Thế nào là trường tốp trên, tốp giữa và tốp dưới?
Thế nào là trường tốp trên, tốp giữa và tốp dưới? Thiếu bằng tốt nghiệp THPT có được dự thi? Em quên mất chưa ghi khu vực ưu tiên. Vậy có làm sao không? Nguyện vọng vào trường không tổ chức thi thì phải làm thế nào?
Xin Ban tư vấn cho em hỏi là em đăng kí nguyện vọng thi HV An ninh, nếu em không đỗ thì em có được đồng thời xét xuống trung cấp và xét NV2 của các trường dân sự khác không? ( thuylinh_lqd_92@yahoo.com.vn)
Em được xét tuyển xuống trường trung cấp và sang các trường đại học khác có cùng khối thi.
Hiện đang học CĐ nhưng năm nay em muốn dự thi ĐH Kinh tế TPHCM, nhưng trong quy định khi đến dự thi là phải xuất trình bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, em vừa tốt nghiệp năm 2010 nên trường THPT chỉ phát cho em 2 giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, 1 giấy em đã nộp cho trường cao đẳng em đang học, giấy còn lại em đã vô tình làm thất lạc, vậy em có thể đến dự thi đại học xong rồi khi nào có giấy báo nhập học thì em sẽ bổ sung bằng tốt nghiệp sau được không ? (nguoidanduong_0102@yahoo.com.vn)
Em vẫn có thể dự thi đại học. Tuy nhiên, em tốt nghiệp THPT năm 2010 thì bây giờ đã có bằng tốt nghiệp chính. Em có thể trở về trường THPT để lấy bằng. Em tốt nghiệp năm 2010 và giấy chứng nhận tốt nghiệp chỉ có hiệu lực trong năm đó để dự thi. Em thi đại học năm nay là thí sinh tự do nên khi đến làm thủ tục dự thi phải mang theo bằng tốt nghiệp để làm thủ tục.
Nếu em không có 1 địa chỉ cụ thể để nhận giấy báo dự thi thì em phải ghi mục này thế nào, em có thể nhận giấy báo dự thi tại trường em đăng kí dự thi được không? ( tieutuong2710@zing.vn)
Em ghi theo địa chỉ trường THPT nơi em học để khỏi thất lạc.
Em đọc nhiều báo chí và nghe mọi người thường nói về trường đại học tốp trên, đại học tốp giữa, đại học vùng. Đâu là căn cứ để phân chia như vậy? Em có dự định thi vào trường ĐH Thương Mại, em muốn hỏi nếu em thi vào trường nhưng không đủ điểm vào nghành đã chọn thì có được nhà trường xếp vào các nghành khác có điểm chuẩn thấp hơn hay không? Và sinh viên đang theo học tại trường có được phép học cùng lúc 2 ngành được không? Nếu được thì phải thỏa mãn những yêu cầu gì? ( bachduong47@gmail.com)
Đó là cách gọi để dễ phân biệt về điểm chuẩn của các trường, tuy nhiên đây không phải cố định mà mấy năm trở lại đây điểm chuẩn của các trường luôn có dao động. Cụ thể:
Tốp trên là những trường có mức điểm trúng tuyển hàng năm luôn luôn cao nhất, vượt trội hẳn so với các trường khác cùng khối thi ở mỗi đợt thi. Để đỗ vào được các trường này, thí sinh phải có lực học khá giỏi mới có khả năng đỗ, có thể kể một số trường như ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngoại giao, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Hà Nội…điểm chuẩn luôn luôn ở mức cao hơn từ 2 – 3 điểm so với các trường khác.
Video đang HOT
Tốp giữa là những trường có mức điểm chuẩn thấp hơn, nhiều năm trở lại đây luôn giữ ở mức từ 17 đến 22 điểm. Đó là những trường như ĐH Thương mại, ĐH Công đoàn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Công nghiệp, ĐH Điện lực, ĐH Thái Nguyên…
Còn tốp dưới là những trường có mức điểm dưới mức 17 cho tới tiệm cận và bằng điểm sàn. Những trường dân lập hầu hết đều nằm trong tốp này. Tốp dưới còn gồm những trường ĐH vùng và những ngành khó tuyển sinh của một số trường ĐH như ngành Trồng trọt của các ĐH Nông lâm, ĐH Nông nghiệp… trong nhiều năm, mức điểm chuẩn luôn suýt soát điểm sàn.
