Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại
Trong thập niên tới, kinh tế thế giới sẽ thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại.
Đây là kết quả nghiên cứu đán.h giá ảnh hưởng chung đối với mức sống toàn cầu của 5 yếu tố gồm đa dạng sinh học, nước, lương thực, sức khỏe và biến đổi khí hậu.
Cánh đồng ngô khô héo do hạn hán tại làng Kanyemba ở Rushinga, Zimbabwe, ngày 3/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo của Nền tảng Khoa học-Chính sách Liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES) chỉ ra cả 5 yếu tố trên đều đang trong tình trạng khủng hoảng và việc tách rời, giải quyết riêng rẽ các thách thức này sẽ khiến bức tranh toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Cụ thể, theo nghiên cứu, đa dạng sinh học toàn cầu đã suy giảm 2-6% mỗi thập niên trong 30-50 năm qua. Khoảng 50% dân số toàn cầu hiện sống ở những khu vực bị suy giảm mạnh nhất về đa dạng sinh học, nguồn nước và an ninh lương thực. Đây cũng là những khu vực chịu những tác động tồi tệ nhất từ biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh 58 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 50% tổng sản phẩm toàn cầu năm 2023, được tạo ra trong các lĩnh vực phụ thuộc đáng kể hoặc phần lớn vào tự nhiên, báo cáo đán.h giá nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 10 – 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do các tác động tiêu cực của ngành nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và thủy sản đối với đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, nước và sức khỏe.
Báo cáo do hơn 100 chuyên gia hàng đầu từ 42 quốc gia trong nhiều khu vực tham gia biên soạn trong 3 năm này kêu gọi những thay đổi cơ bản sâu sắc trên toàn hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng mất đa dạng sinh học và sụp đổ của các hệ sinh thái. Báo cáo đưa ra hơn 70 phương án ứng phó có thể kể đến như khôi phục rừng và đất ngập nước, giảm tình trạng tiêu thụ quá nhiều thịt, giảm ô nhiễm thuố.c trừ sâu và nhựa, cải thiện biên giới đất liền – biển, hỗ trợ hệ thống bảo tồn và lương thực bản địa, khuyến khích hợp tác xuyên biên giới về quản lý nước, ….
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh điều quan trọng của các giải pháp là phải đáp ứng cùng lúc cả 5 yếu tố để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Đồng tác giả của báo cáo, Giáo sư Paula Harrison thuộc Viện nghiên cứu Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Vương quốc Anh cho biết “không thể giải quyết bền vững bất kỳ vấn đề nào trong số chúng mà không xem xét đến những vấn đề khác”.
Báo cáo đưa ra ví dụ việc tăng cường sản xuất lương thực bằng mọi giá có thể nuôi sống nhiều người hơn trong ngắn hạn; nhưng quá nhiều hoạt động canh tác không bền vững có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nguồn cung cấp nước và đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Do đó theo báo cáo, cần những thay đổi cơ bản sâu sắc trên toàn hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng đang cùng xảy ra này và ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ sinh thái.
Ukraine đột kích 40 toa tàu nhiên liệu, phá huyết mạch hậu cần Nga?
Truyền thông Ukraine nói rằng Kiev đã tấ.n côn.g và phá hủy một đoàn tàu quân sự của Nga, gây thiệt hại nghiêm trọng tới năng lực tiếp tế hậu cần của đối phương.
Hình ảnh được mô tả là hiện trường vụ việc (Ảnh: Kyiv Post).
Kyiv Post dẫn nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết, đơn vị này cùng với lực lượng phòng vệ đã thực hiện một chiến dịch nhiều giai đoạn, gây thiệt hại nặng cho tuyến tiếp tế hậu cần của Nga ở Zaporizhia hôm 14/12.
Theo nguồn tin từ SBU, nhiệm vụ này được thực hiện với sự hợp tác của nhóm tác chiến "Tavria", Tình báo Quân sự Ukraine (HUR), Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SSO) và Lực lượng thiết bị không người lái của Quân đội Ukraine (SBS), nhằm vào một tuyến cung cấp nhiên liệu quan trọng từ Crimea.
Chiến dịch bắt đầu gần làng Oleksiyivka thuộc quận Bilmatsky, nơi Cục Quân báo số 13 của SBU tiến hành phá hoại các tuyến đường sắt.
Ukraine đột kích 40 toa tàu nhiên liệu, cắt đứt huyết mạch hậu cần Nga (Video: Kyiv Post).
Cuộc tấ.n côn.g làm trật bánh một đoàn tàu chở 40 toa xe chứa đầy nhiên liệu. Khi một số toa xe bốc cháy, các hệ thống tên lửa HIMARS từ nhóm tác chiến chiến lược "Tavria" đã thực hiện các cuộc tấ.n côn.g chính xác, phá hủy đầu tàu và các toa xe quan trọng, khiến Nga không thể cứu được số nhiên liệu.
Theo Kyiv Post, cuộc đột kích không chỉ phá hủy đoàn tàu chở nhiên liệu mà còn làm gián đoạn nghiêm trọng một tuyến đường sắt quan trọng được sử dụng để cung cấp hậu cần của lực lượng Nga, gây tổn thất chiến lược cho Moscow.
Trang Ukrainska Pravda cho rằng, Nga sẽ phải mất một thời gian dài nữa để khôi phục hoạt động của tuyến đường này.
Nga chưa bình luận về thông tin này.
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đáp trả của Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho Mỹ Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đáp trả của Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho ngành năng lượng sạch đang phát triển và ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, khi căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà phân tích cho biết. Tàu chở hàng hóa Trung Quốc neo tại...