Thế giới đón năm mới 2013 qua “lăng kính” du học sinh Việt
Những cảm xúc, những hình ảnh sống động, những video clip chân thực… về không khí đón chào năm mới 2013 ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ được các bạn du học sinh Việt Nam liên tục chia sẻ, cập nhật
Malaysia :
Không khí đón năm mới tại Malaysia vừa được bạn Trương Văn Phúc – sinh viên ĐH Công nghệ Petronas cập nhật
Tết Dương lịch năm nay diễn ra vào đúng thời điểm các bạn sinh viên tại Petronas tất bật chuẩn bị cho kì thi final nên bầu không khí có vẻ trầm lắng hơn mọi năm. Dù vậy, những bạn du học sinh quốc tế cũng đã có những hoạt động đáng nhớ để gửi lời chào tạm biệt năm 2012.
Sinh viên quốc tế tại Malaysia “mở tiệc” chào năm mới
Từ đêm qua (30/12) và đặc biệt là trong đêm nay, đêm giao thừa – sinh viên quốc tế đến từ 40 nước hiện đang theo học tại trường cùng nhau đốt lửa, hát hò, nướng thịt ăn uống và cùng nhau gửi lời chúc mừng năm mới qua Internet tới bạn bè, người thân.
Anh:
Đang có mặt tại Bournemouth, một thị trấn nhỏ nằm sát bờ biển phía Nam của nước Anh, cũng là bãi biển đẹp nhất xứ sở sương mù, bạn Đào Khánh Linh trao đổi với PV Dân Trí qua email:
“Do chênh lệch múi giờ nên những cư dân tại Bournemouth, Anh sẽ đón 2013 muộn hơn 7 tiếng so với Việt Nam. Đường phố đã được trang hoàng rất đẹp vào dịp Noel và cho đến năm mới vẫn vậy.
Từ cách đây mấy hôm, không khí mua sắm rất sôi động do có đợt đại giảm giá bắt đầu vào ngày “Boxing day 26/12″ và còn tiếp diễn cho đến hết tháng một tới. Tuy vậy, trong ngày cuối cùng của năm 2012 này, đường phố cũng khá vắng vẻ vì mọi người tập trung ở nhà, ăn uống, xem tivi…”
Cũng trước thời khắc giao thừa, Linh và các bạn du học sinh ở đây sẽ tụ tập nấu ăn, sinh hoạt văn nghệ tại nhà, sau đó, ra ngoài biển dạo chơi xem không khí đón năm mới… Bournemouth là một đô thị nhỏ, suốt 7 năm nay không bắn pháo hoa nên từ chiều qua, 30/12, đã có rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam lên London để đón năm mới tại đây.
Australia :
Có mặt trong dòng người đang đổ về trung tâm thành phố để đón chào thời khắc giao thừa, bạn Trần Quang Khoa, sinh viên ĐH James Cook (Brisbane, Australia) chia sẻ với phóng viên Dân trí:
Video đang HOT
Bãi tắm SouthBank nơi sẽ là một trong bốn điểm bắn pháo hoa tối nay tại Brisbane.
Người dân bản xứ tại thành phố Brisbane đang rất háo hức đón chờ một năm mới đến với nhiều điều mong đợi. Khác với thời tiết ở những nước Châu Âu – và Mỹ thì Úc lại đón tết trong tiết trời oi bức của mùa hè. Người dân Úc có thói quen đi biển mỗi khi cuối tuần và trong khi chờ đón thời khắc của năm mới thì họ đến khu vực biển nhân tạo tại SouthBank, đây cũng là địa điểm mà sinh viên Việt Nam thường tổ chức BBQ cuối tuần hay mỗi dịp sinh nhật.
Các hoạt động ở trên đường phố cũng không kém phần hấp dẫn và lôi kéo khá nhiều du khách cũng khiến phố phường phố trở nên đông đúc và nhông nhịp hơn ngày thường. Dù bận rộn cuối năm cho kỳ thi giữa khoá sắp tới nhưng các bạn du học sinh Việt Nam tại đây cũng hoà mình vào dòng người để cùng đón chào năm mới với nhiều may mắn và niềm vui.
Du học sinh Việt cùng bạn bè quốc tế ra đường đón Tết
Dòng sông Brisbane được thiết kế như một rạp chiếu film sống động, để người dân ở đây có thể thư giãn trong khi chờ thời khắc giao mùa. Dòng sông hầu như ôm dọc các trường đại học ở thành phố Brisbane.