Em thi vào ĐH Thương mại nếu không đủ điểm vào ngành mình đăng ký mà có nguyện vọng vào ngành khác cùng khối thi trong trường còn thiếu chỉ tiêu và xét tuyển thì em được đăng ký xét tuyển.
Sinh viên đang học được học thêm ngành khác trong trường nhưng với điều kiện lực học của em phải đạt loại giỏi.
Hiện tại em muốn đăng ký vào 2 trường là: Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội và Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội nhưng trường Cao Đẳng công nghệ Hà Nội lại không tổ chức thi mà lấy điểm thi ĐH để xét tuyển. Như vậy em muốn gửi 2 hồ sơ như sau: Hồ sơ 1: em ĐKDT và có nguyện vọng muốn học tại trường ĐH kinh doanh và công nghệ HN; Hồ sơ 2: em đăng ký thi nhờ trường ĐH kinh doanh và công nghệ để lấy điểm xét tuyển vào trường CĐ công nghệ HN 2 hồ sơ này đều thi cùng khối, như vậy liệu có được không? ( man.dem2010@gmail.com)
Trong trường hợp của em thì em chỉ cần làm 1 hồ sơ dự thi vào ĐH Kinh doanh và Công nghệ, nếu không đỗ vào trường mà điểm của em có kết quả thi từ điểm sàn đại học (hoặc cao đẳng) trở lên thì em được quyền nộp hồ sơ xét tuyển đến trường CĐ Công nghệ Hà Nội.
Nếu em đăng kí ưu tiên xét tuyển vào 1 trường ĐH (dành cho HS giỏi quốc gia) nhưng em thi tuyển sinh để lấy điểm xét tuyển tại 1 trường khác (cho tiện việc đi lại) thì trong mục 2 hồ sơ ĐKDT em có cần điền mã ngành của trường em mượn thi hay không? (trường em đăng kí ưu tiên xét tuyển cũng có tổ chức thi tuyển sinh)?( rosemary131093@yahoo.com.vn)
Vì trường đăng ký ưu tiên xét tuyển tổ chức thi nên để thuận lợi cho việc xét tuyển, em nên nộp hồ sơ vào trường mình dự thi. Tránh thi nhờ vì trường đó có thể không xét tuyển NV2 lúc đó lại vất vả cho em việc xét tuyển vào trường.
Em có nguyện vọng học tại trường Cao Đẳng công nghệ Hà Nội, nhưng trường lại không tổ chức thi. Như vậy, em phải đăng ký thi ở trường Cao Đẳng khác hay là ĐH? Nếu phải đăng ký thi ở trường ĐH khác thì em phải thi theo đề thi ĐH hay CĐ vậy? ( tiennu.haohoa2000@gmail.com)
Em đăng ký dự thi ở trường ĐH hay CĐ khác đều được nhưng với điều kiện điểm thi ĐH hoặc CĐ của em phải bằng điểm sàn trở lên (không có môn nào bị điểm 0) thì em mới được đăng ký xét tuyển sang trường CĐ Công nghệ Hà Nội.
Khi em nộp hồ sơ, em quên mất chưa ghi khu vực ưu tiên. Vậy có làm sao không? Liệu em có được cộng điểm không? ( doyoulovemycltc@gmail.com)
Em quên ghi mục ưu tiên thì bây giờ đến nơi nộp hồ sơ để thêm vào, trong trường hợp nếu không được thì đến ngày làm thủ tục dự thi, em yêu cầu cán bộ của trường điều chỉnh lại cho em tránh thiệt thòi.
Theo kênh14
Học viện Tài chính "khép cửa" HS giỏi Quốc gia?
Nhiều năm, Học viện Tài chính không ưu tiên tuyển học sinh giỏi Quốc gia, trong khi đó các trường top trên luôn rộng cửa với đối tượng này.
Trường top trên "rộng cửa" đón học sinh giỏi Quốc gia
GS.TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương và PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội đều khẳng định, năm nay cũng như nhiều năm trước, các trường này đều ưu tiên xét tuyển với học sinh giỏi quốc gia, nếu họ có điểm thi ĐH cao hơn điểm sàn của Bộ GD - ĐT quy định.
"Đó là những người có tư chất tốt, nhất là khi chúng ta ngày càng làm nghiêm việc thi học sinh giỏi Quốc gia." - Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương nhận xét. Còn Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết thêm: "Khi thi quốc gia, các em này phải tập trung học một môn nào đó nên có thể học chưa đều. Nhưng nhìn chung, khi lên ĐH đều có kết quả tốt".
