Thêm 2 trường đại học xét tuyển từ 700 điểm đánh giá năng lực
Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tuyển sinh theo phương thức xét điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với 20% chỉ tiêu ngành.
Thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua. Ảnh: PA
Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, năm nay trường tuyển 1.555 chỉ tiêu đại học chính quy cho 20 ngành học.
Trường sẽ tuyển sinh theo bốn phương thức, trong đó lầnđầu tiên tuyển sinh theo phương thức xét điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với 20% chỉ tiêu ngành.
Còn lại là 15% chỉ tiêu cho xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, 15% chỉ tiêu cho xét tuyển dựa vào điểm trung bình học bạ THPT và 50% xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
Riêng phương thức xét điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, trường nhận xét tuyển cho các thí sinh từ 700 điểm trở lên (theo thang điểm 1.200). Các thí sinh đăng ký dự thi ngành năng khiếu, điểm thi môn năng khiếu trong kỳ thi bổ sung môn năng khiếu do trường tổ chức năm 2021 đạt từ 5.0 trở lên.
Tương tự, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng vừa thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ và kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021.
Năm nay, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dành 260 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chuẩn (chương trình đại trà) và 100 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chất lượng cao xét tuyển theo phương thức điểm năng lực.
Video đang HOT
Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh phải có điểm thi đánh giá năng lực từ 700 trở lên, đồng thời kết quả học tập học học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 phải đạt từ 6.5 trở lên.
Trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 5-4 đến hết 15-5.
Điểm chuẩn đánh giá năng lực sẽ tăng?
Với lượng thí sinh dự thi lớn, phổ điểm thi rộng, nhiều trường đại học dự báo điểm chuẩn theo phương thức xét điểm đánh giá năng lực sẽ tăng cao so với năm trước.
Ngày 5-4, ĐH Quốc gia TP.HCM đã công bố điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 của hơn 68.000 thí sinh.
Kỳ thi này đã diễn ra vào ngày 28-3 tại bảy địa phương. Đây là năm thứ tư kỳ thi diễn ra và cũng là đợt thi thu hút đông thí sinh nhất từ trước tới nay.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM đợt 1 vừa qua. - Ảnh: PHẠM ANH
2.776 em đạt trên 900 điểm
Theo TS Nguyễn Quốc Chính (Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM), kết quả phân tích 68.400 bài thi cho thấy điểm trung bình là 688 điểm, theo thang điểm 1.200. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.103 điểm và thí sinh có điểm thi thấp nhất là 165 điểm. Số điểm từ 550 đến 750 chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Theo TS Chính, phân bố điểm kỳ thi đợt 1 năm 2021 gần như tương đồng với phân bố điểm đợt 1 của năm 2020 và 2019, rải đều từ 164 đến 1.103 điểm. Điều này chứng tỏ sự ổn định của đề thi ĐGNL.
"Kết quả phân tích độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong đề thi đợt 1 năm 2021 cho thấy độ khó của bài thi thực tế gần với độ khó theo thiết kế. Đa số câu hỏi nằm trong nhóm có độ phân biệt tốt và rất tốt, giúp phân loại thí sinh cho mục đích tuyển sinh" - TS Chính đánh giá.
Cũng theo thống kê này, thủ khoa có điểm cao nhất năm nay là em Nguyễn Hồ Tiến Đạt (học sinh Trường THPT chuyên Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang) với mức điểm 1.103. Kế đến là em Lê Quang Khải (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng) với 1.099 điểm.
Và đặc biệt năm nay, số thí sinh đạt trên 900 điểm khá lớn với 2.776 em. Ngoài ra, cũng có gần 10.000 em có điểm thi từ trên 800 điểm đến 900 điểm.
Điểm chuẩn sẽ tăng mạnh?
TS Nguyễn Quốc Chính cho biết: Thống kê đến thời điểm này đã có hơn 70 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng điểm thi ĐGNL để xét tuyển. Trong đó, một số trường lần đầu tiên sử dụng như Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Ngoại thương....
Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 dự kiến dành khoảng 40% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành/chương trình cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi này.
Để xét tuyển vào các đơn vị thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển online từ ngày 4-5 đến 4-6.
Với số lượng thí sinh "khủng", phổ điểm rộng, nhiều trường đại học đã dự báo chắc chắn điểm chuẩn trúng tuyển năm nay sẽ tăng cao.
Theo dự báo của Trường ĐH Công nghệ thông tin, điểm trúng tuyển vào trường khả năng ở nhiều ngành sẽ không thấp hơn năm ngoái. Nhất là ở những ngành có đông thí sinh quan tâm như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, công nghệ thông tin...
Còn với Trường ĐH Bách khoa, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay năm nay trường cũng dành tối đa 70% chỉ tiêu (trong 5.000 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy) cho 35 ngành đào tạo theo phương thức này. Tuy nhiên, với phổ điểm năm nay rất khó để dự báo điểm chuẩn vì số thí sinh thi đông nhưng số trường xét tuyển cũng lớn. Như năm ngoái, trường cũng tuyển tối đa 70% nhưng số nhập học chỉ đạt 30% và điểm chuẩn cũng từ 702 điểm đến hơn 900 điểm. Còn với phổ điểm như năm nay, chắc chắn cũng sẽ ở mức cao vì số thí sinh có điểm trung bình trở lên rất lớn, nhất là ở những ngành hot.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, dự đoán điểm chuẩn của các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM khoảng từ 700 điểm trở lên. Còn các trường không phải thành viên của đại học này thì mức điểm sẽ khoảng từ 550.
Thí sinh có ba ngày để xin phúc khảo bài thi
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng lưu ý những thí sinh nào muốn phúc khảo lại bài thi ĐGNL có thể làm đơn gửi về Hội đồng tổ chức thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM. Thời gian phúc khảo đợt 1 kéo dài trong ba ngày, từ ngày 6 đến 8-4.
Thí sinh nộp đơn tại Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo tại phòng 403, nhà điều hành ĐH Quốc gia TP.HCM (phường Linh Trung, TP Thủ Đức). Hoặc 546 Ngô Gia Tự, phường 9, quận 5, TP.HCM.
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng sẽ mở cổng đăng ký dự thi cho đợt 2 từ ngày 4-5 đến 4-6. Thí sinh có thể dự thi một hoặc cả hai đợt thi, kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được dùng làm căn cứ xét tuyển.
Kỳ thi đợt 2 sẽ được tổ chức vào ngày 18-7.
Riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM sẽ lấy mức điểm sàn để nhận hồ sơ là từ 650 điểm và đã đậu tốt nghiệp THPT. Tùy theo lượng hồ sơ đã nộp sẽ định mức điểm chuẩn cho từng ngành nhưng dự đoán sẽ ở mức 700 điểm cho ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm và 650 điểm cho các ngành khác.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho hay năm nay trường dành 10%, tức 800 chỉ tiêu, để xét điểm ĐGNL. Theo TS Nhân, phổ điểm năm nay tương đồng như năm 2020 và chỉ tiêu của các trường dành cho phương thức xét kết quả thi ĐGNL cũng tăng. Số lượng thí sinh tham gia kỳ thi cũng tăng nên điểm dự kiến trúng tuyển sẽ tăng nhẹ.
"Điểm sàn nhận hồ sơ của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm nay là 650 cho tất cả ngành. Trường sẽ bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 12-4 đến giữa tháng 7 và có thể gia hạn tùy theo tiến độ kỳ thi đợt 2" - TS Nhân chia sẻ.
Sinh viên được chuyển ngành, chuyển trường, học một số học phần của trường khác Quy chế đào tạo trình độ đại học mới được Bộ GD-ĐT ban hành có nhiều điểm có lợi cho sinh viên như được chuyển ngành, chuyển trường, chuyển hình thức học hay có thể đăng ký thực hiện một số học phần tại trường khác. Ảnh minh họa Được phép chuyển ngành, chuyển trường Theo quy chế mới này, sinh viên được...