Thêm 23 ca mắc trong cộng đồng, Quảng Bình điều chỉnh cấp độ dịch trên các địa bàn
Ngày 30/11, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình được biết, tỉnh này vừa ghi nhận thêm 29 ca mắc mới.
Cụ thể, có 6 ca mắc mới được ghi nhận trong khu cách ly tập trung và 23 ca mắc được ghi nhận trong cộng đồng.
Quảng Bình phát hiện thêm 29 ca mắc COVID-19 trong 24h qua.
Trong số 23 ca cộng đồng có 12 người trở về từ vùng dịch. Có 4 trường hợp tại xã Hải Ninh và Gia Ninh Liên quan đến người trở về từ vùng dịch. 1 trường hợp tại xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) là F1 trở thành F0. Ngoài ra, 6 trường hợp F1 của chùm ca bệnh tại thị trấn Đồng Lê trở thành F0.
Với 29 ca mắc mới, tổng số ca mắc COVID-19 tỉnh Quảng Bình ghi nhận là 2.630 ca. Trong đó, có 357 người trở về từ vùng dịch được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Quảng Bình đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 15-17 tuổi.
Trong sáng 30/11, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định về việc phân loại cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, nhiều khu vực của các huyện, thị được phân loại cấp độ xanh với nguy cơ thấp. 117 đơn vị cấp xã được xác định là vùng xanh an toàn.
Riêng vùng cam (nguy cơ cao) có 5 đơn vị là xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới), xã Lâm Hóa (Tuyên Hóa), xã Thượng Hóa (Minh Hóa), xã Quảng Phương (Quảng Trạch) và phường Quảng Thọ (TX. Ba Đồn). Hiện tỉnh Quảng Bình chưa ghi nhận vùng đỏ có nguy cơ cao.
Tăng hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Ông Trần Văn Tài, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình cho biết, từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình để triển khai thực hiện cho vay đạt 79,26 tỷ đồng.
NHCSXH Quảng Bình duy trì điểm giao dịch tại xã trong mùa dịch COVID-19.
Trong số đó, ngân sách tỉnh đạt 46,7 tỷ đồng, ngân sánh huyện đạt 32,56 tỷ đồng. Hơn 206 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh đã được vay vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Trong năm 2021, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Bình đã triển khai chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 ở 36 doanh nghiệp, với 1.538 lượt hộ vay với số tiền gần 5,6 tỷ đồng. Hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch xã được thực hiện nghiêm túc và duy trì thường xuyên.
Tại huyện Bố Trạch, ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch cho biết, từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để triển khai thực hiện cho vay là gần 10,7 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng.
Doanh số cho vay đạt gần 1.090 tỷ đồng, với gần 33.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện đã được vay vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, duy trì ở mức thấp như nợ quá hạn đến 31/10/2021 là 323 triệu đồng, giảm 656 triệu đồng so với năm 2014, chiếm tỷ lệ 0,05%.
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bố Trạch triển khai chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 ở 3 doanh nghiệp, với 76 lượt hộ vay với số tiền gần 270 triệu đồng. Hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch xã được thực hiện nghiêm túc và duy trì thường xuyên.
Tín dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống, nhất là tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội.
Theo ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành cấp huyện liên quan, tham mưu, bố trí lồng ghép nguồn tài chính tín dụng chính sách xã hội trong đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người vay nâng cao ý thức, phát huy hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay. Cùng đó, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn để đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển ổn định.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Chính sách Xã hội Quảng Bình sẽ tiếp tục nâng cao hoạt động của điểm giao dịch xã; nâng cao chất lượng phục vụ và thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo nguyên tắc giao dịch của ngân hàng có giám sát của tổ, hội, chính quyền địa phương, với trọng tâm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, bổ sung nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương...;
Ngân hàng cũng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ ủy thác, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ vay vốn ở thôn, bản, trong việc bình xét đối tượng vay vốn cũng như quá trình sử dụng vốn vay của người vay.
Ngân hàng tiếp tục chủ động tích cực tham mưu các cấp đẩy mạnh xã hội hóa trong tín dụng để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể xã hội, các tổ chức và cả hệ thống chính trị thực sự vào cuộc phát huy vai trò, trách nhiệm của mình từ khâu tạo lập nguồn vốn đến việc tổ chức thực hiện, đảm bảo góp phần thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt mục tiêu mà Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ đề ra...
Thủ quỹ trung tâm giáo dục báo làm mất 6 tỷ đồng khi đi xe máy Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình mới đây đã bị mất 6 tỷ đồng. Thủ quỹ của đơn vị này báo đã làm mất số tiền này khi đi xe máy, thông tin khiến dư luận đặt ra nhiều hoài nghi. Những ngày qua, dư luận tại Quảng Bình đang xôn xao trước thông tin Trung tâm Giáo dục thường...