Thế hệ học trò tự hào: 40 năm dựng xây và phát triển trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Không chỉ tự hào là ngôi trường phổ thông công lập có bề dày lịch sử mà lớp lớp thế hệ học sinh luôn tự hào về những về một cái nôi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Bước sang “tuổi 40″ ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thì thầy và trò ở ngôi trường có bề dày truyền thống ấy đều góp phần vẽ thêm một trang sử đáng tự hào. 40 năm trôi qua, nơi đây đã in đậm dấu ấn của những lớp người đưa đò thầm lặng cũng như sự trưởng thành của nhiều thế hệ học trò.
Thành lập đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện, đặc biệt là các xã khu vực phía bắc của huyện Nam Sách. Năm 1979 trên quê hương truyền thống cách mạng, nơi mà Chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Hải Dương được thành lập đó là xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Trường cấp 3 Hợp Tiến được ra đời
40 năm kể từ ngày thành lập đến nay, trải qua nhiều chặng đường khó khăn, gian khổ của một ngôi trường được xây dựng thời bao cấp ở một miền quê thuần nông, với sự cố gắng, đồng lòng của biết bao thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, sự quan tâm sâu sắc của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nam Sách, trường THPT Mạc Đĩnh Chi đã gặt hái được những thành quả đáng tự hào.
Hiện nay, trường có qui mô 21 lớp với hơn 800 học sinh, 56 cán bộ, giáo viên đầy đủ các bộ môn với tỉ lệ đạt chuẩn 100 %. Trong đó có 30% đạt trên chuẩn. Về cơ sở vật chất, Trường có 21 phòng học cao tầng, đảm bảo cho mỗi lớp 01 phòng. 10 phòng học bộ môn, 01 thư viện đạt chuẩn, 06 phòng tổ bộ môn và các phòng chức năng khác phục vụ cho công tác giảng dạy
Trải qua 40 năm dựng xây và phát triển với bao khó khăn, gian khổ, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi ngày nay đã khang trang, sạch đẹp và chất lượng đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong và ngoài huyện Nam sách. Để đạt được điều đó, trước tiên phải có sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của Hội Cha mẹ học sinh, của Hội cựu giáo chức Nhà trường, Hội Cựu học sinh hai miền Nam Bắc và đặc biệt có sự nỗ lực phấn đấu công tác của cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường; sự chăm ngoan, hăng say học tập của các em học sinh.
Video đang HOT
Bước sang tuổi 40, với một chặng đường dài đi qua gần nửa thế kỉ, với truyền thống ấy, thầy và trò Nhà trường sẽ nguyện đem hết tinh thần, trí lực đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục lập nên những thành tích mới, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của Nhà trường, đưa Nhà trường ngày càng phát triển ổn định và bền vững, xứng đáng là trường Chuẩn quốc gia mang tên Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, và trở thành điểm sáng của ngành giáo dục đào tạo Hải Dương, giữ vững niềm tin yêu của lãnh đạo và nhân dân huyện Nam Sách.
Ngày 17/11/2019 vừa qua nhà trường đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường. Đến dự buổi lễ, ngoài sự có mặt của đông đủ các thầy cô, học sinh các thế hệ, Nhà trường còn vinh dự được đón tiếp đại diện các: Sở ,ban, ngành, đoàn thể của Tỉnh, của Huyện; cùng rất nhiều cựu học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí của nhà trường.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã trao tặng bằng khen cho nhà nhà trường.Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thầy Trần Thế Thủy – Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường đã bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhà trường để nhà trường có bước phát triển như ngày hôm nay. Thầy cũng đặc biệt gửi lời tri ân đến các thế hệ thầy cô, lãnh đạo nhà trường, các thế hệ học sinh đã dày công xây dựng nên mái trường Mạc Đĩnh Chi
Cùng nhìn lại những hình ảnh ghi nhanh của lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường:
L. Hương
Theo ĐSPL
Mở rộng chương trình đào tạo song bằng trong các trường phổ thông
Kết quả sau ba năm thực hiện Đề án thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội cho thấy, đây là hướng đi đúng, cần được tiếp tục mở rộng, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trao bằng khen tặng các trường phổ thông của Hà Nội có thành tích trong thực hiện thí điểm chương trình đào tạo song bằng.
Nhìn lại quá trình triển khai thí điểm Đề án, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, Đề án được Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung khởi xướng và chỉ đạo tổ chức thực hiện từ năm học 2017-2018. Các trường học thành lập hội đồng biên soạn chương trình giảng dạy tích hợp giữa chương trình học của Việt Nam và chương trình học của Cambridge; hướng dẫn biên soạn chương trình, thành lập các hội đồng thẩm định chương trình. Đồng thời, thành phố cũng hỗ trợ các trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên và các nguồn lực để tổ chức thực hiện Đề án.
