Tờ Financial Times lưu ý Riksbank đã dẫn đầu việc tung ra chính sách lãi suất âm trên thế giới vào năm 2009. Đây cũng là NH đầu tiên giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số chính thức. Mục đích của Riksbank là cung cấp hoạt động cho vay ổn định đối với nền kinh tế Thụy Điển.
Hình mẫu cho các NHTƯ hiện đại xuất hiện ở London, Anh là NH Anh (BOE) được thành lập năm 1694 bởi vua William III, người cai trị cả Anh và Hà Lan. Xuất phát điểm của BOE là thúc đẩy sự ổn định tài chính tại Vương quốc Anh, hoạt động như một công ty tư nhân, đóng vai trò là chủ NH cho chính phủ. Nhiệm vụ đầu tiên của nó là giúp Vương quốc Anh tài trợ cho cuộc chiến chống Pháp.
Nó đã huy động được hơn 1,2 triệu bảng trong 12 ngày đầu tiên sau khi ra đời. Cấu trúc NHTƯ này đã mang lại sự tín nhiệm cho các chính phủ cần vay tiền. Đây cũng là khởi đầu của xu hướng mà ngày nay chúng ta gọi là nợ quốc gia. Theo đó, nhà đầu tư sẽ cho chính phủ vay tiền và nhận 8% tiền lãi từ khoản đầu tư này. Họ cũng được hưởng các đặc quyền ưu tiên như quyền phát hành tiền giấy.
Hệ thống mới đã thay đổi nền kinh tế ở Anh, giúp xây dựng lực lượng hải quân Anh từng thống trị toàn cầu trong 200 năm sau đó. NH làm ăn có lãi đến mức ngay cả đối thủ của Anh cũng muốn làm cổ đông của nó. Năm 1856, BOE đóng vai trò là người cho vay tối hậu trong cuộc khủng hoảng thị trường lần đầu tiên trong lịch sử.
Các chức năng của BOE được quy định bởi quyết định của chính phủ và pháp luật, giúp hoạt động như NHTƯ, bất chấp nguồn gốc sở hữu tư nhân của nó. BOE được quốc hữu hóa vào năm 1946, toàn bộ quyền sở hữu thuộc chính phủ. Trong vài năm sau, hầu hết quốc gia đều có NHTƯ đóng vai trò là người cho vay chính.
Sự phát triển
Nguồn gốc nói trên của các NHTƯ thường là một trong những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn xung quanh việc ai sở hữu NHTƯ và những gì họ làm. Ngày nay, tất cả NHTƯ lớn hoạt động độc lập với các chính phủ của nước đó. Điều này có nghĩa các NHTƯ được tự do hành động khi họ thấy phù hợp.
Sau sự sụp đổ của Thỏa thuận Bretton Woods năm 1971. Nhiều nước quyết định cho phép tiền tệ của họ được thả nổi. Đến năm 1990, mọi quốc gia lớn quyết định theo mô hình này và trao quyền tự chủ cho NHTƯ. Vai trò chính của tất cả NH là duy trì sự ổn định về giá trong nền kinh tế chúng hoạt động. Có 8 NHTƯ chính có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế toàn cầu, lớn nhất là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được thành lập năm 1913. FED có ảnh hưởng mạnh bởi hầu hết giao dịch tiền tệ toàn cầu liên quan đến USD. Theo NH Thanh toán Quốc tế, USD chiếm 85% hoạt động giao dịch toàn cầu.
7 NHTƯ lớn khác bao gồm ECB (châu Âu), BOE (Anh), SNB (Thụy Sĩ), BOC (Trung Quốc), BOJ (Nhật Bản), RBNZ (New Zealand) và RBA (Australia). Một số trong các NH này vẫn thuộc sở hữu tư nhân theo một số cách, nhưng cơ cấu sở hữu ngày nay rất khác so với lúc ban đầu. Thí dụ, BOJ và SNB đều được niêm yết trên các sàn chứng khoán. Điều này có nghĩa là bạn có thể mua cổ phần của chúng. FED cũng có một phần thuộc sở hữu của các NH. Như vậy, việc các NHTƯ thuộc sở hữu tư có khiến nó bị xung đột lợi ích?