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chính quyền sở tại sẽ tổ chức sự kiện bắn pháo hoa cho toàn bộ người dân đang sinh sống tạiBrisbane. Chương trình pháo hoa cho trẻ em diễn ra vào lúc 20h30 phút (tức là 17h30, giờ Hà Nội), còn pháo hoa tầm cao cho toàn bộ cư dân thưởng lãm sẽ diễn ra lúc 0h (tức là 21h00, giờ Hà Nội).
Rạp chiếu phim ngoài trời
Chính phủ tài trợ hoàn toàn chi phí đi lại miễn phí và thời gian hoạt động các phương tiện công cũng thay đổi và hoạt động đến tới 3 giờ sáng hôm sau. Trong lúc này, các bạn du học sinh Việt Nam cũng tranh thủ giành chỗ đẹp cho mình để thưởng thức không khí Tết đang nô nức tràn về tại Brisbane.
Nhật Bản:
Sendai là thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tohoku, cũng là nơi bị ảnh hưởng nặng nề do sóng thần xảy ra vào tháng 3/2011. Người dân nơi đây đã chuẩn bị đón năm mới 2013 như thế nào? Dân trí vừa kết nối với các bạn du học sinh tại Sendai.
Ngày cuối cùng của năm 2012 tại Sendai là một ngày đẹp trời, ấm áp và có nắng, đường phố ít người hơn thường ngày khiến bất cứ người con xa Việt Nam nào cũng cảm thấy như Tết ở quê nhà. Ở đây người Nhật đón Tết nhẹ nhàng và ấm áp. Mặc dù là đất nước công nghiệp hiện đại nhưng cư dân Nhật vẫn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của mình. Như anh bạn đồng nghiệp, Hoshi-san, hôm nay ở nhà để tự tay làm món mì toshikishi-soba.
Vật trang trí năm mới của người Nhật.
Thông thường, ngày cuối năm, gia đình dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để xua đi những điều không may mắn của năm củ. Sau khi dọn dẹp xong, người ta trang trí hai cành thông ở hai bên cửa, gọi là kadomatsu. Cây thông được cho là trừ ma quỷ và tượng trưng cho sự tao nhã, thanh khiết. Ngoài ra trước cửa, người Nhật còn treo shimekazari, một trong những vật trang trí chào năm mới.
Cũng như người dân nơi khác, thông thường ngày cuối cùng của năm, người Nhật muốn quây quần bên gia đình, tổ chức ăn uống tất niên. Còn với những người Việt tại đây,trong kì nghỉ kéo dài một tuần này, ai nấy đều lên kế hoạch cho riêng bản thân mình như về thăm người thân ở Việt Nam, hay liên hoan, gặp gỡ, lập kế hoạch lên Tokyo đón giao thừa.
Đức:
Hàng quán được dựng lên phục vụ người dân Đức trong đêm giao thừa.
Quang cảnh thủ đô Berlin sẵn sàng cho thời khắc chuyển giao năm mới là những gì mà bạn Trung Kiên – Du học sinh tại Đức vừa gửi về địa chỉ email của Du học Dân trí. Berlin đón ngày cuối cùng trong năm 2012 với một bầu trời khá âm u, gió mạnh, nhiệt độ ở mức 8 độ C. Tuy vậy, không có dấu hiệu gì cho thấy người Đức sẽ vì thời tiết mà bỏ qua thời khắc đặc biệt nhất trong năm này.
Từ buổi trưa (giờ địa phương), hàng loạt hàng quán đã được dựng lên ở nhiều địa điểm công cộng khác nhau, trong đó có địa danh nổi tiếng: cổng thành Brandenburg. Một bánh xe khổng lồ cũng vừa mới trên phố phục vụ cho việc ngắm cảnh đêm giao thừa. Lực lượng cảnh sát đã tiến hành tuần tra từ sán sớm nhằm đảm bảo an ninh cho các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân và du khách.
Xe cảnh sát tuần tra trên phố nhằm bảo đảm an ninh. Phía sau là một trong số 5 màn hình lớn sẽ truyền hình trực tiếp chương trình nhạc hội và pháo hoa chào năm mới.
