Thế giới năm 2016 qua ảnh (1)
Năm 2016 trôi qua với nhiều sự kiện đáng chú ý trên toàn thế giới, từ các cuộc xung đột dai dẳng chưa có hồi kết, nhiều vụ khủng bố đẫm máu, những sự kiện chính trị chấn động hay sự xuất hiện của các gương mặt lãnh đạo mới. Tất cả đều góp phần làm nên bức tranh thế giới đa màu sắc trong năm qua.
49 người đã thiệt mạng sau khi một tay súng có liên hệ với IS đã tiến hành vụ xả súng đẫm máu vào câu lạc bộ đêm dành cho người đồng tính Pulse ở thành phố Orlando, bang Florida, Mỹ hồi tháng 6. (Ảnh: Reuters)
Bức ảnh chụp một người mẹ Brazil bế con trai 4 tháng tuổi bị mắc bệnh teo não do virus Zika gây ra. Virus này không chỉ xuất hiện ở khu vực Nam Mỹ mà đã lan rộng ra nhiều khu vực khác trên thế giới trong năm 2016. (Ảnh: Reuters)
Khoảnh khắc vận động viên điền kinh Usain Bolt của Jamaica nở nụ cười khi đang trên đường đua cùng các đối thủ trong trận bán kết chạy 100m nam tại Thế vận hội Olympic Rio 2016 tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 14/8. (Ảnh: Reuters)
Tháng 1/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rơi lệ khi phát biểu về những biện pháp mà chính quyền của ông đã làm để ngăn chặn tình trạng xả súng đáng lo ngại tại Mỹ. “Mỗi lần nghĩ đến những đứa trẻ, tôi lại như phát điên”, Tổng thống Obama nói về vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook xảy ra vào năm 2012. (Ảnh: AP)
Sau một mùa bầu cử tranh cãi và nhiều biến động, tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng và chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Tân tổng thống đắc cử đã được tạp chí Time danh tiếng bầu chọn làm Nhân vật của năm với dòng chú thích: “Tổng thống của nước Mỹ chia rẽ”. (Ảnh: Time)
Bà Theresa May diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth tại cung điện Buckingham hồi tháng 7 khi bà được Nữ hoàng mời làm Thủ tướng Anh thay thế ông David Cameron sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử quyết định việc Anh rời khỏi liên minh châu Âu (EU). (Ảnh: Reuters)
Khoảnh khắc rạng rỡ của một phụ nữ Syria khi tháo bỏ chiếc khăn trùm đầu để ăn mừng ngôi làng của cô đươc giải phóng khỏi sự chiếm đóng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp nhau lần cuối trước khi ông Obama chính thức rời nhiệm sở vào tháng 1 tới. Trong suốt 2 nhiệm kỳ của ông Obama, hai nhà lãnh đạo đã duy trì mối quan hệ khăng khít trong việc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Bức ảnh chụp khoảnh khắc Tổng thống Barack Obama ôm ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton trên sân khấu của đại hội toàn quốc đảng Dân chủ Mỹ ở Philadelphia hồi tháng 7. Ông Obama là người ủng hộ mạnh mẽ bà Clinton trong suốt chiến dịch tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Barack Obama chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở thủ đô Havana của Cuba ngày 20/3. Ông Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân tới Cuba trong 88 năm qua, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. (Ảnh: Reuters)
Cuộc chiến chống ma túy đẫm máu do Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát động từ sau khi ông lên nắm quyền hồi cuối tháng 6 đã khiến hơn 5.500 nghi phạm buôn bán hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp thiệt mạng. Ngoài ra, hàng nghìn nghi phạm khác cũng đã bị bắt giữ khiến các ngôi nhà từ xập xệ ở thủ đô Manila trở nên quá tải. (Ảnh: Reuters)
Bức ảnh chụp một búp bê đồ chơi nằm cạnh thi thể một nạn nhân sau khi một xe tải lao vào đám đông đang xem bắn pháo hoa ở thành phố Nice, Pháp trong ngày quốc khánh Pháp 14/7. Vụ tấn công khủng bố đẫm máu này đã cướp đi sinh mạng của 86 người và khiến hơn 430 người khác bị thương. (Ảnh: Reuters)
