Thế giới kỳ lạ của ký sinh trùng: Mượn xác đoạt hồn chuyên nghiệp
Có rất nhiều ký sinh trùng ngoài kia điều chỉnh vật chủ của chúng theo những cách khác nhau… và điều thú vị là chúng ta thường không biết chúng thực sự làm điều đó như thế nào.
Cuộc sống mưu sinh không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ngoài tự nhiên cũng vậy. Ví dụ, một chuỗi thức ăn bao gồm các mắt xích nối tiếp là các sinh vật ăn cắp khả năng xử lý năng lượng của sinh vật khác.
Chúng ta không thể xử lý ánh sáng mặt trời thành đường mà chúng ta cần để tạo năng lượng; chúng ta đợi thực vật làm điều đó và ăn chúng. Động vật ăn thịt không thể tiêu hóa thực vật đúng cách; chúng đợi những con vật khác ăn thực vật, rồi ăn thịt những con vật đó.
Nói cách khác, hầu hết chúng ta ăn bám các sinh vật khác theo một cách nào đó – nhưng ký sinh trùng đưa khái niệm này đi đến đỉnh cao. Tại sao phải tiếp tục cuộc sống vất vả khi bạn có thể ngồi một chỗ để các sinh vật khác làm điều đó cho bạn? Hoặc, thậm chí sai khiến chúng làm điều đó cho bạn.
Thế giới ký sinh trùng là nơi đầy rẫy bạo lực và mưu mô: ký sinh trùng không chỉ quá giang mà còn chiếm đoạt cơ thể của vật chủ theo một cách nào đó, khiến con vật bị ký sinh có những hành vi có lợi cho ký sinh trùng – dù điều đó thường gây bất lợi lớn, thậm chí khiến vật chủ tử vong.
Nhà ký sinh trùng học Alex Maier của Đại học Quốc gia Úc nhận định: “Trong tài liệu khoa học, tên gọi của thuyết này là Thao túng vật chủ thích ứng. Điều đó có nghĩa là ký sinh trùng thực sự tạo ra sự biến đổi trong vật chủ, để có thể làm tăng tối đa lây lan bệnh ký sinh trùng”.
Bạn có thể đã nghe nói về điều này trước đây. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là Toxoplasma gondii (viết tắt là T. gondii), gây ra bệnh gọi là toxoplasmosis.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng động vật bị nhiễm T. gondii có biểu hiện thay đổi hành vi, chấp nhận nhiều rủi ro hơn và cư xử theo cách có thể khiến chúng dễ gặp phải mèo – vật chủ cuối cùng mà ký sinh trùng có thể mượn cơ thể để sinh sản phát tán.
Việc T. gondii có thực sự thao túng vật chủ hay không vẫn đang được nghiên cứu, nhưng T. gondii chỉ là một loại ký sinh trùng. Có rất nhiều ký sinh trùng ngoài kia điều chỉnh vật chủ của chúng theo những cách khác nhau… và điều thú vị là chúng ta thường không biết chúng thực sự làm điều đó như thế nào.
Ký sinh trùng sống một cuộc sống rất phức tạp và tuần hoàn, nhưng nó dường như cực kỳ hiệu quả. Trong khi một số ký sinh trùng bám vào một vật chủ trong suốt vòng đời của chúng, thì một số khác lại cần nhiều vật chủ để hoàn thành hành trình sinh học của chúng.
Ký sinh trùng sinh sản và đẻ trứng trong vật chủ cuối cùng. Những quả trứng đó được thải ra môi trường, thường là theo phân; trứng hoặc ấu trùng sau đó được vật chủ trung gian đầu tiên hấp thụ.
Ở đó, ký sinh trùng tiếp tục phát triển đến khi trưởng thành hoặc tìm đường đến vật chủ trung gian thứ hai để hoàn thành quá trình phát triển của nó.
Sau khi đã trưởng thành hoàn toàn và sẵn sàng sinh sản, ký sinh trùng cần quay trở lại vật chủ cuối cùng – thường là một loại động vật cụ thể được tạo hóa ghép cặp với nó, như T. gondii và mèo.
Video đang HOT
Cách rõ ràng nhất mà một ký sinh trùng có thể thao túng vật chủ là thay đổi cơ thể của khổ chủ theo một cách nào đó. Một vài trong số này rất kỳ lạ ngoạn mục.
