Thêm 3.540 ca mắc mới, Bình Dương đưa thêm bệnh viện 1.580 giường vào điều trị
Tối 5/9, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin, trong ngày 5/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 3.540 ca mắc mới COVID-19.
Số ca đã tăng trở lại hơn 42% so với ngày 4/9. Nguyên nhân tăng cho thấy trong khu phong tỏa và cộng đồng vẫn còn nhiều ca mắc COVID-19 mới.
Khu điều trị dã chiến Thới Hòa ( thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Văn Hướng/TTXVN
Cụ thể, số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa với 2.774 ca (chiếm 78,3); 530 ca qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, chiếm 15%; 223 ca qua kết quả khẳng định PCR tại khu cách ly tạm thời, chiếm 6,3% và 13 ca tại cơ sở y tế (chiếm 0,4%).
Thành phố Thuận An vẫn là điểm nóng, ghi nhận thêm 867 ca trong ngày 5/9; tiếp đến là thị xã Tân Uyên 810 ca, thị xã Bến Cát 712 ca, thành phố Dĩ An 704 ca và thành phố Thủ Dầu Một 286 ca…
Video đang HOT
Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 132.433 ca mắc COVID-19; 1.097 bệnh nhân tử vong.
Từ ngày 6/9, tỉnh Bình Dương cho phép nới lỏng giãn cách xã hội đối với 4 huyện đã thiết lập được “vùng xanh” gồm huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên. Theo đó, các địa phương trên còn áp dụng Chỉ thị 15 tăng cường, hạn chế tụ tập đông người.
Trước việc ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 mới, ngày 5/9, tỉnh Bình Dương tiếp tục đưa vào vận hành thêm Bệnh viện dã chiến số 5 có quy mô 1.580 giường. Bệnh viện do các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ triển khai xây dựng đặt tại đường số 1, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, thành phố Thủ Dầu Một. Đây là công trình Bệnh viện dã chiến được tận dụng khu nhà máy sản xuất rộng hàng chục nghìn mét vuông thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt Liên Châu để triển khai với quy mô lớn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng biểu dương thành phố Thủ Dầu Một đã nỗ lực trong thời gian ngắn cùng các đơn vị hỗ trợ lắp đặt xong Bệnh viện dã chiến số 5 kịp thời đưa vào sử dụng. Việc đưa Bệnh viện này vào hoạt động đã đáp ứng cho công tác cách ly, chăm sóc, điều trị, cấp cứu bệnh nhân theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế; bảo đảm sức khỏe, an toàn cao nhất cho bệnh nhân và cán bộ, nhân viên làm việc tại đây.
Như vậy, đến nay, tỉnh Bình Dương đã thành lập được 7 bệnh viện dã chiến với hơn 20.000 giường bệnh, nhiệm vụ thu dung điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 gồm cả 3 tầng. Trong đó, phần lớn các bệnh viện dã chiến phục vụ điều trị bệnh nhân F0 thuộc diện tầng 1, tầng 2 điều trị bệnh nhân với triệu chứng nhẹ hơn.
Hiện các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh điều trị 51.957 bệnh nhân. Trong ngày 5/9, Bình Dương có thêm 3.206 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân xuất viện tính từ đợt dịch thứ 4 lên 75.885 người.
QP Group chủ động hỗ trợ Bình Dương xây khu điều trị dã chiến 10.000m2
Trước diễn biến số ca F0 tăng nhanh, gây áp lực thiếu giường bệnh và khu cách ly, doanh nghiệp đã chủ động liên hệ và hỗ trợ Nhà nước gấp rút xây thêm bệnh viện dã chiến tại Bình Dương.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương tặng hoa cảm ơn chủ đầu tư đã tài trợ xây dựng khu điều trị dã chiến - Ảnh: BÁ SƠN
Ngày 31-8, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp cùng nhà tài trợ là Công ty cổ phần Tập đoàn QP (QP Group) đã tổ chức bàn giao và đưa vào hoạt động khu điều trị COVID-19 tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát.
Khu điều trị dã chiến này được triển khai trong khuôn viên khu đất rộng tới 16ha, trong đó diện tích xây dựng lên tới 1ha. Trước mắt, khu điều trị dã chiến sẵn sàng đáp ứng cho trên 1.400 giường và có khả năng mở rộng thêm.
Đây là khu điều trị dã chiến do doanh nghiệp hỗ trợ địa điểm và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, rồi bàn giao lại để Nhà nước trưng dụng. Khu điều trị sẽ dùng làm cơ sở cách ly, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 và những người test nhanh có kết quả dương tính.
Ông Mai Hùng Dũng - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương - cho biết số ca mắc COVID-19 tăng cao thời gian gần đây tạo áp lực rất lớn về mọi mặt, từ nhân lực, khu điều trị, thiết bị y tế, xe cứu thương... Mặc dù tỉnh đã đưa vào hoạt động nhiều khu điều trị dã chiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Tập đoàn QP Group đã chủ động liên hệ với cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương đề nghị hỗ trợ và gấp rút thi công, bàn giao khu điều trị sau 10 ngày. Trước đó, QP Group cũng đã tài trợ nhiều xe cứu thương cho trung tâm y tế một số vùng "nóng" về COVID-19 tại Bình Dương như thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một...
UBND tỉnh Bình Dương cho biết khu điều trị dã chiến vừa đưa vào hoạt động sẽ được sử dụng ngay, để điều tiết bớt F0 từ các đô thị đang có nhiều ca nhiễm nhằm giảm áp lực cho "vùng đỏ".
Trong tuần này, tỉnh Bình Dương sẽ đưa vào hoạt động thêm nhiều khu điều trị dã chiến khác với tổng công suất tăng thêm tới 23.000 giường, nhằm hạn chế thấp nhất việc để F0 tự cách ly trong cộng đồng, tránh lây nhiễm chéo.
Bình Dương liên tục nhiều ngày có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước. Trong ngày 30-8, Bình Dương đã có thêm 6.050 ca F0, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên trên 104.000 người, chiếm trên 4% tổng dân số toàn tỉnh. UBND tỉnh Bình Dương dự báo số ca F0 sẽ còn tăng, tổng cộng tới 150.000 người trong ít ngày tới.
Cận cảnh bên trong bệnh viện dã chiến 5.000 giường ở Bình Dương Bệnh viện dã chiến số 2 quy mô 5.000 giường xây dựng tại thị xã Bến Cát đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục kỹ thuật để kịp bàn giao đầu tháng 8 phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bình Dương. Cận cảnh bên trong bệnh viện dã chiến 5.000 giường ở Bình Dương Bệnh viện dã chiến số 2...