Thế giới quay cuồng với Covid-19
Từ Mỹ đến Nam Phi, cuộc chiến cam go với Covid-19 vẫn tiếp diễn khi số ca tử vong tăng lên, trong khi hàng triệu người túng quẫn do lệnh phong toả.
Các nhân viên nghĩa trang Vila Formosa mặc đồ bảo hộ chôn cất một bệnh nhân Covid-19 hôm 1/4 ở thành phố Sao Paulo, Brazil. Họ đã đào sẵn nhiều hố chôn để tiếp nhận người tử vong vì Covid-19. Brazil xác nhận hơn 12.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 560 ca tử vong.
Các nhân viên nhà xác Collserola ở Barcelona, Tây Ban Nha, di chuyển quan tài của một nạn nhân Covid-19 hôm 2/4. Nhiều quan tài khác đang chờ được chôn cất hoặc hoả táng. Quốc gia châu Âu này là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 136.000 ca nhiễm, hơn 13.300 ca tử vong.
Tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, số ca nhiễm tiếp tục tăng lên gần 370.000, trong đó gần 11.000 ca tử vong. Trong ảnh, các thi thể được bọc trong túi nhựa tại nhà tang lễ Daniel J. Schaefer, New York, hôm 2/4. Công ty này thường tiếp nhận 40-60 thi thể cùng lúc, nhưng hiện rơi vào quá tải do đại dịch khi có sáng, họ phải tiếp nhận tới 185 trường hợp.
Các đầu bếp nấu mỳ ống tại bếp ăn từ thiện ở nhà thờ San Cayetano, ngoại ô thủ đô Buenos Aires, Argentina, hôm 31/3. Chính phủ Argentina tuần trước cho hay ngày càng nhiều người xin được cứu trợ thực phẩm do lệnh phong toả khiến họ rơi vào cảnh thất nghiệp. Nước này báo cáo hơn 1.600 ca nhiễm nCoV, hơn 50 ca tử vong.
Nhân viên chính quyền phun khử trùng trên đường ở thành phố La Paz, Bolivia, hôm 2/4, để phòng ngừa Covid-19. Nước này đứng khá thấp trong danh sách dịch bệnh toàn cầu, với 194 ca nhiễm, 14 ca tử vong.
Video đang HOT
Người vô gia cư bị cảnh sát dồn lại ở sân vận động Caledonian, thành phố Pretoria, Nam Phi, hôm 2/4 theo lệnh phong toả 21 ngày nhằm ngăn chặn Covid-19. Nhiều người trong số họ nghiện ngập và đang được một tổ chức phi chính phủ địa phương hỗ trợ cai nghiện bằng thuốc methadone. Họ cho hay không có nước sát khuẩn và xà bông để dùng. Nam Phi đã ghi nhận 12 người tử vong trong số gần 1.700 ca nhiễm nCoV.
Ông Ciro Orlando Gijon, 78 tuổi, một người vô gia cư ở thủ đô Lima, Peru, chờ để nộp đơn xin tạm trú tại trường đấu bò Plaza de Toros de Acho hôm 31/3. Thị trưởng Lima cho biết địa điểm này sẽ cung cấp nơi tạm trú và các bữa ăn cho một số người vô gia cư trong thành phố giữa Covid-19, đại dịch đã làm hơn 2.500 người Peru nhiễm bệnh, trong đó hơn 90 ngưởi tử vong.
Một cảnh sát Israel mặc đồ bảo hộ chờ sau cánh cửa để giam giữ những tín đồ bảo thủ khi họ cầu nguyện tại một giáo đường Do Thái ở thành phố Bnei Brak hôm 2/4. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuần trước đã ra lệnh cho cảnh sát phong toả thành phố Bnei Brak, nơi phần lớn dân cư theo đạo Do Thái thuộc nhánh bảo thủ, để hạn chế hoạt động ra vào nhằm ngăn chặn sự lây lan của nCoV. Bnei Brak là nơi có số ca nhiễm nCoV cao thứ hai Israel khi tổng số ca nhiễm ở quốc gia này là hơn 9.000, trong đó gần 60 ca tử vong.
