Thế hệ giáo viên mới bước ra từ ‘Chia sẻ cùng thầy cô’
Bằng những phương pháp và mô hình giảng dạy sáng tạo, những giáo viên trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã mang đến nhiều đóng góp tích cực cho giáo dục.
“Chia sẻ cùng thầy cô 2020″ là chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Chương trình nhằm cổ vũ, động viên và tri ân những đóng góp của các giáo viên người dân tộc thiểu số cho sự nghiệp giáo dục.
Được tổ chức thường niên vào tháng 11, đến nay, “Chia sẻ cùng thầy cô” đã vinh danh và hỗ trợ nhiều thầy cô giáo dạy học ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn trên cả nước.
Đưa công nghệ vào dạy và học
Ngày 11/11, cô Hà Ánh Phượng, giáo viên người dân tộc Mường, công tác tại Trường THPT Hương Cần, Phú Thọ được tổ chức Varkey Foundation công bố nằm trong top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có giáo viên lọt vào bảng xếp hạng uy tín này.
Cô Hà Ánh Phượng được Varkey Foundation vinh danh trong top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu.
Trường THPT Hương Cần có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số. Nhờ khai thác công nghệ thông tin và Internet, cô Phượng đã đưa học sinh tham gia các tiết học “xuyên biên giới”, giúp các em tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh cùng học sinh quốc tế.
Video đang HOT
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu, cô quyết định tiếp tục theo học thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh – Đại học Sư phạm Hà Nội, với dự định quay về đổi mới giáo dục quê nhà. Giảng dạy ở Trường THPT Hương Cần, cô Phượng có những sáng kiến nổi bật trong việc thay đổi phương pháp giáo dục. Đơn cử, côm giúp học sinh vượt qua khó khăn trong việc học tiếng Anh thông qua mô hình lớp học xuyên biên giới, kết nối học trò với các trường nước ngoài qua ứng dụng Skype.
Trong năm học 2019-2020, cô Phượng trực tiếp hướng dẫn hơn 90 học sinh Trường THPT Hương Cần thực hiện dự án quốc tế “Nói không với ống hút nhựa”. Trong tiết học này, các cô cậu học trò người Mường đã mang đến những sản phẩm ống hút tre do chính mình làm ra, tự tin thuyết trình dự án với mong muốn lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường tới bạn bè quốc tế.
Dạy kỹ năng sống cho học sinh
Ngoài cô Hà Ánh Phượng, “Chia sẻ cùng thầy cô 2020″ và thương hiệu Thiên Long còn tìm được nhiều tấm gương có tư duy sáng tạo trong giảng dạy khác. Có thể kể đến thầy Danh Minh (Hậu Giang) – nhà giáo người Khmer đã 18 năm gắn bó với THCS Lương Tâm. Trong tiết Sinh học của thầy Minh, các em được xem thí nghiệm đơn giản từ những loại cây quen thuộc như cỏ rong đuôi chó, lá khoai lang… Từ đó, giờ học của thầy Minh luôn cuốn hút, dễ nhớ và dễ hiểu bài hơn.
Thầy Danh Minh dành nhiều thời gian thăm hỏi học trò sau mỗi giờ lên lớp.
Cùng với thầy Danh Minh, cô Hà Thị Hội cũng là giáo viên nổi tiếng tại Trường THCS Đồng Sơn (Phú Thọ). Những tiết học Lịch sử của cô được minh họa bằng tre, nứa, sỏi, đá hoặc rất nhiều vật dụng khác. Cách giảng dạy độc đáo này đã giúp cô Hội đưa lịch sử đến gần hơn với học sinh, khơi gợi đam mê khám phá và sự yêu thích ở các em.
Ngoài kiến thức, xã hội ngày càng yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng sống và cách ứng xử ở học sinh. Với những học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, việc hướng dẫn kỹ năng sống cho các em rất quan trọng. Ở bản Dìn Chin (Mường Khương, tỉnh Lào Cai), 9 năm qua, cô Lồ Thị Lan – giáo viên trường Tiểu học Dìn Chin, xã Dìn Chin vẫn lặn lội từng đêm cùng học trò đi hứng từng can nước sạch về sử dụng.
Cô Lồ Thị Lan đã có 9 năm gắn bó với trường Tiểu học Dìn Chin.
Ngoài giờ học, các học sinh của cô Lan được dạy về tầm quan trọng của việc giữ gìn nước sạch, cách sử dụng nước tiết kiệm, cách tận dụng hiệu quả nguồn nước. Cô Lan mong trong tương lai, một thế hệ trưởng thành từ sự thiếu thốn nguồn nước sạch sẽ trở thành những nhân lực hàng đầu, quay lại xử lý vấn đề thiếu nước sinh hoạt trên chính quê hương mình.
Nghề giáo dục là một trong những nghề cao quý không chỉ bởi vài trò quan trọng của những nhà giáo trong việc đào tạo thế hệ măng non, mà hơn hết, các thầy cô vẫn luôn lặng thầm cống hiến, không ngại khó vì học sinh của mình. Chia sẻ về các giáo viên bước ra từ “Chia sẻ cùng thầy cô”, ông Trịnh Văn Hào – Giám đốc Marketing tập đoàn Thiên Long – nhận định đây là thế hệ thầy cô có tinh thần xung kích, không ngại khó khăn gian khổ vì học sinh thân yêu.
