Thẻ SV trường nào cầm đồ được giá nhất?
Gần Tết Nguyên đán, các cửa hiệu cầm đồ bỗng làm ăn nhộn nhịp hẳn lên với khách hàng chính đa phần là sinh viên tỉnh lẻ.
Muôn vàn lí do vào hiệu cầm đồ
Những ngày này trăm khoản chi tiêu: tiền nhà tháng tết, tiền điện nước, phí sinh hoạt, rồi tiền về quê thực sự trở thành áp lực lớn đối với sinh viên các tỉnh. Để có chút tiền về quê ăn và trang trải trước tết nhiều bạn sinh viên tìm việc tranh thủ làm thêm. Nhiều bạn cố gắng vay mượn tiền để về quê sớm đoàn viên với gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể vay mượn trong “thời buổi kinh tế khó khăn”, dịp gần tết thế này.
Cầm đồ trở thành “cứu cánh” cho nhiều bạn trẻ tìm đến trong lúc túng thiếu. Mọi thứ tài sản có giá trị trong người đều có thể được mang ra “đấu giá” lấy “vài lít”. “Phố Cầm đồ” trên đường Láng được coi là “điểm dừng chân lý tưởng” của giới sinh viên khi “tiền khô cháy túi”.
Sinh viên đến cắm nhiều nhất là xe máy, laptop và điện thoại. Trên xe buýt ra ga bắt tàu về Hà Giang, Mạnh Tùng bị móc trộm mất ví, mọi giấy tờ, tiền nong đều không cánh mà bay. Không vay mượn được bạn bè vài trăm mua vé, Tùng đành ngậm ngùi bước vào hiệu cầm đồ trên đường Lê Duẩn gần đó gửi tạm chiếc Blackberry của mình lấy 2.000.000 đồng.
Tùng ngậm ngùi: “Không còn cách nào khác mình đành phải cầm chiếc điện thoại, với lãi suất 5.000 đồng một ngày. Giờ phải đành sắm tạm lấy con Nokia 1200 dùng tạm vậy. Qua Tết về quê xuống xin được viện trợ thì mình lại rút ra.”
Cũng phải nhờ đến “sự trợ giúp” của các quán cầm đồ, hai cô nữ sinh Loan và Hằng (năm nhất trường Học viện Quản lý giáo dục) xót xa kể lại: “Hai đứa em đạp xe ra bến Giáp Bát để về quê. Vừa đi qua ngã ba Kim Đồng thì va phải một bà lai trứng gà. Dù bà ta đi sai làn đường, nhưng vẫn la làng và bắt bọn em phải đền 2 triệu đồng. Mọi người ra can và xin nhưng vẫn bị bà ta bắt đền 1 triệu. Nếu không sẽ đánh cho bọn em một trận.”
Trong người hai bạn chỉ có hơn 300.000 đồng để về quê, hai cái điện thoại và cái xe đạp là có giá. Khi đặt hết vào tiệm cầm đồ mới đủ để đền cho người đàn bà kia.
Loan bần thần bước vào bến xe: “Bọn em phải năn nỉ khô cả cổ, khóc lóc van xin đủ đường, ông chủ mới cho bọn em cầm cái xe đạp được 150.000 đồng. Giờ trong tay bọn em chẳng còn gì cả, về biết ăn nói sao với bố mẹ bây giờ.”
Tuy nhiên không phải ai cũng bất đắc dĩ phải vào tiệm cầm đồ như Loan, Tùng. Rất nhiều bạn sinh viên tự chuốc lấy cái nợ vào người. Nhiều anh chàng nhậu nhẹt quên ngày tháng và lâm vào hoàn cành vỡ nợ. Mọi thứ đồ đạc đáng giá đều được tận dụng mang đi cắm lấy vài “chai” (trăm nghìn).
Nhiều bạn được gia đình tăng kinh phí tháng áp tết để có tiền về quê ăn tết. Nhưng do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, và “vung tay quá trán” nhiều bạn đang phải ngập trong nợ nần, đến không còn tiền về quê ăn tết.