Thuyết âm mưu về NHTƯ
Một trong những lý thuyết này tập trung vào FED và bản chất quyền sở hữu của NH này. FED có cấu trúc khá độc đáo, bao gồm 12 NH dự trữ độc lập đại diện cho các khu vực ở Mỹ. Mỗi NH hoạt động độc lập và có ban giám đốc riêng, có cấu trúc rất giống với công ty tư nhân. Các NH cũng sở hữu cổ phần của 12 NH khu vực này. Trong công ty tư nhân truyền thống, điều này có nghĩa chia sẻ lợi nhuận và quyền biểu quyết, nhưng trong hệ thống FED không có điều này.
Tất cả 12 NH dự trữ đều chuyển thu nhập ròng của họ vào Kho bạc Mỹ mỗi năm, theo luật định. Một HĐQT trung ương độc lập - được gọi là Hội đồng Thống đốc Dự trữ Liên bang - giám sát 12 NH này. Hội đồng cũng là cơ quan của chính phủ Mỹ do Tổng thống và Thượng viện bổ nhiệm. Điều này tạo ra sự pha trộn dường như là sở hữu tư nhân nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác.
Chỉ có 2 NHTƯ lớn khác trên thế giới có yếu tố sở hữu tư nhân. Đó là BOJ và SNB. Cũng như hệ thống FED, quyền sở hữu cổ phiếu BOJ đi kèm với những quyền lợi và hạn chế. Chính phủ sở hữu 55% BOJ và phần còn lại thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân nên không được phép tham gia quản lý BOJ dưới mọi hình thức.
Nếu BOJ sụp đổ, các nhà đầu tư tư nhân không nhận được đền bù. Giới hạn thanh toán cổ tức là 5% vốn đã trả. Các khoản thanh toán cổ tức cho phép cũng không đáng kể với mức trần 20.000USD. Năm 2016, vốn hóa thị trường của BOJ khoảng 350 triệu USD. Khối lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày thấp ở mức 1.000 cổ phiếu. Tất cả điều này làm khoản đầu tư vào BOJ kém hấp dẫn.
Trong khi đó, SNB là NHTƯ bất thường nhất khi nói đến sở hữu tư nhân. Các cơ quan công quyền Thụy Sĩ nắm giữ 61% cổ phần. Cá nhân, nhà đầu tư và các NH khác sở hữu phần còn lại. Chính phủ chỉ định thành viên HĐQT và các nhà đầu tư cá nhân không có quyền biểu quyết. Một cá nhân được biết với tên Theo Siegert là cổ đông lớn thứ 3 - điều duy nhất trong các NHTƯ - sở hữu 5% cổ phần. Điểm thu hút chính đối với nhà đầu tư là khoản thanh toán cổ tức được đảm bảo mỗi năm 1,5%. Nhưng với quyền biểu quyết hạn chế, phần lợi nhuận này vẫn không đáng kể. Tất cả HN với mô hình sở hữu tư nhân duy trì quyền tự chủ và hạn chế ảnh hưởng của cổ đông.
Lý thuyết âm mưu phổ biến nhất khẳng định các NHTƯ là công ty tư nhân. Các công ty này thu lợi từ xã hội và hoạt động với mục đích kiểm soát nhân loại. Những ý tưởng này lan truyền do nguồn gốc lịch sử của các NHTƯ đầu tiên trên thế giới. Đây thực sự là những tổ chức tư nhân được thiết lập để thu lợi từ hoạt động cho vay chính phủ. 3 trong số các NHTƯ lớn của thế giới hiện nay duy trì các yếu tố sở hữu tư nhân. Điều này làm mọi người nhầm lẫn.
Hầu hết NHTƯ thuộc sở hữu của chính phủ, nhưng hoạt động độc lập dựa trên nhiệm vụ của chúng. Các NHTƯ đầu tiên là các công ty tư nhân, với mục đích chính mang về lợi nhuận. Một số NHTƯ lớn ngày nay vẫn có các yếu tố sở hữu tư nhân. Điều này gây ra sự nhầm lẫn.
Văn Cường
Theo saigondautu.com.vn
Hàng loạt cổ đông của Công ty Đầu tư HP Việt Nam (KDM) bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt UBCK vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân giao dịch cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư HP Việt Nam (mã chứng khoán: KDM - sàn HNX) do lỗi công bố thông tin. Cụ thể, ông Cao Hoài Thanh đã bị phạt 36,25 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng tiền phạt do...