Thế giới ghi nhận 216, 4 triệu ca mắc, 4,5 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h (giờ Việt Nam) ngày 28/8, thế giới đã ghi nhận 216.412.473 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.502.904 ca tử vong.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 193.408.016 bệnh nhân bình phục và vẫn còn 18.501.553 bệnh nhân đang phải điều trị.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với 39.540.401 ca mắc và 653.405 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 32.652.754 ca mắc và 437.501 ca tử vong; Brazil với 20.703.906 ca mắc và 578.396 ca tử vong.
Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều nước tiếp tục ghi nhận số ca mới và tử vong do COVID-19 vẫn ở mức cao trong 24 giờ qua, đặc biệt Philippines ghi nhận số ca mới cao nhất lần thứ 3 trong 9 ngày qua, với 19.441 ca mới và 167 ca tử vong; Malaysia với 22.597 ca mới và 252 ca tử vong; Indonesia 10.050 ca mới và 591 ca tử vong; Thái Lan có thêm 17.984 ca mới và 292 ca tử vong, Lào 115 ca mới.
Tại Lào, các cơ sở điều trị đang được mở rộng để đảm bảo ứng phó đầy đủ với số ca mắc mới ngày càng tăng. Nước này hiện có 20 bệnh viện và 22 bệnh viện dã chiến để phục vụ việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19. Đồng thời, khoảng 3.000 nhân viên y tế dịch tễ và nhân viên dự phòng cùng tình nguyện viên đang tích cực tham gia điều trị cho người mắc COVID-19 trên cả nước.
Còn tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã gia hạn các biện pháp hạn chế cấp độ lớn thứ 2 ở vùng đô thị Manila cho đến ngày 7/9. Mặc dù một số cơ sở kinh doanh có thể hoạt động tới 50% công suất, song hoạt động ăn uống bên trong nhà hàng, dịch vụ chăm sóc cá nhân và mọi hoạt động tôn giáo vẫn bị cấm tại vùng đô thị Manila, hiện là tâm dịch với số ca mắc chiếm 1/3 và số ca tử vong chiếm 1/4 trong tổng số ca. Ngoài ra, 9 tỉnh và 6 thành phố khác của Philippines vốn đang đương đầu với số ca mắc gia tăng cũng được áp đặt các biện pháp hạn chế cấp độ lớn thứ 2 này. Hiện Chính phủ Philippines đặt kỳ vọng phục hồi kinh tế vào chương trình tiêm chủng quốc gia vốn được triển khai từ tháng 3. Cho đến nay, Philippines đảm bảo có được 194,89 triệu liều vaccine, đủ để tiêm cho khoảng 100,5 triệu người (hơn 100% số người trưởng thành của nước này). Gần 49 triệu liều đã được giao trong khi 42 triệu liều khác sẽ đến trong vòng 1 tháng.
Video đang HOT
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện dã chiến ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại khu vực Nam Á, Ấn Độ ngày 28/8 ghi nhận 46.759 ca mới trong 24 giờ qua. Đây là mức cao nhất trong gần 2 tháng, trong bối cảnh số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh tại bang miền Nam Kerala, nơi chiếm khoảng 2/3 số ca nhiễm của cả nước.
Trước đó, ngày 27/8, Ấn Độ đã lập kỷ lục tiêm 10,2 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19, mức cao nhất trong một ngày kể từ khi khởi động chiến dịch tiêm chủng hồi tháng 1. Kỷ lục tiêm chủng trước đó của Ấn Độ là 8,8 triệu mũi ghi nhận ngày 21/6. Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 1,1 tỷ người trưởng thành vào cuối năm nay nhưng mới chỉ khoảng 15% được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi. Ấn Độ hiện phê chuẩn 3 loại vaccine gồm Covishield của AstraZeneca-Oxford, Covaxin của Bharat Biotech (Ấn Độ) và Sputnik V của Nga.
Pakistan, nước láng giềng của Ấn Độ, có thêm 4.191 ca mới và 120 ca tử vong, nâng tổng số ca lên 1.148.572 ca và 25.535 ca tử vong.