Công tác tuyển sinh vào các trường có tổ chức thực hiện Đề án được thực hiện nghiêm túc; học sinh có nguyện vọng tham gia học chương trình song bằng phải tham dự qua nhiều vòng thi chung do Sở GD và ĐT Hà Nội chủ trì tổ chức. Tính đến nay, toàn thành phố có hai trường THPT và bảy trường THCS tham gia thí điểm với tổng số hơn 900 học sinh.
Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy Lê Kim Anh, đại diện cho bảy trường THCS triển khai đề án khẳng định, đề án đào tạo song bằng là cơ hội tạo ra sự đổi mới giáo dục, nhất là trong bối cảnh yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận học sinh trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay. Hiện tại, các trường vẫn luôn rà soát, tìm biện pháp cân bằng về thời lượng giữa chương trình đào tạo của Việt Nam và chương trình quốc tế nhằm tạo môi trường học tập phù hợp cho học sinh theo hệ song bằng. Được biết, kỳ thi lấy chứng chỉ IGCSE đầu tiên của Đề án đào tạo chương trình song bằng cấp THCS được thực hiện cho khối 9 vào năm học 2021-2022, dự kiến tổ chức vào tháng 6-2022.
Cô giáo Lê Mai Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) cho biết, nhà trường xác định việc triển khai chương trình song bằng là nhiệm vụ quan trọng, đặt nền móng và tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục. Là trường đầu tiên của Hà Nội tổ chức thí điểm, tập thể giáo viên nhà trường nhận thức rõ cần khắc phục khó khăn ban đầu để hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước. Cô giáo Lê Mai Anh cho biết thêm, khóa học sinh đầu tiên của trường dự thi AS tháng 6-2019 vừa qua đã đạt kết quả rất đáng khích lệ với số học sinh đạt điểm B trở lên đạt 83%, trong khi tỷ lệ này trên hệ thống toàn cầu chỉ đạt 41,6%. Hiện nay, học sinh hệ song bằng khóa 1 đang rất tích cực ôn tập với quyết tâm cao chuẩn bị kỳ thi A level vào tháng 11-2019.
Em Nguyễn Thị Mỹ Trân, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam chia sẻ: Hệ song bằng là một bước đột phá trong cách giảng dạy, học tập, giúp học sinh được tiếp cận với chương trình học tập tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại. Mặc dù còn một số khó khăn, nhưng nhờ có sự hỗ trợ của giáo viên, nỗ lực của bản thân, em đã dần thích nghi được với môi trường. Với em cũng như nhiều bạn học, đây chính là bệ phóng rất hoàn hảo trong việc tiếp cận với các chương trình giáo dục quốc tế sau phổ thông.
Đánh giá về chương trình song bằng của Hà Nội, Thứ trưởng GD và ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, đây là hình thức du học tại chỗ, chủ động hơn trong việc tạo cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến trong điều kiện tốt nhất của trường công lập. Bên cạnh đó, đồng chí cũng nêu ý kiến, khi triển khai chương trình cần chú ý làm thế nào để học sinh tăng thêm kiến thức nhưng không quá tải, tạo cho học sinh hứng thú học tập. Chương trình cần bảo đảm mục tiêu giáo dục Việt Nam song song với việc đáp ứng yêu cầu của chương trình nước ngoài. Các trường cần tiếp tục rà soát kỹ, làm gọn nhất về nội dung kiến thức, không để trùng lặp kiến thức, giúp học sinh giảm áp lực tối đa. Đặc biệt, Hà Nội cần bảo đảm liên thông giữa các cấp học. Hiện có vấn đề là có bảy trường THCS của Hà Nội tham gia Đề án, nhưng chỉ có hai trường THPT thực hiện chương trình này.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá, việc triển khai chương trình song bằng ở các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố đã tạo ra môi trường học tập có chất lượng, tiệm cận mô hình của các trường chuẩn quốc tế; giúp học sinh tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, đồng thời tạo hành trang cho học sinh tự tin bước vào các trường đại học quốc tế trong tương lai. Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở GD và ĐT Hà Nội rà soát các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố có đủ điều kiện, báo cáo UBND thành phố để xem xét mở rộng việc thực hiện chương trình đào tạo song bằng vào năm học 2020-2021.
THẾ HẢI
Theo nhandan
Cần Thơ thúc đẩy hợp tác với Hungary trong lĩnh vực giáo dục Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ và Đại sứ Hungary đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi du học sinh và giao lưu văn hóa. Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN) Ngày 15/11, tại Cần Thơ, giáo sư Hà Thanh Toàn,...