Một biểu tượng đoàn kết hiếm thấy giữa Hàn Quốc và Triều Tiên khi hai vận động viên thể dục dụng cụ của hai nước chụp ảnh cùng nhau khi chuẩn bị tranh tài tại Thế vận hội Olympic Rio de Janeiro ở Brazil. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Anh David Cameron ôm vợ Samantha Cameron, hai con gái Nancy Gwen, Florence Rose Endellion và con trai Arthur Elwen ở bên ngoài căn nhà số 10 phố Downing – phủ Thủ tướng tại trung tâm thủ đô London hôm 13/7 khi ông có bài phát biểu từ chức tại đây sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc ra đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU) (Ảnh: AP)
Hồi tháng 7, một cuộc đảo chính quân sự do một nhóm các binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đã bị dập tắt trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường và trấn áp lực lượng nổi dậy. Trong ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tập trung trước Đài tưởng niệm Cộng hòa ở Quảng trường Taksim ở Istanbul. (Ảnh: Reuters)
Bức ảnh chụp một nữ tiếp viên hàng không bị thương trong trang phục rách rưới sau vụ khủng bố xảy ra ở sân bay Brussels, Bỉ hồi tháng 3 khiến cả thế giới rúng động. IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công khiến 34 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương này. (Ảnh: AP)
Bức ảnh chụp một người dân Syria với gương mặt bị bụi phủ trắng xóa sau một trận không kích. Cuộc nội chiến ở Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, được cho là đã lên đến đỉnh điểm trong năm 2016. Hàng nghìn dân thường thiệt mạng, và hàng nghìn người khác bị mắc kẹt trong các khu vực do các nhóm khủng bố chiếm giữ. (Ảnh: Reuters)
Bức ảnh chụp cậu bé Syria Omran Daqneesh, 5 tuổi, với gương mặt bê bết máu ngồi thẫn thờ trong xe cứu thương sau khi được các nhân viên cứu hộ đưa ra khỏi ngôi nhà bị phá hủy bởi các cuộc không kích của liên quân quốc tế ở Aleppo, đã trở thành biểu tượng cho sự tàn khốc của cuộc chiến tranh ở Syria năm qua.
Ngày 19/12/2016, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov đã bị tay súng Mevlut Mert Altintas sát hại bên trong một phòng triển lãm ở thủ đô Ankara. Thủ phạm, được xác định là một cảnh sát thuộc lực lượng chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đã bị tiêu diệt ngay tại chỗ. (Ảnh: AP)
Các cảnh sát Mỹ chặn một người biểu tình ở gần trụ sở cảnh sát Baton Rouge, bang Louisiana, Mỹ ngày 9/7 nhằm phản đối vụ hai cảnh sát bắn chết một người da màu tên Alton Sterling trước đó. (Ảnh: Reuters)
(Còn tiếp)
Thành Đạt
Theo Dantri
Louisiana ngập lụt và kỳ nghỉ hè của Obama
Trận lụt lịch sử ở bang Louisiana gợi nhớ đến cơn bão Katrina năm 2005.
Ngày 23-8 (giờ địa phương), Tổng thống Obama vừa đi nghỉ hè trở về đã vội vã đến bang Louisiana để thị sát tình hình lũ lụt. Trước đó, đã có nhiều ý kiến chỉ trích ông không đến bang Louisiana sớm hơn.
Mưa lũ hoành hành tại bang Louisiana từ giữa tháng 8 đến nay. Trong khi đó, Tổng thống Obama ung dung đến đảo Martha's Vineyard nghỉ hè cùng gia đình trong hai tuần qua.
Báo chí Mỹ đánh giá trận lụt lịch sử ở bang Louisiana đã nhắc nhớ đến hậu quả do cơn bão Katrina để lại hồi năm 2005 (1.800 người chết).
Lúc bấy giờ Tổng thống George W. Bush đã bị chỉ trích vì phản ứng đối phó với khủng hoảng quá chậm chạp.
Hội Chữ thập đỏ Mỹ đánh giá trận lụt lần này tại bang Louisiana là thảm họa thiên nhiên tệ hại nhất kể từ cơn bão Sandy tàn phá bờ biển đông bắc vào tháng 10-2012.
Còn hơn hai tháng nữa đến bầu cử tổng thống Mỹ nên dư luận tập trung quan sát phản ứng của hai ứng cử viên tổng thống đối với trận lụt ở Louisiana.