Trong khi đó, bang New South Wales (NSW) của Australia vẫn đang phải chứng kiến số ca mới không ngừng tăng, với mức kỷ lục là 1.035 ca vào ngày 28/8. Như vậy, bang NSW với hơn 9 triệu dân, chiếm hơn 1/3 dân số Australia, đã ghi nhận hơn 18.000 ca COVID-19 tại địa phương, phần lớn được báo cáo trong đợt bùng phát mới nhất bắt đầu từ ngày 16/6. Trong khi khu vực Tây Nam và Tây Sydney là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dịch bệnh hiện đã lan về các vùng nông thôn rộng lớn ở NSW và tấn công các địa phương lân cận bao gồm Vùng lãnh thổ Thủ đô (ACT), bang Victoria và cả nước New Zealand, gây ra các ổ dịch lớn đang ngày càng lan rộng.
Một số chuyên gia cho rằng số ca cao ở bang NSW là do việc áp dụng quá chậm các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, bên cạnh những thách thức mà biến thể Delta gây ra.
Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature mới đây cho thấy người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus khoảng gần 2 ngày trước khi có triệu chứng. Đây được xem làm một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt trong thời gian gần đây. Sự lây nhiễm tiền triệu chứng là một đặc điểm của các biến thể trước đó khi nghiên cứu trên cho thấy khoảng cách từ lúc có kết quả dương tính tới lúc xuất hiện các triệu chứng là 0,8 ngày. Tuy nhiên, với biến thể Delta, khoảng thời gian này là 1,8 ngày. Do đó, gần 3/4 số ca nhiễm biến thể Delta xảy ra trong giai đoạn tiền triệu chứng.
Giám đốc y tế của Lực lượng chống dịch COVID-19 của DispatchHealth, một dịch vụ chăm sóc y tế theo yêu cầu, Stefen Ammon cho rằng “biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn một phần là bởi những người mắc bệnh mang và làm bắn ra nhiều virus hơn so với các chủng trước đó”. Theo chuyên gia này, trong khi các chủng virus trước đó có khả năng lây nhiễm giống như cảm lạnh thông thường thì biến thể Delta có mức độ lây nhiễm còn hơn cả cúm mùa, bệnh bại liệt, đậu mùa, Ebola, cúm gia cầm và có mức độ lây nhiễm tương đương bệnh thủy đậu.
Do mức độ lây nhiễm cao nên biến thể Delta đã trở thành biến thể lây lan chính trên thế giới hiện nay. Số người nhiễm biến thể này cũng chiếm hơn 90% số ca bệnh tại Mỹ. Trong khi vaccine vẫn có hiệu quả cao để ngăn ngừa các ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 thì các nghiên cứu cho thấy những người được tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm virus, còn gọi là “các ca lây nhiễm đột phá”, có thể có tải lượng virus cao ngang với những người chưa tiêm vaccine, điều đó tức là họ vẫn có thể lây lan dịch bệnh. Dù vậy, những nghiên cứu gần đây vẫn cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với sức khỏe cá nhân và hạn chế sự lây nhiễm.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 12/8
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/8 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 205,74 triệu ca mắc COVID-19 và 4,34 triệu ca tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đến nay biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh đã có mặt tại 142 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Samut Prakan, Thái Lan, ngày 9/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Biến thể Delta tiếp tục mang đến những con số đáng báo động về số ca mắc và tử vong vì dịch COVID-19, buộc một loạt nước phải siết chặt hơn nữa các biện pháp chống dịch. Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Malaysia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tăng cao nhất kể từ đầu dịch, với lần lượt 22.782 ca và 21.668 ca.
Tại Campuchia, mặc dù diễn biến dịch có xu hướng dịu đi khi số ca mắc mới trong 24 giờ qua ở mức thấp nhất kể từ ngày 10/6 với 455 ca, chính phủ nước này vẫn quyết định kéo dài chiến dịch chống dịch trên toàn quốc thêm một tuần, từ ngày 13-19/8.