“Các thầy cô có tinh thần khai phóng, luôn tiếp nhận cái mới trong giáo dục, không ngừng cập nhật thông tin và áp dụng công nghệ trong dạy và học. Đây cũng là thế hệ giáo viên có nhiều sáng kiến, công trình nghiên cứu giúp cải tiến phương pháp giảng dạy, thúc đẩy học sinh tích cực nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng sống”, ông Trịnh Văn Hào nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ chương trình năm nay, Tập đoàn Thiên Long đã phối hợp cùng với ban tổ chức chương trình xây dựng nhà công vụ để hỗ trợ các giáo viên đang phải công tác trong điều kiện khó khăn, khởi điểm là trường mầm non Xuân Lẹ, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa… Hoạt động này hướng đến gợi mở thêm một phương hướng hỗ trợ thiết thực để các tổ chức chính trị xã hội đóng góp nhiều hơn cho hoạt động giáo dục ở những điểm trường vùng sâu vùng xa.
Lần đầu tiên Việt Nam có giáo viên vào top 10 giáo viên toàn cầu
Sáng 11/11, tổ chức Varkey Foundation công bố top 10 giáo viên toàn cầu năm 2020, trong đó có cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh trường THPT Hương Cần (Phú Thọ).
Cô giáo Hà Ánh Phượng.
Cô Phượng, người dân tộc Mường, 29 tuổi, là giáo viên tiếng Anh một trường miền núi, nơi hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, ít có cơ hội thực hành Tiếng Anh.
Cô Phượng là cựu sinh viên Đại học Hà Nội. Khi ra trường, cô được một công ty dược của Pakistan mời làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch với mức lương hấp dẫn, nhưng đã từ chối để tiếp tục học bậc thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh. Năm 2016, cô giáo Mường được tuyển đặc cách vào trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Nhờ công nghệ, cô kết nối lớp học của mình với các trường học trên khắp thế giới, giúp học trò phát triển ngoại ngữ, tìm hiểu về văn hóa các nước khác. Cùng với đó, cô Phượng còn hợp tác với các giáo viên Tiếng Anh ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ để kết nối những học trò người dân tộc thiểu số với bạn bè quốc tế. Ghi nhận những nỗ lực, Global Teacher Prize đã đánh giá cô Phượng là "giáo viên toàn cầu".
Trước đó, vào tháng 3, cô Phượng lọt vào danh sách 50 giáo viên toàn cầu. Cô Phượng từng chia sẻ, cô mong muốn phá bỏ rào cản trong việc học ngoại ngữ mà học sinh dân tộc ở ngôi trường miền núi gặp phải, đem giáo dục thế giới đến gần các em.
Hiện, cô vừa dạy học ở trường THPT Hương Cần vừa tham gia dạy học qua truyền hình, YouTube, hoạt động hội nhóm chuyên môn, viết sách hướng dẫn ôn thi, ra app học trực tuyến môn Tiếng Anh.
Ngoài ra, cô còn hỗ trợ giáo viên trong và ngoài tỉnh về kỹ thuật dạy học trực tuyến và quản lý lớp. Mô hình lớp học xuyên biên giới vẫn được duy trì nhưng với cách thức khác trong tình trạng thế giới phải chống chọi với dịch bệnh.
Với những nỗ lực và thành tích đạt được trong sự nghiệp giáo dục, tháng 9 vừa qua, cô Hà Ánh Phượng được vinh danh là điển hình tiên tiến tại Đại hội thi đua ngành giáo dục toàn quốc.
Giải thưởng giáo viên toàn cầu được Quỹ Varkey (Varkey Foundation) thành lập năm 2014. Mỗi năm, Ban tổ chức nhận được hàng chục nghìn hồ sơ đến từ nhiều quốc gia (năm 2019 là hơn 10.000, năm 2017 30.000 hồ sơ, năm nay chưa công bố). Một giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực giáo dục sẽ được lựa chọn để nhận giải thưởng trị giá một triệu USD.
Năm 2019, giải thưởng này thuộc về một thầy giáo nghèo ở Kenya, tên Peter Tabichi nhờ những đóng góp vật chất và tinh thần giúp học trò nghèo đi thi đạt giải quốc tế. Việt Nam có cô giáo Trần Thị Thúy (trường THPT Đức Hợp, Hưng Yên) vào top 50.
10 gương mặt lọt vào danh sách giáo viên toàn cầu 2020 Bên cạnh cô Hà Ánh Phượng, 9 giáo viên còn lại đến từ nhiều quốc gia, đạt thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục. Cô Hà Ánh Phượng, THPT Hương Cần, Phú Thọ, là đại diện của Việt Nam lọt vào danh sách 10 giáo viên toàn cầu. Cô Phượng giảng dạy tại một trường miền núi, nơi hơn 90% học...