Ếch bị nhiễm ký sinh trùng tự nhiên mọc ra nhiều chân khó chạy nhảy
Ribeiroia ondatrae ( giun dẹp biến ếch) là một loài giun dẹp, giống như tên gọi của nó có khả năng làm biến đổi ếch. Cụ thể, nó dường như nhắm vào chân sau của ếch. Ếch sau khi bị nhiễm ký sinh trùng này mọc thêm các chi vô dụng – đôi khi rất nhiều.
Một loài giun dẹp khác, được gọi là Leucochloridium paradoxum xâm nhập vào mắt của ốc sên, nơi nó phồng lên và đập, tạo ra hình ảnh màu sắc chuyển động bắt mắt.
Trong cả hai trường hợp này, mục tiêu cuối cùng của ký sinh trùng không phải là ếch hay ốc sên. Cả R. ondatrae và L. paradoxum đều sống và phát triển trong cơ thể vật chủ trung gian, nhưng chúng chỉ có thể sinh sản trong cơ thể vật chủ cuối cùng là chim (hoặc cả động vật có vú đối với R. ondatrae).
Do vậy, mục đích cuối cùng của chúng là tăng khả năng ếch và ốc sên (hoặc chỉ cần cuống mắt của sên) sẽ bị vào bụng vật săn mồi, mang theo ký sinh trùng.
Trong trường hợp của ếch, ký sinh trùng làm giảm khả năng di chuyển và khả năng chạy trốn của chúng. Trong trường hợp của những con ốc sên, cặp mắt đầy màu sắc giống như một bảng hiệu đèn neon nói với các loài chim đến ăn. Đáng chú ý, cuống mắt của ốc sên tái sinh sau khi bị chim ăn, vì vậy cùng một con ốc có thể mọc thêm mắt nhiễm ký sinh trùng để phục vụ nhiều con chim.
Trong những trường hợp này, các nhà nghiên cứu có thể hiểu được cách thức ký sinh trùng đang làm những gì. Ấu trùng của R. ontradae tập trung vào điểm lồi ở chi của vật chủ lưỡng cư trung gian thứ hai của chúng; chúng bao quanh khu vực này, nơi chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của các chi. Còn L. paradoxum tự đặt mình ở nơi mà nó sẽ dễ thấy và hấp dẫn nhất đối với những kẻ săn mồi.
6 sự thật kỳ lạ ít người biết trên thế giới
Dù đã chết hơn 3.000 năm nhưng vị pharaoh này của Ai Cập vẫn phải làm hộ chiếu. Đây là một trong những sự thật kỳ lạ trên thế giới mà ít người biết.
Dưới đây là 6 sự thật kỳ lạ "độc nhất vô nhị" trên thế giới.
1. Xác ướp pharaoh bắt buộc phải làm hộ chiếu
Hộ chiếu đặc biệt của pharaoh Ramesses II. Ảnh: BS
Bất cứ ai dù còn sống hay đã chết thì đều phải làm hộ chiếu nếu muốn sang Pháp. Chính vì lý do kỳ lạ này, năm 1974, chính phủ Ai Cập đã phải là hộ chiếu cho Ramesses II, vị pharaoh thứ ba của Vương triều thứ 19, trị vì Ai Cập cổ đại từ năm 1279 TCN - 1213 TCN. Ông được ghi nhận là một trong những vị pharaoh quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Cụ thể, sau khi làm xong hộ chiếu, xác ướp của vị pharaoh vĩ đại này được đưa sang Pháp để kiểm tra và tu sửa. Khi chiếc máy bay chở xác ướp của pharaoh Ramesses II hạ cánh xuống Paris, ông đã được chào đón với nghi thức trang nghiêm nhất dành cho một vị quân vương.
Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, phân tích và xử lý, xác ướp của pharaoh Ramesses II đã được đưa trở lại Ai Cập qua đường hàng không. Xác ướp của vị pharaoh đầu tiên của Ai Cập được cấp hộ chiếu hợp pháp, hiện đang được đặt tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.
2. Sự thật về cứ bước qua cửa là quên mất chúng ta định làm gì
Nhiều người cứ bước qua cửa là quên béng mất mình định làm gì. Ảnh minh họa
Việc cứ bước qua cửa là chúng ta quên mất định làm gì trong đó được các nhà tâm lý học gọi là " hiệu ứng cánh cửa". Trên thực tế, bộ não của con người thường quên béng mất việc mình định làm gì khi bước qua một cánh cửa, tạo chướng ngại về mặt tinh thần trong não bộ. Đây được coi là một cơ chế của não giúp phân chia nhóm ký ức này với nhóm ký ức khác.
