Thêm 10 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công khai danh sách 10 dự án nhà ở cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
Trong danh sách này có 5 dự án trên địa bàn quận Hà Đông, bao gồm: Công trình nhà ở cao tầng tại lô đất ký hiệu CT6 (khối A và B) – Khu đô thị mới Dương Nội (khu A), phường Dương Nội do Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội làm chủ đầu tư;
Tòa nhà hỗn hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tại thửa đất ký hiệu 14, lô VIII, Khu trung tâm hành chính quận Hà Đông (phường Hà Cầu) do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Thịnh làm chủ đầu tư;
Dự án đầu tư xây dựng khu C – Khu đô thị mới Kiến Hưng (phường Kiến Hưng) do liên danh Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hợp Phú và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tín Phú làm chủ đầu tư;
Chung cư cao tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Park City (phường La Khê) do Công ty cổ phần Phát triển đô thị quốc tế Việt Nam làm chủ đầu tư;
Dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng (phường La Khê) do Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Thêm 10 dự án nhà ở thương mại được bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều dự án tại quận Nam Từ Liêm, quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân.
Cụ thể, Tòa nhà HH2-1A của công trình chung cư HH2-1 thuộc dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại dịch vụ Golden Palace A (phường Mễ Trì, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) do Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh làm chủ đầu tư.
Dự án tổ hợp căn hộ cao cấp và văn phòng làm việc Dolphin Plaza (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) do Công ty cổ phần TID làm chủ đầu tư.
Dự án nhà ở cao tầng, văn phòng lưu trú, căn hộ du lịch và thương mại Eco Park View (Đơn nguyên A-khối căn hộ) tại một phần lô đất ký hiệu D14-Khu đô thị mới Cầu Giấy (ngõ 19 phố Duy Tân) nằm tại địa bàn hai phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) và phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) do liên danh Công ty cổ phần Thiết bị y tế Medinsco, Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và Công ty cổ phần Ecoland làm chủ đầu tư.
Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) do Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
Dự án là công trình hỗn hợp dịch vụ, văn phòng và nhà ở (số 25 đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) do Công ty cổ phần Dịch vụ và kinh doanh bất động sản Hà Nội làm chủ đầu tư.
Trước đó, tháng 11/2019, Sở Xây dựng Hà Nội cũng công khai 16 dự án nhà trên địa bàn thành phố mà người nước ngoài được phép mua. Trong đó, có 4 dự án tại quận Hà Đông, 3 dự án tại quận Long Biên, 2 dự án tại quận Thanh Xuân, 2 dự án tại quận Cầu Giấy và 5 dự án nằm trên địa bàn các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Gia Lâm.
Doanh nghiệp địa ốc Tp.HCM rục rịch bung hàng
Động thái "manh nha" thông tin ra thị trường ở các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố ở thời điểm này cho thấy, thị trường nhà đất đang rục rịch trở lại sau thời gian khá dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Rục rịch bung hàng sau dịch
Chia sẻ với báo chí mới đây, đại diện DKRA Vietnam cho biết, sau thời điểm dịch doanh nghiệp sẽ tăng tốc, đẩy mạnh công tác bán hàng với khoảng 6.000 sản phẩm được bung ra thị trường trong giai đoạn tới.
Theo ghi nhận, đất nền có sổ, căn hộ giá vừa túi tiền vẫn là các phân khúc được người mua quan tâm trước, trong và sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây vốn là loại hình BĐS được ưa chuộng từ trước đến nay.
Với những dự án pháp lý hoàn chỉnh, mức giá tốt so với thị trường, khu vực thì mức độ quan tâm của người mua khá lớn. Mặc dù ngay ở thời điểm này có thể chỉ là "khúc dạo đầu" sau dịch, nhưng thực tế nhu cầu hiện hữu trên thị trường vẫn còn rất lớn, cho nên kì vọng giao dịch sẽ tăng trưởng rõ nét hơn ở thời điểm cuối năm.
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại Tp.HCM bắt đầu tung ra thị trường các sản phẩm có ưu thế nhằm đáp ứng người mua ở thức. Chẳng hạn như, chủ dự án KDC Centerhome Riverside tại P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, Tp.HCM tung ra đất nền diện tích 64m2 đến 130m2 với giá từ 4,8 tỉ/nền (đã có sổ đỏ và xây dựng theo nhu cầu của người mua);
Tại thị trường tỉnh, Cát Tường Group cũng rục rịch trở lại vào tháng 5 với dự án Western Pearl 2 tại tỉnh Hậu Giang. Chia sẻ về lý do trở lại thị trường ở thời điểm này, chủ đầu tư cho biết, họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn.
