Thêm 2 trường y tại Nhật kỳ thị nữ sinh, sửa điểm thi bất lợi
Trường Juntendo và trường Kitasato là 2 trường đại học tiếp theo sau ĐH Y khoa Tokyo (Nhật Bản) thừa nhận đã có hành động hạ thấp điểm chuẩn của thí sinh nam so với thí sinh nữ nhằm đảm bảo đạt đủ số lượng nam giới tiếp tục theo học ngành y.
Trao đổi với báo chí, Trưởng khoa Y trường Juntendo, ông Hiroyuki Daida cho biết: “Về mặt tinh thần, phụ nữ trưởng thành nhanh hơn và khả năng giao tiếp cũng khéo léo hơn nam giới trong thời điểm dự thi đại học. Trên phương diện nào đó, đây là cách tốt nhất để hỗ trợ các thí sinh nam”.
Nhiều người không đồng tình với cách phân biệt đối xử này.
Bên cạnh đó, Trường Juntendo cũng thông tin, ký túc xá dành cho nữ giới của trường không đủ để phục vụ đông đảo sinh viên nữ. Tuy nhiên, cách giải thích này không được dư luận đồng tình.
Trong khi đó, Trường ĐH Kitasato cũng đã thừa nhận trên website của trường về việc đã có sự ưu tiên hơn đối với các thí sinh nam.
Trước đó, Trường ĐH Y Tokyo cũng đã cố tình thay đổi điểm thi tuyển sinh trong suốt một thập kỷ đã gây ra sự phản đối kịch liệt ở Nhật Bản và làm dấy lên nghi ngờ rằng các đơn vị trường khác liệu có thực hiện chính sách tuyển sinh phân biệt đối xử tương tự.
Bê bối gian lận này xảy ra vì trường này cho rằng các bác sĩ nữ sẽ có xu hướng bỏ nghề khi học bắt đầu lập gia đình tạo ra sự thiếu hụt nhân viên tại các phòng khàm và bệnh viện.
Video đang HOT
Hai người phụ nữ từng bị hạ điểm trong kỳ tuyển sinh những năm gần đây đã nói trên Guardian rằng họ cảm thấy không công bằng khi nằm trong số những người đã bị chỉnh sửa điểm.
Vào tháng 10, 24 người phụ nữ đã yêu cầu đòi bồi thường 100.000 yên/người cho những tổn thương về những gì họ đã phải chịu đựng cùng với lệ phí thi và chi phí đi lại.
Sau những thừa nhận của Trường Y khoa Tokyo, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã phải mở một cuộc điều tra 81 trường đại học y khoa khác. Những thống kê từ cuộc kiểm tra đầu vào tại trường Juntendo cho thấy, con đường vào trường đại học của những nữ sinh rõ ràng có nhiều thách thức, trở ngại.
Trường y đã từ chối 165 ứng viên trong đó có 121 ứng viên là nữ giới trong suốt hai năm qua mặc dù khả năng của họ có thể vượt qua kỳ thi này.
Ban đầu trường Juntendo và nhiều trường đại học khác quả quyết rằng họ không đặt ra những chính sách kỳ thị nữ sinh và chính sách hoàn toàn không có vấn đề gì. Tuy nhiên, sau những kết luận của những nhà điều tra, họ mới thừa nhận là sai.
“Chúng tôi chưa bao giờ liên quan đến các hành vi bất hợp pháp trong quá trình tuyển sinh hay phân biệt đối xử đối với phụ nữ, nhưng chúng tôi đã thực hiện một số điều chỉnh điểm thi giữa các thí sinh nam và nữ”.
Tuy nhiên, tuần này, hiệu trưởng của một trường đại học, ông Hajime Arai, đã xin lỗi các thí sinh đã bị loại bất công.
“Vào thời điểm đó, chúng tôi cho rằng biện pháp này là hợp lý. Bây giờ chúng tôi sẽ chấm dứt việc thực hành vi đó vì thực sự đó là sai trái”.
Theo Ngân hàng Thế giới, phụ nữ hiện nay chiếm khoảng hơn 43% lực lượng lao động tại Nhật Bản. Tuy nhiên họ lại không được tham gia nhiều vào những ngành nghề như y dược. Năm 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng Nhật Bản đứng thứ 114 trên tổng số 144 quốc gia về bình đẳng giới, giảm 23 bậc so với thập kỷ trước.
