The Unliving: Game xác sống vừa chơi vừa … ngủ gật
The Unliving được đánh giá có phong cách nghệ thuật và hiệu ứng hình ảnh bắt mắt, nhạc nền hay, tuy nhiên, trải nghiệm trò chơi lại không đem đến sự hấp dẫn và thú vị như mong đợi.
The Unliving là một game nhập vai hành động rogue-lite được phát triển bởi RocketBrush Studio và xuất bản bởi Team17 Digital. Người chơi vào vai một pháp sư gọi hồn, hồi sinh người chết, đồng thời tiêu diệt binh lính và mang đến sự hủy diệt trên mỗi con đường bạn đi qua. The Unliving được đánh giá có phong cách nghệ thuật và hiệu ứng hình ảnh bắt mắt, nhạc nền hay, tuy nhiên, trải nghiệm trò chơi lại không đem đến sự hấp dẫn và thú vị như mong đợi.
Người chơi vào vai một pháp sư gọi hồn, hồi sinh người chết, đồng thời tiêu diệt binh lính và mang đến sự hủy diệt trên mỗi con đường bạn đi qua.
Việc hóa thân thành một thầy chiêu hồn chết đi sống lại nhiều lần tạo ra bối cảnh hoàn hảo cho các vòng lặp của một game rogue-lite. Tuy nhiên, thay vì khám phá thêm nhiều điều thú vị qua từng lần chơi, The Unliving lại lặp đi lặp lại một cách khá nhàm chán.
Để nói về những ưu điểm của The Unliving không thể không nhắc đến phần đồ họa pixel và hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời. Nhà sản xuất đã thành công trong việc tạo ra một bầu không khí đen tối và một thế giới trên bờ vực của sự hủy diệt. Phép thuật chiêu hồn sử dụng hiệu ứng hình ảnh có phần rùng rợn, lôi cuốn người chơi, đồng thời tạo hình nhân vật và thiết kế quái vật không chê vào đâu được.
Trên hành trình khám phá lãnh thổ của người sống, bạn từ từ thu thập các mảnh vụn kí ức để tìm hiểu về những điều đã xảy ra và các nhiệm vụ phải làm tiếp theo.
The Unliving sở hữu một cốt truyện khá hấp dẫn, nhưng giống như hầu hết các game thuộc thể loại rogue-lite khác, câu chuyện không phải điểm trọng tâm của trò chơi. Người chơi sẽ nhập vai một pháp sư vừa được hồi sinh và đang mất trí nhớ. Bạn biết cách hồi sinh người chết và sử dụng phép thuật. Trên hành trình khám phá lãnh thổ của người sống, bạn từ từ thu thập các mảnh vụn kí ức để tìm hiểu về những điều đã xảy ra và các nhiệm vụ phải làm tiếp theo.
Phần mở đầu của trò chơi được đánh giá khá tốt. Người chơi điều khiển nhân vật của mình và đội quân xác sống một cách riêng biệt. Bạn có thể sử dụng thần chú và vũ khí trong khi cận chiến giống như các ARPG khác. Bạn cũng có thể hy sinh đội quân xác sống của mình để đổi lấy nhiều hiệu ứng cũng như các khả năng đặc biệt.
Có tổng cộng bốn loại đội quân xác sống chính bao gồm cận chiến, tầm xa, xe tăng và caster.
Có tổng cộng bốn loại đội quân xác sống chính bao gồm cận chiến, tầm xa, xe tăng và caster. Mỗi loại đội quân sẽ đem đến những hiệu ứng khác nhau. Người chơi cần sử dụng sinh lực nếu muốn đổi quân đội lấy khả năng đặc biệt, vậy nên việc tính toán và quản lý sinh lực đóng vai trò quan trọng trong hành trình của bạn. Người chơi cần giữ cho đội quân của mình khỏe mạnh, theo dõi sinh lực, sử dụng năng lượng tấn công tự động và chỉ hy sinh đội quân khi chúng đã yếu. Nghe qua thì có vẻ khá phức tạp, nhưng đúng là lối chơi của The Unliving “cồng kềnh” như vậy thật.
Chiến lược tốt nhất có lẽ là giữ cho đội quân xác sống khỏe mạnh nhất có thể và tấn công kẻ thù với số lượng đông đảo.
