Thêm 2 ứng dụng Việt gây ấn tượng với giới công nghệ quốc tế
Trong khi “cơn sốt” Flappy Bird vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên thế giới thì mới đây thêm 2 ứng dụng di động khác được tại bởi các tác giả người Việt đang gây nên những ấn tượng mới trong giới công nghệ quốc tế.
Trò chơi Flappy Bird của tác giả Nguyễn Hà Đông được không ít người xem là niềm tự hào của Việt Nam khi gây nên một “cơn sốt” trong cộng đồng game thủ và người dùng di động trên thế giới. Mới đây đã thêm 2 ứng dụng mới cũng được xây dựng bởi nhóm phát triển người Việt Nam cũng đang gây ra những ấn tượng tốt với giới công nghệ quốc tế.
2 ứng dụng được nhắc đến ở trên là Notes Plus và INKredible của nhóm phát triển có tên gọi Prime Circa. Cả 2 ứng dụng đều có chức năng chính là cho phép người dùng viết và ghi chép lên thiết bị di động bằng ngón tay của mình, tương tự như khi sử dụng viết và giấy.
Nổi bật trong 2 ứng dụng là Notes Plus, ra đời từ cách đây 2 năm và có giá lên đến 9,99 USD cho phiên bản trên nền tảng iOS, tuy nhiên tính đến nay đã có hơn 6 triệu lượt tải và cài đặt, một con số không hề nhỏ cho một ứng dụng có thu phí.
Trong khi đó ứng dụng thứ 2 với tên gọi INKredible (miễn phí) chỉ vừa được giới thiệu cách đây không lâu nhưng cũng đã có hơn 1 triệu lượt tải và cài đặt chỉ sau 1 tháng xuất hiện trên kho ứng dụng App Store dành cho iOS.
Hiện cả 2 ứng dụng này đang nhận được rất nhiều lời khen ngợi của người dùng quốc tế và được đánh giá rất cao trên iOS. Nhiều người cho rằng Notes Plus là ứng dụng tốt nhất dành cho iOS với chức năng ghi chú bằng tay.
Nhóm tác giả người Việt đằng sau Prime Circa
Video đang HOT
Sau khi 2 ứng dụng Notes Plus và INKredible bắt đầu được nhiều người dùng chú ý, trang công nghệ nổi tiếng TechInAsia đã tiến hành tìm hiểu về nhóm tác giả đằng sau 2 ứng dụng này.
Theo đó, phần lớn thành viên của Prime Circa hiện đang sống tại Việt Nam, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, người sáng lập ra nhóm phát triển có tên Việt Trần, hiện đang sống tại California (Mỹ).
Theo chia sẻ của Việt với trang công nghệ TechInAsia hiện nhóm phát triển chỉ có hơn một chục thành viên và không có văn phòng, thay vào đó các thành viên trong nhóm làm việc trực tuyến với nhau từ nhà hoặc từ bất kì đâu có Internet, đồng thời liên hệ với nhau thông qua email, Skype…
Hình ảnh nhóm phát triển Prime Circa, phần lớn trong số đó đang sống tại TP. HCM
Duy Nguyễn, thành viên quan trọng thứ 2 của nhóm phát triển Prime Circa, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, hiện cũng đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo chia sẻ của Duy, những buổi gặp mặt hàng tuần và uống một vài cốc bia là truyền thống của nhóm phát triển này, những buổi gặp mặt để trò chuyện về cuộc sống và các sản phẩm của họ.
Theo chia sẻ của nhóm phát triển thì mỗi thành viên trong nhóm đều có mỗi thế mạnh của riêng mình và đóng góp những vai trò khác nhau để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Quang Bùi, trưởng nhóm phát triển, cho biết hiện nhóm Prime Circa đang có rất nhiều ý tưởng mà họ đang muốn thử sức, như nâng cấp thêm chức năng cho các ứng dụng hiện có hoặc xây dựng các ứng dụng chuyên nghiệp… tuy nhiên giới hạn về thời gian cũng như nhân sự đang khiến những dự án này chưa thể thực hiện được.