Một người dân nhìn ra bên ngoài hàng rào phong toả một khu dân cư ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hôm 3/4. Dịch bệnh ở Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung gần như đã được khống chế khi không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa nào. Chính quyền thành phố sẽ dỡ bỏ lệnh phong toả vào ngày mai. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế Trung Quốc kêu gọi dân chúng tiếp tục đề phòng khi Covid-19 chưa kết thúc tại nước này.
Hai cảnh sát tuần tra trên Quảng trường Đỏ vắng tanh gần Điện Kremlin, thủ đô Moskva, Nga, hôm 30/3. Chính quyền Moskva công bố các quy định cách biệt cộng đồng nghiêm ngặt kể từ ngày 30/3 nhằm kiềm chế nCoV lây lan. Người dân thủ đô chỉ được phép rời khỏi nhà trong trường hợp cần thiết như mua sắm thực phẩm, thuốc men, chăm sóc y tế. Các nhà hàng, quán cafe cũng đã bị đóng cửa.
Toàn Nga phát hiện hơn 6.300 ca nhiễm, trong đó gần 50 ca tử vong.
Một người đàn ông mù và bạn chơi nhạc để xin tiền bố thí ở trung tâm thủ đô Quito, Ecuador, hôm 3/4. Quốc gia Nam Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng do Covid-19 với hơn 3.700 ca nhiễm, gần 200 ca tử vong.
Các ban công ở ngoại ô thủ đô Newdelhi, Ấn Độ, được người dân thắp sáng bằng nến và đèn điện thoại vào 21h tối 5/4, để bày tỏ tình đoàn kết trong cuộc chiến chống Covid-19. Hoạt động này diễn ra theo lời kêu gọi của Thủ tướng Narendra Modi. Quốc gia 1,3 tỷ dân vẫn đang trong thời gian phong toả 21 ngày, khi số ca nhiễm đã tăng lên hơn 4.800, trong đó gần 140 ca tử vong.
Bộ trưởng Brazil: Covid-19 là 'âm mưu của Trung Quốc'
Bộ trưởng Giáo dục Brazil Weintraub cáo buộc Covid-19 là âm mưu "thống trị thế giới" của Trung Quốc, động thái khiến Bắc Kinh tức giận.
Bộ trưởng Giáo dục Brazil Abraham Weintraub chỉ trích trong một bài đăng trên Twitter hôm 4/4 rằng Covid-19 giúp Trung Quốc "thống trị thế giới" và các nhà sản xuất khẩu trang nước này kiếm bộn tiền.
"Về mặt địa chính trị, ai sẽ trở nên mạnh hơn từ cuộc khủng hoảng toàn cầu này", Weintraub viết. "Ai ở Brazil thông đồng với kế hoạch không thể sai lầm này để thống trị thế giới".
Trong bài đăng gốc bằng tiếng Bồ Đào Nha, Weintraub thay thế chữ "r" trong Brazil thành chữ "L", đọc thành BLazin để chế nhạo cách đọc tiếng Anh của người Trung Quốc. Ông xóa bài đăng này hôm 5/4.
Một giáo viên của SENAI (Dịch Vụ Đào tạo Công nghiệp Quốc gia Brazil) đang sửa máy thở bị hỏng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở Sao Paulo, Brazil, hôm 6/4. Ảnh: Reuters.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Brazil, nơi từng tranh cãi với con trai Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hồi tháng trước khi ông này so sánh cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc với thảm họa hạt nhân Chernobyl, đã lên tiếng phản đối Bộ trưởng Weintraub hôm 6/4.