Chiến lược tốt nhất có lẽ là giữ cho đội quân xác sống khỏe mạnh nhất có thể và tấn công kẻ thù với số lượng đông đảo. Đội quân của bạn sẽ được nâng cấp trong suốt hành trình, nhưng dường như sự trợ giúp này cũng không đem lại nhiều tác dụng. Một điểm mà các fan hâm mộ thể loại rogue-lite yêu thích chính là người chơi có thể thử các chiến lược và cách xây dựng khác nhau qua mỗi lần chơi, và mỗi lần lại đem đến một trải nghiệm khác biệt và độc đáo. Tuy nhiên, The Unliving không những không đem đến bất kỳ thay đổi có ý nghĩa nào đối với chiến lược của bạn qua mỗi lần nâng cấp, mà còn không tạo ra được môi trường mới để người chơi khám phá. Thế giới, vị trí và số lượng kẻ thù đều giống hệt nhau trong mỗi lần chạy.
Trái ngược với những kỳ vọng mà giới game thủ dành cho mình, The Unliving đã không thành công trong việc trở thành một trò chơi rogue-lite hấp dẫn và vui nhộn. Dù sở hữu những ý tưởng và cốt truyện khá thú vị, The Unliving đã không thể giữ chân người chơi lâu dài.
Riot Games thu về hàng triệu đô nhờ Valorant
Valorant là một tựa game free-to-play (trò chơi không thu phí) của Riot Games. Nhưng NSX này vẫn thu về doanh thu triệu đô nằm ở việc bán các loại skin vũ khí trong game.
Chúng ta cùng nhau xem xem những loại skin vũ khí nào thu hút người chơi đến vậy.
Vũ khí cận chiến
Đầu tiên phải kể với skin RGX. Skin này có lẽ là một trong những bundle được yêu thích nhất trong Valorant. ấy cảm hứng từ thanh Katana của Nhật, đây là vũ khí có lối cầm ngược với những cú chém vô cùng mạnh mẽ .Mới đây, Riot Games cũng đã update thêm RGX 2.0 cho các game thủ với thêm một cây 'dao bướm' mới, bên cạnh thanh Katana trứ danh ở phiên bản đầu tiên.
Tiếp đến là skin cận chiến Xenohunter gây ấn tượng bởi hoạt ảnh múa dao cực kỳ đẹp mắt, được các game thủ đánh giá rất cao. Cuối cùng, 2 món vũ khí cận chiến trong bundle prime 1.0 và 2.0 đã có từ lâu. Bộ skin này sẽ được thiết kế với phong cách cực kỳ hiện đại và sang chảnh, là sự lựa chọn hoàn hảo cho những trận đấu giải căng thẳng.
Súng
Cũng như cận chiến, RGX Vandal luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của game thủ trong Valorant ở thời điểm hiện tại. Sở hữu thiết kế lấy ý tưởng từ những chiếc card đồ họa của PC, RGX mang cách phối màu, hiệu ứng hình ảnh và đặc biệt nhất là tiếng bắn vô cùng uy lực.
Elderflame Vandal cũng là một trong những khẩu súng được game thủ sử dụng nhiều ở Valorant. Thiết kế ý tưởng từ những con rồng lửa hung tợn nhiều uy lực và mạnh mẽ.
Skin Reaver Vandal là một minh chứng cho cụm từ " ngon mà rẻ". Mặc dù không mang trong mình nhiều hiệu ứng hình ảnh bắt mắt nhưng công dụng của skin này cũng không quá tệ, vẫn là sự lựa chọn cho những game thủ "túi" hẹp.
Với những game thủ khó tính thì không thể không kể đến Prime Vandal. Từ hiệu ứng thay đạn, hình ảnh, cho đến cả âm thanh nghe êm hơn rất nhiều khiến nó trở lên ổn định nhất trong game.
Bên cạnh đó là một loạt skin súng mang tên Phantom được Riot Games cho ra mắt thời gian gần đây. Đối với dòng series Phantim trong Valorant thì điểm nổi bật của nó so với những skin Vandal kể trên là hiệu ứng hình ảnh. Hiệu ứng triển khai vũ khí cũng như kết liệu đối thủ mang đến cảm giác phấn khích cho game thủ.
Trên đây chỉ là một số skin đẹp nhất theo số đông game thủ chơi game. Người chơi có thể tìm hiểu thêm nhiều skin khác trong game từ nhiều nguồn khác nhau. Chúc người chơi có những trải nghiệm tuyệt với trong Valorant.
Alpha Ace Game bắn súng 3D của Garena thông báo mở thử nghiệm Tựa game bắn súng Alpha Ace, với đồ họa cực kỳ xuất sắc vừa thông báo mở máy chủ thử nghiệm lần thứ 3 cho game thủ trải nghiệm. Alpha Ace được phát triển bởi nhà phát hành game Skang Studio, thuộc thể loại game bắn súng chiến thuật góc nhìn thứ nhất. Dù ra mắt sau hàng loạt tên tuổi lừng danh...