Cùng với các trường"top khối công lập, các trường tư thục, như ĐH FPT, cũng có chính sách ưu tiên xét tuyển với học sinh giỏi quốc gia đạt trên điểm sàn của Bộ GD - ĐT.
Riêng Học viện Ngân hàng Hà Nội, do năm ngoái chưa làm kịp chính sách này nên chưa ưu tiên xét tuyển nhưng năm nay, TS Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho hay, ông đang hoàn thiện phương thức tuyển thẳng với những em đạt giải Quốc gia và được lãnh đạo Học viện Ngân hàng ủng hộ.
"Nếu không sẽ bỏ phí những nhân tài. Còn nếu tuyển thẳng sẽ thu hút được những người giỏi" - TS Trần Mạnh Dũng nhận xét.
Vì sao Học viện Tài chính "khép cửa" với học sinh giỏi Quốc gia?
Trao đổi với PV chiều 1-4, Giám đốc Học viện Tài chính, GS.TS Ngô Thế Chi cho biết, trường không ưu tiên xét tuyển với học sinh đạt giải Quốc gia thi trên điểm sàn vào trường do Bộ GD - ĐT quy định. Làm như vậy, theo GS Ngô Thế Chi, nhà trường không hề vi phạm quy chế.
Mặt khác, đặc thù của Học viện Tài chính là chuyên sâu về Tài chính - Kế toán nên những em đạt học sinh giỏi Quốc gia chưa chắc đã phù hợp. Học giỏi Toán có khi hay làm tắt, bỏ qua nhiều bước, mà ngành kế toán lại cần tỉ mỉ - GS Ngô Thế Chi giải thích.
"Nhưng vì sao cùng là các trường kinh tế nhưng ĐH Ngoại thương, Thương mại...đều có chính sách ưu tiên xét tuyển mà Học viện Tài chính chỉ "ưu tiên" khi các em đã thi đỗ vào trường?" - khi chúng tôi hỏi điều này thì Giám đốc Học viện Tài chính cho hay, việc đào tạo ở các trường là khác nhau. Ở ĐH Ngoại thương có ngành xuất - nhập khẩu, ở ĐH Thương mại có ngành Hóa phẩm...nên các em mới cần học Hóa chẳng hạn, còn Học viện Tài chính thì không (?).
Theo GS Ngô Thế Chi, các em học sinh giỏi quốc gia Toán, Lý, Hóa có thể chọn các ngành chuyên sâu về các môn đó, như ở ĐH Sư phạm thì phù hợp hơn (?).
Vì vậy, những học sinh giỏi đạt giải Quốc gia muốn vào học ở Học viện Tài chính thì bắt buộc phải thi ĐH và đạt điểm chuẩn của trường này. Trong khi nếu thì vào nhiều trường hàng đầu khác, các em này chỉ cần đạt điểm sàn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hoặc cao hơn điểm sàn 3 điểm.
Năm 2010, điểm chuẩn Học viện Tài chính khối A là 21, riêng ngành Kế toán điểm chuẩn là 22,0; khối D1 là 28,0 điểm (đã nhân hệ số). Trong khi điểm sàn ĐH năm 2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo là 13 điểm với khối A và D; 14 điểm với khối C và khối B.
Bộ GD - ĐT sẽ hỏi lại Học viện Tài chính về chuyện ưu tiên tuyển HS giỏi Quốc gia Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho hay, ông không hề biết chuyện Học viện Tài chính nhiều năm nay không ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi quốc gia khi các em này đạt trên điểm sàn kỳ thi chung của Bộ. Vì vậy, ông sẽ trao đổi lại với Học viện Tài chính về chuyện này. "Các em đó là những người có tư chất tốt. Trước đây khi tôi làm Giám đốc ĐH Đà Nẵng, trường tôi cũng có chính sách tuyển thẳng các em này." - Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.
Theo Hoàng Tuân (VTC News)
SV bị buộc thôi học có được dự thi ĐH? Ngành Hóa dầu ra trường làm việc ở đâu? Trường ĐH Tài Nguyên Môi trường đã tuyển sinh chưa? Tương lai ngành Kinh tế có bão hòa? Xác nhận hồ sơ ĐKDT ở nơi thường trú hay nơi cư trú? SV năm thứ 4 bị thôi học do lực học kém, có được dự thi ĐH? ảnh nguồn google Em tên Đại, hiện...