Thúy Nga
Theo The Guardian
Thêm bê bối gian lận thi cử ở Đại học Y Tokyo
Sau khi bị tố cố tình hạ điểm thi để loại các thí sinh nữ vào trường, Đại học Y Tokyo lại dính thêm bê bối mới là cố tình đánh trượt các thí sinh nam thi lại nhiều lần.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Đại học Y Tokyo là nơi mà rất nhiều thí sinh trên khắp Nhật Bản muốn theo học. Vì vậy, nhiều người thi rớt vẫn tiếp tục luyện thi và chờ đợi cơ hội thi vào trường lần sau.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của cựu Hiệu trưởng Mamoru Suzuki và cựu Chủ tịch hội đồng quản trị trường Masahiko Usui thì những thí sinh thi lại đến lần thứ 4 sẽ bị xử ép, hạ điểm thi.
Theo nguồn tin của Japan Times thì chưa rõ lý do gì khiến những người đứng đầu Đại học Y Tokyo làm như vậy, nhưng hành động gian lận này đã làm nhiều thí sinh bị loại.
Trước đó, các nguồn tin cho biết nhà trường cố tình hạ điểm thi của các thí sinh nữ, để tỉ lệ thí sinh nữ vào trường không quá 30%. Quyết định gian lận điểm như vậy được tiến hành từ khoảng giữa năm 2010, với lý do được ban ra là lãnh đạo trường muốn tránh tình trạng thiếu bác sĩ ở những bệnh viện có liên kết đầu ra với trường.
Những nguồn tin cho hay, Trường Y Tokyo tin rằng nữ bác sĩ có xu hướng nghỉ việc khi sinh con, hoặc tạm nghỉ một thời gian lâu khi sinh con dẫn đến thiếu nhân lực ở bệnh viện.
Những báo cáo này được đưa ra trong khi cảnh sát đang tiến hành một cuộc điều tra nhắm vào hệ thống tuyển sinh của Đại học Y Tokyo, kết quả cuộc điều tra này dự kiến sẽ được công bố tối 7.8.
Cuộc điều tra tại Đại học Y Tokyo được tiến hành sau khi ông Futoshi Sano, 58 tuổi, cựu Cục trưởng Cục Chính sách Khoa học và Công nghệ của Bộ Giáo dục và Khoa học đã bị bắt với cáo buộc lạm dụng chức quyền. Ông này bị cho là đã ủng hộ Đại học Y Tokyo bằng cách để ngôi trường này nhận trợ cấp nghiên cứu chính phủ trong năm tài chính 2017, đổi lấy việc trường đảm bảo một vị trí cho con trai ông Sano trong kỳ thi tuyển sinh đại học.
Trường Y Tokyo được cho là không chỉ tăng điểm cho con của ông Sano mà qua phân tích dữ liệu trong máy tính của trường đại học này, Cơ quan thanh tra đặc biệt Tokyo cũng phát hiện ra những liên quan đến kỳ thi tuyển sinh Đại học lần thứ nhất trong năm diễn ra vào tháng 2 vừa qua, với kết quả thi của nhiều học sinh đã được sửa và tăng điểm số.
Hiện cả ông Futoshi Sano, Mamoru Suzuki và Masahiko Usui đều đã bị truy tố vì hành vi của mình. Đại học Y Tokyo thì cho hay họ sẽ chỉ bình luận về vụ việc sau khi có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra.
Việc phát hiện gian lận thi cử trong hệ thống giáo dục Nhật Bản là vô cùng khó khăn, khi các trường đại học tại nước này tự tổ chức thi và không công khai kết quả thi cử cho công chúng giám sát.
Thiên Hà (theo Japan Times)
Nguồn: motthegioi.vn
Dạy chữ Việt ở Savanakhet: Những "đại sứ" gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào! Với niềm khát khao đứng lớp, các giáo viên Quảng Trị đã tình nguyện sang Savanakhet (Lào) dạy học. Đội ngũ giáo viên trẻ đã vượt qua những trở ngại về khác biệt ngôn ngữ, đời sống văn hóa... để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên đất nước bạn Lào. Những "đại sứ" tình nguyện Thực hiện sự hợp tác, thỏa thuận giữa...