Thêm 2 cán bộ y tế ở BV Dã chiến số 1 Hà Nam mắc COVID-19
Sau 50 ngày bùng phát đợt dịch mới, toàn tỉnh Hà Nam đã ghi nhận 1.091 ca mắc COVID-19, trong đó có 15 cán bộ y tế.
Trao đổi PV Báo Sức khỏe & Đời sống tối 9/11, BS. Trương Mạnh Sức – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết, qua công tác sàng lọc tại cơ sở y tế đã ghi nhận thêm 2 cán bộ y tế làm công tác điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Dã chiến số 1 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo BS. Trương Mạnh Sức, với đặc thù hàng ngày chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân F0 nên những y bác sĩ luôn có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trước đó Hà Nam cũng ghi nhận 13 trường hợp mắc COVID-19 là cán bộ y tế tham gia phòng chống dịch.
Ngoài ra, Hà Nam cũng ghi nhận nhiều trường hợp trong các đoàn cán bộ y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch trở về. Hiện các trường hợp này đang được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1.
Lực lượng chống dịch đang căng sức trên nhiều mặt trận, từ phong tỏa, cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm đến điều trị các trường hợp F0. Ảnh: CDC Hà Nam
Video đang HOT
Được biết, từ khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, đội ngũ cán bộ, cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Hà Nam đã tích cực tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và thủ đô Hà Nội.
Tính đến nay, tỉnh Hà Nam đã cử 5 đoàn công tác đi hỗ trợ phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố với tổng số 300 lượt cán bộ, nhân viên y tế.
Mặc dù điều kiện thiếu thốn, nhân lực mỏng, nhưng các y bác sĩ của Hà Nam tham gia chi viện cho tỉnh bạn chống dịch cũng như điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 ở Bệnh viện dã chiến số 1 luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, để hoàn thành nhiệm vụ.
Sau 50 ngày bùng phát đợt dịch mới, đã có 874 trong tổng số 1.091 bệnh nhân mắc COVID-19 ở Hà Nam khỏi bệnh, ra viện.
Hiện Hà Nam còn 217 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và các cơ sở y tế trên địa bàn.
F0 bất ngờ tăng, Nghệ An họp khẩn với hai địa phương
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra khá phức tạp trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An đã tiến hành họp khẩn với hai đơn vị này.
Ngày 24/10, PGS.TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế - Phó Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 đã làm việc với thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc.
Theo báo cáo từ CDC Nghệ An, từ ngày 15/10 đến nay, thành phố Vinh xuất hiện 55 ca F0; huyện Nghi Lộc có 11 F0.
PGS.TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế - Phó Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An làm việc với thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc (Ảnh: Thành Trung).
Sau khi xuất hiện các ca F0, thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc đã khẩn trương truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly các trường hợp liên quan và phong tỏa, cách ly các khu vực. Đến thời điểm này, đã tiến hành lấy mẫu sàng lọc cộng đồng lần thứ 2 tại khu vực phong tỏa để bóc tách F0.
Ông Dương Đình Chỉnh cho biết, hiện nay, dịch tại thành phố Vinh rất phức tạp, nhưng đang trong tầm kiểm soát, các ca F0 vẫn tiếp tục xuất hiện thông qua sàng lọc cộng đồng...
Cán bộ y tế phường Đông Vĩnh đến tận các gia đình có người già, nằm một chỗ để lấy mẫu làm xét nghiệm (Ảnh: Nguyễn Duy).
"Một thực tế hiện nay khi chuyển trạng thái phòng, chống dịch để "Thích ứng, an toàn, linh hoạt, hiệu quả" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, đòi hỏi các địa phương phải chủ động xây dựng phương án chống dịch mới, phù hợp, trong đó phải xem việc "chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân là hàng đầu", vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Việc thực hiện xét nghiệm phải nhanh chóng kịp thời để đảm bảo việc phòng, chống dịch hiệu quả", ông Chỉnh chia sẻ .
Để sớm kiểm soát dịch bệnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đề nghị thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc khẩn trương truy vết các đối tượng liên quan, lấy mẫu, xét nghiệm, cách ly theo quy định, tuyệt đối không được bỏ sót F1. Quản lý chặt chẽ các khu vực phong tỏa, cách ly, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để tránh dịch lây lan ra các địa phương khác.
Các xã, phường còn lại, đề nghị tiếp tục tuyên truyền người dân có các triệu chứng bất thường: Ho, sốt, khó thở... cần đến Trạm Y tế để lấy xét nghiệm sàng lọc F0.
3.200 nhân viên y tế lây nhiễm Covid-19 khi làm nhiệm vụ, 6 người tử vong Lực lượng lao động y tế phải gánh vác một khối lượng công việc khổng lồ, mỗi người làm gấp ít nhất 5 lần công việc hàng ngày. Đã có rất nhiều mất mát, hy sinh nơi tuyến đầu. Theo PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 3.200 cán bộ...