Cuối tuần trước, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã đến thăm bang Louisiana. Ông không quên chỉ trích: "Thật lòng mà nói thì đúng ra ông Obama nên rời bỏ sân gôn mà đến đây".
Ngày 22-8, người phát ngôn tổng thống Josh Earnest phải trần tình: "Điều tổng thống tập trung làm là hành động đáp ứng đối với thực địa và số phận người dân Louisiana đang bị đảo lộn vì trận lũ kinh hoàng".
Lực lượng tuần duyên Mỹ cứu hộ tại Baton Rouge (bang Louisiana) ngày 21-8. Ảnh: UPI
Ông khẳng định: "Phản ứng của chính phủ liên bang đã mang lại hiệu quả". Ông biện bạch chẳng phải vì lời chỉ trích của tỉ phú Donald Trump mà Tổng thống Obama đến bang Louisiana.
Khác với lần bão Katrina, lần này vệ binh quốc gia đã được triển khai nhanh chóng. Chính phủ liên bang đã ban bố tình trạng thảm họa tại 22/64 hạt trong bang Louisiana để trung ương hỗ trợ kịp thời.
Ông John Bel Edwards, Thống đốc bang Louisiana, tỏ thái độ bênh vực Tổng thống Obama.
Ông cho rằng tổng thống không cần đến bang Louisiana sớm hơn bởi tổng thống đến thì phải cần bố trí an ninh trong khi lực lượng cảnh sát đang bận túi bụi giúp dân.
Ông nói bang Louisiana hoan nghênh chuyến thăm của ông Donald Trump, miễn là ông Trump không phải đến chỉ để chụp ảnh.
Thông đốc John Bel Edwards đã kêu gọi những người tình nguyện dọn dẹp nhà cửa bị hư hại trong lũ lụt. Trang web VolunteerLouisiana.gov đã được mở.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton đã ủng hộ quan điểm của Thống đốc John Bel Edwards.
Bà tuyên bố: "Tôi hứa sẽ đến thăm người dân bị ảnh hưởng lũ lụt vào thời điểm mà sự hiện diện của đoàn vận động tranh cử không làm phiền hoạt động cứu trợ". Bà đã kêu gọi quyên góp cho Hội Chữ thập đỏ để giúp đồng bào lũ lụt.
Theo truyền thống, bang Louisiana bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa. Ứng cử viên đảng Dân chủ gần nhất được cử tri bang Louisiana ủng hộ là ông Bill Clinton tranh cử với ông Bob Dole vào năm 1996.
Bà mẹ gia đình Audrey Hayworth ở Baton Rouge (thủ phủ bang Louisiana) nói với đài truyền hình NBC: "Có nhiều người đã rời New Orleans sau trận bão Katrina. Một số gia đình trắng tay và gầy dựng lại cuộc sống ở Baton Rouge. Bây giờ họ lại mất hết". Ông Austin Schexnayder ở Denham Spring vẫn còn cảm thấy sốc: "Đó là tất cả những gì chúng tôi tạo ra. Rồi tất cả mất hết trước mắt chúng tôi". Đôi vợ chồng Chuck và Karen Craft đã khóc khi kể với đài truyền hình ABC rằng nhà cửa của họ không còn nữa. Họ phải đến nhà người thân tạm trú. Họ so sánh cuộc sống của họ bây giờ chẳng khác nào cái thùng rác. ___________________________ 13 người chết trong lũ lụt ở bang Louisiana. Gần 40.000 người dân bị ảnh hưởng. Cục Quản lý tình huống khẩn cấp liên bang (trực thuộc Bộ An ninh nội địa) cho biết đã có 86.000 người đăng ký xin trợ cấp của chính quyền liên bang. Theo Phòng Thương mại tại Baton Rouge, có 110.000 căn nhà bị hư hại, trong đó có nhiều nhà không mua bảo hiểm.
KHA LY
Theo PLO
Quan tài trôi nổi trên phố sau trận mưa lũ ở Mỹ Mưa lớn kèm lũ lụt nghiêm trọng ở bang Louisiana, Mỹ khiến đất sạt lở, quan tài từ trong nghĩa địa trôi ra ngoài phố. Quan tài trôi trên đường phố Denham Springs, khu vực gần thủ phủ bang Louisiana. Ảnh: Carters Theo Mirror, ít nhất 4 người thiệt mạng và 7.000 người chịu ảnh hưởng sau khi bang Louisiana hứng chịu trận...