Video đang HOT
Giá chung là vài trăm
Cứ đến tháng giáp hạt này, quán cầm đồ của anh T (Đường Láng) đông khách hơn vì số lượng sinh viên ra vào cắm đồ nhiều đáng kể.
Một sinh viên bước ra khỏi cửa hàng, loay hoay nhẩm tính tiền miệng lẩm bẩm với thằng bạn đi cùng: “Chán, được có hơn củ”. Hỏi mới biết, cậu SV năm thứ ba vừa cầm chiếc điện thoại Nokia X7 được hơn một triệu.
Anh T cho biết: “Mấy trường quanh đây, mỗi thẻ sinh viên cũng được vài trăm, nhưng còn tùy vào nhiều yếu tố”.
Theo tìm hiểu của PV báo Giáo dục Việt Nam ở quán cầm đồ, giá trị của thẻ sinh viên tùy vào từng khu vực, mối quen biết, độ tin tưởng của chủ cầm đồ với sinh viên…
Thông thường, khi “đặt” thẻ vay tiền sẽ có mức gia hạn một tháng để hoàn trả nợ với mức lãi suất theo ngày là 5 %. Nếu không trả, chủ tiệm sẽ cho người đến tận trường để đòi nợ.
Dò hỏi một vài sinh viên và chủ hiệu cầm đồ ở gần trường đại học trên địa bàn thì giá chung là từ 200 nghìn đến… vô cùng. Ở khu vực đường Láng thu hút nhiều sinh viên trường Ngoại thương, Tài chính, Ngoại giao, Giao thông Vận tải với cái giá chung là 200 – 500 nghìn. Đấy là đối với những “lính mới” lần đầu tiên đi cắm đồ, nếu là khách quen số lượng tiền có thể lên đến một vài triệu.
Một game thủ có tiếng nhẵn mặt ở quán cầm đồ (SV trường GTVT) nói: “Không có thẻ sinh viên thì dùng thẻ chứng minh thư để đi thi cũng được. Mất thẻ thì làm đơn, một tháng sau được cấp lại”. Cậu sinh viên này “cắm” chiếc thẻ được 2 triệu đồng với mức lãi suất 1600 – 2400 đồng/ ngày ở quán cầm đồ quen trên đường Láng.
Thẻ sinh viên các trường an ninh, quân sự, cảnh sát có giá trị nhất
Nguyễn Văn T (chủ cửa hàng trên đường Láng) cho biết: “Thẻ sinh viên của các trường an ninh, cảnh sát, quân sự thì có giá hơn, bét nhất cũng được 2 – 3 triệu”.
Lý giải điều này, một số chủ cửa hàng cầm đồ trên đường Trần Phú, Hà Đông cho hay thẻ học viên của họ có sự đảm bảo về bản thân cao hơn trường bình thường và khó có thể làm lại hơn trường ngoài. Vì thế khi “cắm” có uy tín hơn khi cho vay. Tùy vào mức độ tin tưởng và số lượng sinh viên cần bao nhiêu mà cho vay.
Bản chất của việc “cắm” thẻ sinh viên cho cửa hiệu cầm đồ hay cá nhân chủ lô đề chỉ là cho sinh viên vay nặng lãi
Cụ thể hơn thì thẻ sinh viên những trường trong ngành công an, an ninh “quan trọng” bởi nó ảnh hưởng đến cả gia đình và sự nghiệp. Được biết, nếu sinh viên bị phát hiện, ngay lập tức có thể bị kỷ luật rất nặng thậm chí là đuổi ra khỏi trường.
Anh T (đường Láng) cho biết rằng giá trị thẻ quân đội thấp nhất được từ 5 – 10 triệu. Có trường hợp sinh viên cắm chứng minh thư ở cửa hàng cho thuê xe máy, rồi cắm luôn thẻ học viên ở cầm đồ để chi trả nợ cho chủ đề, chủ lô hay chơi điện tử. Vì là khách quen với lại “con của sếp, bố làm to” nên anh T sẵn sàng cho vay gần 2 tỷ đồng.