Hạn chế lớn nhất mà nhóm phát triển đang gặp phải chính là vấn đề nhân sự. Theo chia sẻ của nhóm thì trong số 600 đơn dự tuyển tham gia nhóm phát triển thông qua trang web tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam, chỉ có 2 người được chọn để tham gia vào nhóm. Nguyên nhân chính cho điều này đó là không có đủ người có đủ trình độ để cùng tham gia vào một nhóm khởi nghiệp, nơi đòi hỏi những thành viên cần có một trình độ cao để đáp ứng nhu cầu công việc khi khởi đầu.
Theo trang công nghệ TechInAsia, chính điều này cho thấy một nguyên nhân khiến lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn chưa tạo nên nhiều dấu ấn lớn trên thị trường quốc tế đó chính là sự thiếu vắng nhân sự có đủ trình độ.
Cũng theo nhận định của TechInAsia, mặc dù có rất ít nhóm phát triển phần mềm tại Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và sản phẩm tầm cỡ là rất ít, nhưng vẫn còn rất nhiều sản phẩm tiềm năng có xuất xứ tại Việt Nam có thể tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ, như Flappy Bird là một minh chứng.
Theo Dân Trí
Tạo môi trường thuận lợi giúp các lập trình viên trẻ phát triển phần mềm
Những ngày qua, câu chuyện về Nguyễn Hà Đông - tác giả sản phẩm công nghệ giải trí Flappy Bird đã thật sự "gây sốt" cộng đồng mạng khi có tới hàng chục triệu người dùng và hàng trăm triệu người trong nước và thế giới biết đến. Đáng chú ý, sau khi Nguyễn Hà Đông quyết định gỡ bỏ trò chơi này trên các kho ứng dụng, một ngày sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp Đông để động viên, chia sẻ.
Sinh viên Trường đại học FPT trao đổi bài trong giờ học.
FLAPPY BIRD là trò chơi được thiết kế đơn giản nhưng người chơi luôn cảm thấy "bực mình" vì không "rời" ra được. Chàng lập trình viên trẻ Nguyễn Hà Đông (29 tuổi), tại Hà Nội viết game này trong khoảng thời gian ba ngày. Flappy Bird được phát hành miễn phí vào ngày 24-5-2013 dành cho người dùng iOS và Android. Người chơi chỉ cần chạm vào màn hình liên tục để di chuyển một chú chim vượt qua khoảng trống hẹp giữa các ống nước mầu xanh, khá giống với game Super Mario Bros của hãng sản xuất game và máy chơi game danh tiếng Nintendo. Tuy nhiên, nếu để chú chim chạm vào bất kỳ khu vực nào, người chơi sẽ thua cuộc. Điều bất ngờ, ngày 10-2, Nguyễn Hà Đông quyết định gỡ bỏ trò chơi Flappy Bird đang gây sốt ra khỏi các kho ứng dụng App Store và Google Play chạy hệ điều hành iOS và Android. Điều này khiến người dùng và giới truyền thông không khỏi ngỡ ngàng.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội Twitter, lập trình viên này đã tiết lộ lý do gỡ bỏ Flappy Bird: "Flappy Bird được thiết kế để chơi trong vài phút khi bạn đang nghỉ giải lao. Tuy nhiên, nó lại trở thành một sản phẩm gây nghiện. Tôi nghĩ đó là vấn đề lớn. Để giải quyết, tốt nhất là gỡ Flappy Bird. Nó phải biến mất vĩnh viễn. Cuộc sống của tôi không thoải mái như trước đây nữa... Tôi không thể ngủ được. Những ngày qua, tôi đã sống không có In-tơ-nét và cố gắng ngủ" - Nguyễn Hà Đông chia sẻ trên mạng xã hội.
