Thêm 6 bang ở Mỹ ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron
Thêm 6 bang ở Mỹ ngày 3/12 đã xác nhận các ca nhiễm biến thể Omicron của viruss SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, tuy nhiên các chuyên gia cho biết biến thể Delta vẫn là mối đe dọa lớn nhất khi mùa Đông đến và người Mỹ bắt đầu các kỳ nghỉ và tụ tập.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại bang New Jersey, Mỹ ngày 24/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các bang New Jersey, Maryland, Missouri, Nebraska, Pennsylvania và Utah đã ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Trong khi đó, bang Missouri đang chờ xác nhận của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) của Mỹ về một ca liên quan đến một cư dân ở St. Louis gần đây có lịch trình đi lại trong nước Mỹ. Trước đó, biến thể này đã được ghi nhận ở các bang California, Colorado, Hawaii, Minnesota và New York.
Tuy nhiên, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky cho biết biến thể chủ đạo lây lan tại Mỹ vẫn là Delta.
Trong khi đó, Giáo sư Ashish Jha tại Đại học Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Brown cho biết sự gia tăng số ca nhiễm có thể sẽ gây thêm sức ép đối với các bệnh viện tại Mỹ, vốn đang đối mặt với quá nhiều ca phải điều trị. Trả lời phỏng vấn của hãng tin MSNBC, ông Jha bày tỏ: “Tôi đặc biệt lo ngại cho hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta trong vài tuần và vài tháng tới”. Ông kêu gọi nhà chức trách có các kế hoạch tăng cường đội ngũ y bác sĩ.
Video đang HOT
Một cựu thành viên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Giáo sư Scott Gottlieb cho biết các bang có tỷ lệ tiêm phòng cao sẽ được bảo vệ tốt hơn trước biến thể Omicron. Theo ông Gottlieb, những người chưa tiêm phòng nhưng từng nhiễm biến thể Delta và bình phục cũng có thể miễn dịch đối với biến thể mới.
Tại Canada, ngày 3/12, Cơ quan y tế công cộng của thành phố Toronto thuộc tỉnh Ontario thông báo ghi nhận 3 ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Trong số này, 2 người từng đến Nigeria, trong khi người còn lại vừa trở về từ Thụy Sĩ.
Đến nay biến thể Omicron đã xuất hiện tại khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu tác động của biến thể Omicron. Các bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể này gây các triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể trước.
Tìm thấy bằng chứng Omicron gây tái nhiễm Covid-19 cao hơn
Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi đã tìm thấy một số bằng chứng cho thấy những người từng mắc Covid-19 có nguy cơ tái nhiễm với biến chủng Omicron hơn so với Delta hay Beta.
Theo các nhà khoa học Nam Phi, dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron gây nguy cơ tái nhiễm Covid-19 cao hơn các biến chủng khác (Ảnh: Bloomberg).
"Trái với những kỳ vọng cũng như kinh nghiệm của chúng tôi với các biến chủng trước, hiện tại, chúng tôi thấy Omicron gia tăng nguy cơ tái nhiễm so với các biến chủng khác", Juliet Pulliam, Giám đốc Trung tâm Phân tính và Lập mô hình dịch tễ Nam Phi tại Đại học Stellenbosch, cho biết ngày 3/12.
Pulliam và các đồng nghiệp của bà đã xem xét báo cáo của 2,7 triệu ca Covid-19 ở Nam Phi kể từ khi dịch bệnh bùng phát, trong đó có hơn 35.000 người tái nhiễm.
"Chúng tôi nhận thấy có 35.670 người đã nhiễm bệnh ít nhất 2 lần (tính đến ngày 27/11/2011), 332 người nghi nhiễm 3 lần, và một người nghi nhiễm 4 lần", báo cáo của các nhà khoa học Nam Phi về nghiên cứu chưa có bình duyệt liên quan đến nguy cơ gây tái nhiễm của Omicron cho biết.
Báo cáo cho biết thêm: "Trong số những người tái nhiễm nhiều hơn một lần, 47 người (hay 14,2%) đã nhiễm bệnh lần thứ 3 trong tháng 11, điều này cho thấy nhiều trường hợp tái nhiễm lần 3 có liên quan đến Omicron".
Trước đó các nhà khoa học Nam Phi nói rằng, Omicron có thể gây nguy cơ tái nhiễm gấp 3 lần so với các chủng khác của SARS-CoV-2. Theo nhóm nhà khoa học Nam Phi, Omicron có khả năng né miễn dịch ở người từng mắc Covid-19, nhưng vẫn cần thêm dữ liệu để đánh giá nó tác động thế nào đến miễn dịch do vaccine tạo ra.
Các nhà khoa học cho rằng, số ca Covid-19 ở Nam Phi tăng mạnh gần đây cho thấy sự lây lan của Omicron. Giới chức Nam Phi cho biết, Omicron hiện chiếm tới 74% số mẫu bệnh phẩm được giải trình tự gen ở nước này trong tháng 11. Nam Phi sẽ tiến hành giải trình tự gen thêm nhiều mẫu bệnh phẩm nữa trong thời gian tới để xác định quy mô lây lan thực sự của biến chủng này.
"Thời điểm của những thay đổi này cho thấy nhiều khả năng Omicron là tác nhân chính dẫn đến những thay đổi đó", các nhà nghiên cứu Nam Phi nói. Trước Omicron, Delta là biến chủng trội ở Nam Phi và hiện vẫn là biến chủng trội toàn cầu.
Biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi và Botswana khoảng giữa tháng 11/2021. Biến chủng này hiện đã lan ra 38 quốc gia, nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào, Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) cho biết. WHO nhấn mạnh, phải mất vài ngày đến vài tuần nữa để xác định khả năng lây lan và độc lực của biến chủng chứa lượng đột biến cao bất thường này mặc dù những dấu hiệu ban đầu cho thấy nó dễ lây lan hơn so với các chủng trước của SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, ông Takeshi Kasai, Giám đốc WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương, hối thúc chính phủ các nước nên xem xét lại chiến lược ứng phó Omicron. Kiểm soát biên giới có thể giúp chúng ra có thêm thời gian nhưng tất cả các nước, các cộng đồng cần phải chuẩn bị cho các đợt gia tăng mạnh số ca nhiễm mới thay vì chỉ dựa vào các biện pháp kiểm soát biên giới".
Theo ông Kasai, các nước nên tập trung tiêm chủng đầy đủ cho những người dễ bị tổn thương, tái áp đặt các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội để giảm nguy cơ lây lan.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 264,6 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 3/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 264.693.896 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.253.868 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 238.666.414 người. Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 1/12/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN Sự...