Ở phân khúc căn hộ, Phú Đông Group cũng đang "manh nha" ra thị trường dự án Phú Đông 3 tại Bình Dương cùng với việc phát triển song song 2 dự án mới khác trong năm nay tại thị trường tỉnh.
Trong khi ở phân khúc nghỉ dưỡng, sau thời điểm dịch được kiểm soát một số doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch giới thiệu dự án ra thị trường trong khoảng tháng 6 &7/2020. Chẳng hạn như Phú Long đang giới thiệu dự án L'Alyana Senses World tại Phú Quốc hay Nam Group cũng đang chuẩn bị nguồn lực để bung thị trường dự án Thanh Long Bay tại Bình Thuận vào khoảng giữa tháng 6/2020.
Bên cạnh đó, loạt doanh nghiệp như Đại Phúc, Hưng Thịnh, Novaland, ...vẫn tiếp tục với các hoạt động bán sản phẩm, giới thiệu dự án cũ (giai đoạn tiếp theo) và dự án mới ra thị trường trong quý 2/2020. Theo các doanh nghiệp, ngay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, đây là cơ hội để bung hàng đón dòng tiền trước bối cảnh nhu cầu của người mua bắt đầu rục rịch quay trở lại thị trường.
Tuy vậy, theo dự báo trong ngắn hạn, chưa có sự cải thiện rõ nét về nguồn cung nhà đất tại Tp.HCM và tỉnh lân cận từ nay cho đến cuối năm. Theo đó, ở thời điểm này chỉ những dự án có pháp lý hoàn thiện mới bung hàng để đón dòng tiền của người mua. Và với nguồn cung chưa thực sự nhiều, lợi thế về pháp lý thì những dự án ra hàng giai đoạn này được dự báo sẽ là điểm sáng của thị trường BĐS.
BĐS vẫn là kênh đầu được ưa chuộng
Không thể phủ nhận, BĐS vẫn được xem là kênh tích trữ an toàn trong bối cảnh thị trường biến động. Lý do là sức cầu trên thị trường vẫn còn rất lớn. Theo tiết lộ của một đơn vị địa ốc, dù dự án chưa chính thức cho nhận giữ chỗ nhưng số lượng người mua dự án trước đó đã liên tục liên hệ để được giữ chỗ dự án. Trong đó, nhiều NĐT cá nhân đã tính đón đầu thị trường sau dịch đã liên hệ các doanh nghiệp để tìm mua BĐS.
Như vậy để thấy, sức mua trên thị trường vẫn còn khá lớn, quan trọng là phân khúc nào đáp ứng đúng nhu cầu ở thực của người mua sẽ thắng thế ở thời điểm này.
Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS trước đó được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tốt như lượng cầu cao, dòng vốn vào Việt Nam cao, thu nhập bình quân đầu người gia tăng... nên lực cầu rất tốt này khó có thể mất đi trong một chốc một lát được. Nhu cầu nhà ở chắc chắn còn tăng vì thực tế nó vẫn chưa được giải quyết tốt trong thời gian qua.
Sau thời điểm dịch, thị trường BĐS chắc chắn sẽ phục hồi, nhiều phân khúc sẽ có giao dịch tốt, như đất nền hoặc BĐS thương mại có thể khai thác kinh doanh hoặc cho thuê. Theo các chuyên gia, đây là những tài sản tích trữ an toàn, thậm chí còn tăng giá và thanh khoản cao trong thời gian tới khi mà nguồn cung còn khan hiếm.
Theo đại diện một sàn BĐS tại Tp.HCM, hiện đất lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư hoặc đất dự án đã có sổ giao dịch rất ổn định, bất chấp dịch. Còn những dự án chưa có sổ thì giao dịch có phần chững hơn. Với những nền đất đã có sổ được ưa chuộng là bởi người mua có thể vay vốn được, tiện lợi chủ động trong cả câu chuyện ở thực lẫn đầu tư. Vì thế, hầu như dự án nào đáp ứng được yêu cầu này đều được người mua quan tâm.
Thị trường căn hộ TP HCM trong 'tâm bão' Covid-19 Trong quý I, thị trường bất động sản cả nước có nhiều tín hiệu kém tích cực: số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể đều tăng cao; mức độ quan tâm thị trường thấp nhất 3 năm. Nguồn cung và lượng tiêu thụ căn hộ tại TP HCM quý I đều giảm lần lượt 47% và 60%, tuy nhiên giá bán...