Ngoài Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông còn có một số trò chơi khác cũng lọt tốp được tải nhiều như Super Ball Juggling và Shuriken Block lần lượt đứng thứ sáu và 18 trên kho ứng dụng App Store. Sau khi gỡ bỏ sản phẩm công nghệ giải trí Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông đã chọn lựa phương án "im lặng". Nhiều người phỏng đoán, có thể Nguyễn Hà Đông gặp trục trặc về mặt pháp lý hoặc cũng có thể vì "người tiêu dùng" khi nó đã gây nghiện cho mọi người như tuyên bố của anh.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam cho biết: Nguyễn Hà Đông là người phát triển game và các ứng dụng công nghệ thông tin độc lập.
Do chưa gắn với tổ chức, doanh nghiệp, cho nên khi gặp phải "sự cố" nào đó như thuế, bản quyền..., Nguyễn Hà Đông có thể hoang mang. Điều đáng nói, sản phẩm công nghệ của Nguyễn Hà Đông đã được hàng chục triệu người dùng và hàng trăm triệu người trong và ngoài nước biết đến. Đây là sản phẩm không có nhiều thủ thuật hay đặc biệt gì về mặt công nghệ nhưng nó đã thành công. Có nhiều lý do để Nguyễn Hà Đông thành công, trong đó phải kể đến yếu tố truyền thông xã hội và đáp ứng nhu cầu người dân. Với Flappy Bird, mọi người có thể bắt đầu ngay cuộc chơi mà không cần phải học. Cho nên, sản phẩm của Nguyễn Hà Đông là sản phẩm rất hiếm, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người.
Ở góc độ nghiên cứu, tôi băn khoăn tại sao những nhà đầu tư, công ty họ ngỏ lời muốn mua lại game này, có thể trả giá rất cao, như báo chí nói là hàng chục triệu USD? Ý nghĩa của nó nằm ở đâu, người ta đầu tư vì cái gì? Do vậy, nếu Nguyễn Hà Đông đồng ý bán sản phẩm này thì người ta sẽ mua nhưng không phải mua công nghệ làm game hay mã nguồn. Câu chuyện ở đây chính là mua lại thương hiệu, tên sản phẩm đã được hàng chục triệu người dùng. Cái đấy mới là quan trọng. Tôi hy vọng Nhà nước cần tạo điều kiện cho các lập trình viên trẻ như Nguyễn Hà Đông có cơ hội phát triển các ứng dụng phần mềm không chỉ để giải trí mà còn phục vụ cho cơ quan, doanh nghiệp. Hiện có không ít công ty mời Nguyễn Hà Đông về cộng tác, làm việc. Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam cũng mong muốn điều đó. Chúng tôi muốn tạo môi trường thuận lợi để Nguyễn Hà Đông có điều kiện phát triển, chia sẻ kinh nghiệm. Hiện nay, Viện đã hình thành một "môi trường" nhỏ để các bạn sinh viên, cao học đến thực tập, nghiên cứu và có thể tiếp cận với các nền tảng công nghệ mới nhất.
Chung quanh câu chuyện về "hiện tượng" Nguyễn Hà Đông, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, ông Trương Gia Bình cho biết: Người Việt Nam thành công, chúng ta nên vui mừng và cổ vũ thành công đó. Để thành danh trên trường quốc tế không phải là việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như trình độ, tài năng và cả may mắn. Chúng tôi luôn ủng hộ và hỗ trợ mọi cá nhân, tập thể trong nỗ lực xây dựng, phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam.
Sau khi Nguyễn Hà Đông gỡ bỏ trò chơi Flappy Bird, một ngày sau đó, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp, nói chuyện, động viên anh. Phó Thủ tướng mong muốn, sau cuộc gặp gỡ này, Nguyễn Hà Đông có thêm động lực để tiếp tục viết ra những ứng dụng công nghệ thông tin và trò chơi mới có tiếng vang như Flappy Bird.
Theo NDĐT
Flappy Bird: May mắn đóng vai trò lớn Theo ông Nguyễn Khánh Trình, Tổng giám đốc Clever Ads, thành công của Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird chắc chắn sẽ tạo động lực cho các nhà phát triển ứng dụng di động ở Việt Nam phát triển nhiều ứng dụng và trò chơi mới. Trong thành công này may mắn đóng vai trò lớn! Những ngày gần đây, rất nhiều người...