Dù chưa thể giải thích rõ ràng về hiện tượng lạ này, nhưng các chuyên gia nghiên cứu tin rằng khi chúng ta bước qua một cánh cửa, trí nhớ cũng bị ảnh hưởng khi cái cũ sẽ tạm thời bị gỡ bỏ để nhường chỗ tiếp nhận những điều mới.
3. Quạ luôn chia sẻ thức ăn
Quạ là loài vật thông minh và chúng gần như luôn hành động cùng nhau. Ảnh: Depositphotos
Trên thực tế, trong tự nhiên, những con quạ hầu như luôn hành động cùng nhau. Chúng thậm chí còn chia sẻ thức ăn kiếm được. Đơn cử như việc sau khi tìm thấy một xác chết, chúng sẽ loan tin để gọi đồng loại tới. Loài vật này rất thông minh và chúng rất có ý thức về tính cộng đồng.
4. Khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ con, nai cái hành động lạ
Nai cái thường chạy theo bản năng sau khi nghe tiếng khóc của trẻ con. Ảnh: trepluscommunities
Theo đó, sau khi nghe tiếng khóc của trẻ con, nai cái sẽ chạy đi cầu cứu. Hóa ra hành động bản năng này là do tiếng khóc của trẻ nhỏ có cũng một dải tần số với tiếng kêu của nai con.
Điều tương tự cũng xảy ra ở nhiều loài động vật có vú, trong đó bao gồm cả con người. Chẳng hạn, khi nghe tiếng khóc của một trẻ sơ sinh, mèo con hoặc chó con, chúng ta thường có xu hướng vội chạy lại để bảo vệ đứa trẻ, do một phần của não bộ chịu trách nhiệm phản ứng với âm thanh này phản hồi lại.
5. Danh tướng Julius Caesar từng bị cướp biển bắt và đòi tiền chuộc
Danh tướng Julius Caesar từng bị cướp biển bắt giữ trong nhiều ngày. Ảnh: BS
Julius Caesar (100 TCN - 44 TCN) được coi là nhà quân sự lỗi lạc của đế chế La Mã cổ đại. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, vị danh tướng tài ba này từng bị cướp biển bắt vào năm 75 TCN. Do không biêt thân thế của Julius Caesar nên bọn cướp biển này chỉ đưa ra mức tiền chuộc khá thấp là khoảng 600.000 USD. Tuy nhiên, danh tướng này cho rằng ông đáng giá hơn nhiều. Cuối cùng, nhóm cướp biển này đã tăng mức tiền chuộc lên tới khoảng 1,5 triệu USD để đổi lấy sự tự do cho Julius Caesar.
Điều thú vị là trong thời gian bị bắt giữ (38 ngày), Julius Caesar còn tham gia vào các trò chơi, đọc thơ, hát cho những tên cướp biển nghe. Nhưng sau khi được giải cứu, vị tướng tài ba đã khiến bọn cướp biển này phải trả giá. Ông đã tập hợp hạ đội để truy lùng những tên cướp biển. Kết quả, những tên cướp này đều bị bắt và bị trừng phạt bằng cách đóng đinh.
6. Thiết bị báo cháy đặc biệt dành cho người điếc
Thiết bị báo cháy được các chuyên gia Nhật Bản thiết kế dành cho người điếc. Ảnh: Pixabay
Thay vì âm thanh, công ty Air Water Safety Service của Nhật Bản đã phát triển một thiết bị báo cháy dùng mùi Wasabi. Theo đó, khi phát hiện ra khói lửa, thiết bị đặc biệt này sẽ phát ra một mùi kích thích cực mạnh có vai trò như còi báo cháy. Thiết bị này sẽ cực kỳ hữu ích đối với những người không thể nghe thấy còi báo cháy.
Nhặt được hòn đá có hình gấu trúc, người đàn ông vô tình mang 'kho báu' hơn 300 trăm tỉ về nhà Vô tình nhặt được hòn đá kỳ lạ, người đàn ông kiên quyết không bán dù có người ra giá tiền tỷ. Nhận định của chuyên gia sau đó khiến nhiều người giật mình. Theo đó, một người đàn ông họ Lin sống ở Sơn Đông, Trung Quốc - trong một lần đi dạo bên bờ biển, đã vô tình nhặt được hòn...