"Những tuyên bố hoàn toàn vô lý và bần tiện đó, cùng đặc tính phân biệt chủng tộc và toan tính ngầm, đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong phát triển lành mạnh quan hệ song phương", đại sứ quán Trung Quốc tại Brazil thông báo trên Twitter. "Chính phủ Trung Quốc chờ lời giải thích chính thức từ Brazil", đại sứ Trung Quốc tại Brazil Dương Vạn Minh đăng Twitter.
Bộ Giáo dục Brazil từ chối bình luận vấn đề này, ông Weintraub cũng không phản hồi yêu cầu bình luận về tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh sau đó, ông nói mình không phân biệt chủng tộc, chỉ bày tỏ thái độ trước cách Trung Quốc xử lý đại dịch và cáo buộc nhà sản xuất khẩu trang Trung Quốc trục lợi.
Weintraub khẳng định chỉ xin lỗi nếu Brazil mua được máy thở cho các bệnh viện ở trường đại học với giá chấp nhận được.
"Họ hãy giao 1.000 máy thở đến các bệnh viện trong các trường đại học ở Brazil rồi tôi sẽ tới đại sứ quán và nói 'Tôi là thằng ngu'", ông nói trong cuộc phỏng vấn với đài Bandeirantes sáng 6/4.
Covid-19 đang gây áp lực mới lên quan hệ giữa Brazil với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này và nhà sản xuất vật tư y tế lớn nhất thế giới, cho thấy sự bất đồng trong chính quyền của Tổng thống Bolsonaro.
Weintraub là một trong nhiều cố vấn của Bolsonaro, trong đó có con trai của Tổng thống và Ngoại trưởng Ernesto Araujo, lên tiếng kêu gọi nước này liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ và thận trọng với Trung Quốc, đối tác chính mua hàng nông sản và quặng sắt của Brazil.
Tuần trước, Bộ trưởng Y tế Luiz Henrique Mandetta cho biết Trung Quốc đã bỏ qua một số đơn đặt hàng của Brazil sau khi Mỹ điều hơn 20 máy bay chở hàng tới Trung Quốc để mua những sản phẩm tương tự.
Bolsonaro nhiều lần nói Covid-19 là "bệnh cúm nhỏ", làm dấy lên các xung đột chính trị khi ông phản đối quyết định hạn chế đi lại của thống đốc các bang, điều mà ông coi là thảm họa kinh tế.
Khi số người chết vì dịch tăng, nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn người Brazil ủng hộ lệnh hạn chế để ngăn chặn nCoV lây lan.
Bộ Y tế Brazil hôm 5/4 thông báo số ca nhiễm mới ở nước này đã tăng gấp đôi so với 5 ngày trước đó lên 11.130, còn số ca tử vong cũng tăng gấp đôi lên 486 kể từ ngày 1/4.
Sao Paulo, bang đông dân nhất Bazil, ghi nhận hơn một nửa số người chết ở nước này. Joao Doria, thống đốc bang Sao Paolo, hôm qua đã gia hạn các biện pháp ngăn chặn dịch thêm 15 ngày tới 22/4, tuyên bố cảnh sát có quyền giải tán các cuộc tụ tập đông người ở nơi công cộng.
Covid-19 đẩy thế giới vào cuộc chiến vật tư y tế. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các vùng dịch lớn như Mỹ và châu Âu, lâm vào tình trạng thiếu khẩu trang vì hầu hết không thể sản xuất hàng triệu khẩu trang mà nhân viên y tế cần mỗi ngày. Các nước gần như đang trông đợi vào những lô hàng khẩu trang từ Trung Quốc và các nhà sản xuất khác ở châu Á.
Hồng Hạnh - Huyền Lê
Nhiều người New York tìm đến nghĩa trang để đi dạo, thư giãn trong mùa dịch Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ, nhiều người dân New York đã đến các nghĩa trang để hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi những đám đông nhộn nhịp trong thành phố. Nhiều người dân đã đến nghĩa trang Green-Wood tại Brooklyn, New York (Mỹ) để hít thở bầu không khí trong lành. Ảnh: New York...