Còn theo chủ cửa hàng cầm đồ ở Cổ Nhuế thì đối với thẻ trường quân đội nếu là SV cắm lần đầu thì sẽ nghiên cứu kỹ về hoàn cảnh điều kiện của từng người mà cho vay nhiều hay ít, còn nếu là “ma cũ” thì vô giá tùy theo người cầm cần bao nhiêu.
Được biết, mấy năm gần đây một trường quân sự trên địa bàn Hà Nội đã giao thẻ sinh viên của từng lớp cho giáo viên chủ nhiệm quản lý, chứ không cho SV cầm. Theo quy định của trường, nếu phát hiện sinh viên cắm thẻ sẽ kỷ luật hoặc đuổi học.
Theo một sinh viên trường quân đội thì thẻ sinh viên liên quan đến nhiều thứ như danh dự, nhân phẩm của người đó. “Không nhất thiết phải qua cầm đồ, mà chỉ cần biết mối quen biết là vay được”, H – SV trường A cho biết. Được biết, H đã từng cắm thẻ thư viện của trường, bằng lái xe, chứng minh thư mỗi lần được ngót chục triệu là ít.
Có cầu ắt có cung, xung quanh khu vực các trường đại học các cửa hàng cầm đồ mọc lên như nấm sau mưa. Không ít các trường hợp sinh viên nợ nần chồng chất bị kỷ luật hoặc đuổi học vì chủ lô đề hay bị chủ cầm đồ tìm đến tận trường để đòi nợ là chuyện xảy ra như cơm bữa.
Theo GDVN
"Cắm" thẻ sinh viên vào hiệu cầm đồ
Chuyện sinh viên "cắm" thẻ cho tiệm cầm đồ dường như đã quá phổ biến. Bất cứ trường đại học, cao đẳng nào cũng có đến bốn, năm hàng cầm đồ xung quanh.
Thẻ sinh viên hay "thẻ rút tiền"
Mỗi lần đặt thẻ, sinh viên có thể lấy được từ 200 nghìn cho đến 1 triệu đồng. Chỉ có những sinh viên quen biết, đã từng dẫn khách cho cửa hàng mới có thể lấy được nhiều hơn. Lãi suất chung của các cửa hàng là 1%/ngày. Sinh viên khi đã đặt thẻ phải thanh toán tiền lãi cho cửa hàng mỗi tháng một lần. Sinh viên phải ghi đầy đủ họ tên, lớp, trường, số điện thoại... vào sổ của cửa hàng. Những "trung tâm đặt thẻ" mà sinh viên Hà Nội biết đến nhiều nhất là các khu: ĐH Mỏ, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Giao thông Vận tải... Mỗi cửa hàng cầm đồ ở đây đều có vài ba hộp để phân loại thẻ sinh viên từng trường. Càng là thẻ sinh viên của các trường nổi tiếng thì càng vay được nhiều tiền.
Nhiều sinh viên mỗi khi thiếu tiền ăn chơi lại đem thẻ đi "đặt"
N.Linh (ĐH Mỏ) là một "chuyên gia" "cắm" thẻ cho biết: "Sở dĩ các cửa hàng cầm đồ thích nhận thẻ sinh viên bởi tấm thẻ này rất quan trọng. Không có nó, sinh viên không thể đi thi hoặc xin bất cứ giấy tờ nào của nhà trường. Hơn nữa, nếu quá hạn mà sinh viên vẫn chưa đến trả lãi, người của các hàng cầm đồ sẽ theo tên lớp trên thẻ để đến đòi hoặc báo với Ban Giám hiệu. Nếu đặt xe máy hay ti vi thì còn có thể "bùng", còn nếu đã đặt thẻ, sinh viên chỉ còn có nước nghỉ học khi không "xoay" đủ tiền".