Theo đó, chính quyền các tỉnh, thành được yêu cầu tiếp tục củng cố tất cả các biện pháp hạn chế cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tại thủ đô Phnom Penh, lệnh cấm đối với các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao và cấm tụ tập trên 15 người được gia hạn thêm hai tuần đến ngày 26/8, trong khi lệnh giới nghiêm ban đêm được tiếp tục gia hạn thêm một tuần.
Trong khi đó, Lào tăng cường truy vết người mắc COVID-19 do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh từ người lao động nhập cảnh và các ca lây nhiễm cộng đồng. Bộ Y tế Lào đã cho phép thành lập Trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại cửa khẩu Boten, tỉnh Luang Namtha, có khả năng thực hiện từ 3.000-8.000 xét nghiệm mỗi ngày. Trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 202 ca mắc mới và một ca tử vong là phụ nữ 28 tuổi đang mang thai 5 tháng.
Tại Trung Quốc vừa ghi nhận một trường hợp mắc COVID-19 tại cảng biển Ninh Ba-Chu San - cảng lưu thông hàng hóa nhộn nhịp thứ ba trên thế giới. Nhà chức trách đã phải tạm thời đóng cửa nhà ga Meishan của cảng sau khi một nhân viên tại đây có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Người này đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây. Gần 2.000 nhân viên tuyến đầu tại cảng Ninh Ba-Chu San đã được yêu cầu tạm thời không rời khỏi cảng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản, ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Đông Bắc Á, giới chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc đã kiến nghị thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Cụ thể, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó với dịch COVID-19 Shigeru Omi kêu gọi chính phủ tăng cường xét nghiệm và giảm 50% lưu lượng người di chuyển so với mức trung bình của tháng 7 vừa qua.
Trong khi đó, các chuyên gia y tế Hàn Quốc khuyến nghị sửa đổi các quy định giãn cách xã hội hiện hành theo hướng cứng rắn hơn, chẳng hạn như mở rộng chính sách làm việc tại nhà và tăng số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải cắt giảm thời gian hoặc đình chỉ hoạt động hoàn toàn... Ngày 12/8, Nhật Bản ghi nhận 15.753 ca mắc mới COVID-19, cao nhất từ trước tới nay, trong khi Hàn Quốc có thêm 1.987 ca mắc mới - ngày thứ 37 số ca mắc mới trên ngưỡng 1.000 ca.
Trong khi đó, tại Australia, từ 17h ngày 12/8 (giờ địa phương), thủ đô Canberra bắt đầu giai đoạn phong tỏa kéo dài 7 ngày sau khi ghi nhận một ca mắc mới. Sau nhiều tháng theo đuổi chiến lược "không có ca mắc COVID-19", Australia đang gặp khó khăn trong việc cắt đứt chuỗi lây lan của biến thể Delta. Hơn 10 triệu người ở các thành phố lớn nhất của nước này là Melbourne và Sydney đang sống trong cảnh bị phong tỏa. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia 25 triệu dân này đã ghi nhận hơn 37.500 ca mắc COVID-19 và 946 ca tử vong.
Tại châu Âu, biến thể Delta cũng đang cuốn nước Nga vào làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ ba kể từ giữa tháng 6 vừa qua, bất chấp tiến độ tiêm chủng đạt được. Ngày 12/8, Nga ghi nhận thêm 808 ca tử vong vì COVID-19, mức theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 168.049 ca - cao nhất ở châu Âu.
Đáng lo ngại, tổng số ca tử vong trong hơn 40 ngày qua bằng hơn nửa tổng số ca tử vong ghi nhận trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 6 năm nay. Cũng trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở Nga tăng 21.932 ca, đưa tổng số ca mắc lên 6,43 triệu ca - cao thứ 4 trên thế giới.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/8: Ca mắc mới ở Malaysia cao kỷ lục; Lào tăng cường chống dịch bệnh Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 26/8, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 89.024 ca mắc COVID-19 và 1.759 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 9.668.262 triệu ca, trong đó 214.805 người tử vong. Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Bangkok, Thái Lan, ngày 23/8/2021. Ảnh:...