Thế giới ghi nhận hơn 200 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này đã lên tới 219 người.
Các em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: WHO/ TTXVN
Đây là thông báo được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đưa ra trong thông cáo dịch tễ, công bố ngày 25/5.
Theo ECDC, đã có hơn 10 nước, hầu hết ở châu Âu, báo cáo có ít nhất 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây là lần đầu tiên chuỗi lây nhiễm này được ghi nhận tại châu Âu – vốn không có nhiều mối liên quan dịch tễ đến khu vực Tây hoặc Trung Phi. Hầu hết các ca mắc là nam giới trẻ, tự nhận có quan hệ tình dục đồng giới. Tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới ghi nhận đến ngày 25/5 đã cao gấp 5 lần so với con số 38 ca công bố ngày 20/5 – thời điểm bắt đầu thống kê số người mắc bệnh này. Tại Anh, nước phát hiện ca bệnh đầu tiên vào đầu tháng này, hiện có số bệnh nhân cao nhất (71 người), tiếp đến là Tây Ban Nha (51 bệnh nhân) và Bồ Đào Nha (37 bệnh nhân). Ở ngoài châu Âu, Canada ghi nhận 15 ca bệnh và Mỹ là 9 ca.
Video đang HOT
Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ do lần đầu tiên được các chuyên gia của Đan Mạch phát hiện trên loài khỉ (macaques) từ năm 1958. Khoảng 12 năm sau, những trường hợp đầu tiên trên người được phát hiện ở CHDC Congo ở Tây Phi. Các nhà khoa học cho rằng không chỉ do tiếp xúc với khỉ, căn bệnh này còn có thể lây sang người thông qua tiếp xúc gần với chuột hoặc các loài gặm nhấm khác ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara. Kể từ đó, căn bệnh này đã lan sang các nước khác nhưng nhìn chung đã được kiểm soát ở khu vực Tây Phi. Tuy nhiên, trong vài tuần qua, số ca mắc đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Nhìn chung, bệnh đậu mùa khỉ dễ nhận biết nhất thông qua những thay đổi trên da, bắt đầu bằng những tổn thương màu đỏ, trải qua các giai đoạn khác nhau và cuối cùng đóng vảy sau khi giai đoạn ủ bệnh của virus kết thúc. Các triệu chứng phổ biến của bệnh như nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ bắp và kiệt sức.
Giới chức y tế khuyến cáo nếu mọi người phát hiện những tổn thương nhỏ, màu đỏ xuất hiện trên da, nên liên hệ với bác sĩ hoặc cơ quan y tế địa phương, để kịp thời thực hiện các xét nghiệm và truy vết nguồn tiếp xúc, lây nhiễm. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, so với virus SARS-CoV-2, bệnh đậu mùa khỉ khó lây sang người khác hơn nhiều. Trong khi virus SARS-CoV-2 có thể lây qua các giọt bắn và hạt trong không khí, virus đậu mùa khỉ thường lây lan qua tiếp xúc cơ thể lâu dài và gần gũi với người hoặc động vật bị mắc bệnh. Chuyên gia của WHO tại châu Âu Richard Pebody nhấn mạnh rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn là những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ bệnh lây lan.
Do bệnh đậu mùa khỉ có liên quan đến bệnh đậu mùa nên đã có vaccine phòng bệnh. Bệnh đậu mùa từng làm hàng triệu người tử vong mỗi năm đã bị “xóa sổ” vào năm 1980 nhờ chiến dịch tiêm chủng trên toàn thế giới.
Vaccine phòng bệnh đậu mùa có tác dụng phòng ngừa 85% đối với bệnh đậu mùa khỉ, dù hiệu quả của vaccine giảm dần theo thời gian. Một số nước, trong đó có Mỹ, đã tích trữ vaccine phòng đậu mùa trong trường hợp bệnh này xuất hiện trở lại, nay có thể sử dụng vaccine này để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 23/5, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove, khẳng định thế giới có thể khống chế sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.
Châu Âu triển khai thêm biện pháp kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ
Trong bối cảnh số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang ngày một gia tăng, giới chức y tế châu Âu đã hối thúc các nước thành viên nhanh chóng triển khai thêm các biện pháp nhằm kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các chuyên gia, đậu mùa khỉ không phải là căn bệnh mới, thường không gây chết người và các vaccine hiện nay vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh. Căn bệnh này khá phổ biến ở một số khu vực của châu Phi - nơi virus thường lây từ một số loài động vật linh trưởng và động vật gặm nhấm sang người, đôi khi lây từ người sang người và hiếm khi xuất hiện ở các khu vực khác trên thế giới cho đến gần đây.
Tại châu Âu, Anh là nước có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất châu lục, với hơn 71 ca. Các nước khác trong châu lục cũng ghi nhận nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy. Ngày 25/5, Tây Ban Nha thông báo ghi nhận tổng cộng 59 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 20 ca được phát hiện thông qua việc giải trình tự gene.
Truyền thông Italy cho biết số ca mắc bệnh tại nước này đã tăng lên 7 ca và hiện nước này đang cách ly 15 người có tiếp xúc với 5 ca bệnh đang điều trị tại một bệnh viện ở Rome để chờ kết quả xét nghiệm. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tại Rome đều liên quan đến du khách trở về từ quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Quần đảo Canary cũng đã xác nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trong tuần này và lực lượng chức năng hiện đang xét nghiệm những người có nguy cơ.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu cảnh báo nếu virus ảnh hưởng đến các loài động vật tại châu Âu, cũng như tiếp tục lây lan từ người sang người, các đợt bùng phát dịch bệnh có thể trở nên nguy hiểm và khó kiểm soát. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá khả năng xảy ra tình huống này "rất thấp".
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giới chức y tế châu Âu hối thúc các nước thành viên chuẩn bị các phương án truy vết, tăng cường cung cấp vaccine, phương pháp điều trị và chẩn đoán.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ ở Bồ Đào Nha ít lây lan hơn Ngày 24/5, Viện Y tế Quốc gia mang tên Tiến sĩ Ricardo Jorge (INSA) của Bồ Đào Nha cho biết virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành ở nước này thuộc về chủng virus ít lây lan hơn đang hoành hành tại Tây Phi. Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng thông tấn Lusa, nhóm...