Hầu hết các sinh viên "cắm" thẻ là do cần tiền phục vụ cho các cuộc ăn chơi, lô đề, cá độ bóng đá... Thậm chí, nhiều sinh viên nữ cũng đem cầm đồ thẻ để lấy tiền chơi cờ bạc. Nhiều sinh viên mới vào trường được các đàn anh, đàn chị khóa trên "truyền thụ kinh nghiệm". Khi thiếu thốn, họ đem thẻ ra "cắm" thử. Có được tiền một cách dễ dàng, lâu dần thành quen, cứ thiếu tiền là họ lại đem thẻ sinh viên của mình ra để "cắm".
Cái vòng luẩn quẩn
Cứ gần đến kỳ thi là các sinh viên lại cuống cuồng tìm mọi cách để chuộc thẻ. Cuối cùng, khi không còn cách nào để có tiền chuộc thẻ, các sinh viên này lại phải về quê "cầu cứu" cha mẹ. Có những người nợ đến cả chục triệu đồng. Phần lớn các sinh viên này lấy những lý do: thiếu tiền mua sách ôn thi, nhà trường bắt đóng thêm các khoản phí, mất trộm... Các bậc phụ huynh thương con lại phải móc hầu bao trả cho những khoản ăn chơi của các "quý tử".
V.Tiến (Nam Định) từng là sinh viên của một trường cao đẳng có tiếng ở Hà Nội. Vì ham mê cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá, Tiến còn mượn cả thẻ sinh viên, bằng lái xe, chứng minh thư của các bạn trong lớp đem "đặt" lấy tiền. Đến kỳ thi, mọi người đòi thẻ, Tiến lại đi mượn thẻ của bạn mình là sinh viên trường khác, đem "cầm" lấy số tiền lớn hơn để chuộc thẻ trả cho mọi người. Cứ như thế, chàng sinh viên này ngập trong cái vòng "cắm", "nhổ" thẻ. Bạn bè xa lánh, số tiền nợ lãi ngày càng nhiều. Cuối cùng, Tiến phải bỏ học về quê trốn nợ.
Sinh viên K54 của trường ĐH Mỏ ai cũng biết đến LVN. Vì ham mê lô đề, chàng sinh viên này đã đem "cắm" thẻ của mình để lấy tiền chạy theo những con số. Càng chơi càng thua, N bị chủ các cửa hàng cầm đồ cho người vào tận trường xiết nợ. Không chỉ có vậy, vì quá ăn chơi, không chịu học hành, N còn bị Ban Giám hiệu chuyển từ hệ đại học xuống hệ cao đẳng.
Một khi đã "cắm" thẻ, các bạn sinh viên sẽ chẳng còn thời gian, tâm trí đâu mà học tập hay vui chơi lành mạnh. Họ chỉ còn biết tìm cách mà xoay đủ tiền cả gốc lẫn lãi một cách nhanh nhất để chuộc lại tấm thẻ kia. Nhưng rồi "ngựa quen đường cũ", còn có biết bao nhiêu sinh viên như V.Tiến, vì chơi bời mà "cắm" thẻ sinh viên, nợ nần chồng chất buộc phải trốn nợ hoặc bị nhà trường kỷ luật, đuổi học. Những người trưởng thành, chín chắn sẽ chẳng bao giờ chấp nhận "đặt" tương lai của mình để lấy tiền, phục vụ cho những nhu cầu thấp kém như thế.
Theo ANTD
Sinh viên "toát mồ hôi" vì điện nước đầu hè Hết quay cuồng vì bão giá, giờ đây sinh viên lại đang phải đối mặt với một cơn "bão" mới, đó là tình trạng thiếu điện thiếu nước đầu mùa hè. "Trăm dâu đổ đầu tằm" Hà Nội mới bước vào đợt nóng đầu tiên của hè nhưng nóng không khác gì chảo lửa miền Trung. Cuộc sống của người dân hoàn toàn...