Hiện tại, mới chỉ có những bán hàng đang chuẩn bị dựng cửa hàng, bày biện hàng hóa hay những thành viên ban tổ chức chương trình ca nhạc xuất hiện trên đường phố, tuy nhiên, dự kiến chỉ ít tiếng nữa sẽ có hàng triệu người đổ về trung tâm Berlin để theo dõi màn bắn pháo hoa và đại nhạc hội chào năm mới 2013.
Trước đó thì từ nhiều ngày trước, đặc biệt là trong đêm qua – 30/12, một loạt hoạt động chuẩn bị cho đêm giao thừa cũng đã được những cư dânBerlin tiến hành.
Hàn Quốc:
Những thông tin và hình ảnh về các hoạt động của người dân và du học sinh Việt Nam tại Suwon – thành phố với ngôi trường đại học đầu tiên của Hàn Quốc do bạn Lê Đại Dương vừa gửi về được chúng tôi chuyển đến ngay với độc giả.
Người Hàn quây quần bên nhau trong bữa ăn cuối năm
Với người dân bản xứ, ngày cuối cùng của năm 2012, họ sẽ tập hợp bạn bè đến quán ăn truyền thống, ăn những món ăn đặc trưng của đất nước Hàn Quốc. Với du học sinh Việt Nam thì công việc chuẩn bị cho tiệc tất niên, tiễn năm cũ 2012 và đón năm mới 2013 cũng đã được gấp rút tiến hành.
Từ 15h chiều nay theo giờ địa phương, các bạn sinh viên đã bắt đầu trang trí sân khấu, chuẩn bị các món ăn mang đậm bản sắc, hương vị Tết quê nhà như bánh tét, giò thủ, xôi gà, phở,… Hiện tại nhiệt độ ngoài trời đang là -12 độ C, trời khá lạnh, nhưng các bạn vẫn rất háo hức, cùng nhau di chuyển đồ dùng, dụng cụ vui chơi, ăn uống đến địa điểm tập kết đón giao thừa. Một buổi tiệc ấm cúng và vui vẻ sẽ diễn ra trong tối nay, ngay trước thềm năm mới.
Sinh viên Việt Nam trước giờ liên hoan chào năm mới
Thực hiện: Mạnh Hải, Bảo Anh
Theo dân trí
Hành trình chinh phục "giấc mơ" du học
Theo một thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Ngày càng có nhiều người nộp đơn xin theo học tại các trường ĐH ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc...
Khi phong trào du học bắt đầu phát triển vào những năm 1997-1998, Anh, Pháp, Mỹ là những quốc gia được du học sinh Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Thế nhưng hiện nay, thị trường du học đã thay đổi nhiều với những cái tên Úc, NewZealand, Anh, Mỹ, Singapore, Thụy Sĩ.
Nung nấu
Từ khi con lọt lòng - gia đình chị Nguyễn Thị Vân Khanh (Tây Hồ, Hà Nội) đã nung nấu ý định cho con đi du học. Càng tìm hiểu về du học, chị càng băn khoăn, không biết chọn cho con đi đâu, học như thế nào...
"Tham khảo nhiều ý kiến bạn bè và tìm hiểu các nguồn thông tin, hiện vợ chồng mình đang nghiêng về ý định cho con đi Singapore. Về địa lý, khoảng cách Singapore - Việt Nam không quá xa, tiện cho việc đi lại, thăm nom. Về chất lượng, hệ thống giáo dục Singapore cũng nổi tiếng với môi trường học thuận lợi, bằng cấp có giá trị trên toàn cầu. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở Sing cũng không quá đắt đỏ, an ninh tốt..." - là những lý do thuyết phục cả hai vợ chồng chị.
Còn Nguyễn Hồng Anh (cựu HS Trường THPT Lương Thế Vinh) mơ du học ở Mỹ từ hồi cấp 3. Vì điều kiện gia đình không cho phép, Hồng Anh quyết định chuyển hướng sang Singapore với những yêu cầu, đòi hỏi dễ dàng hơn. Cô xác định đây là "đường vòng" giúp cô sang Mỹ học.
Miệt mài ôn luyện tiếng Anh, lê la khắp các diễn đàn, hỏi thăm bạn bè quen biết, tìm tại liệu... cuối cùng Hồng Anh cũng thành công khi hồ sơ vào trường SMU (ĐH Quản lý Singapore) của cô được chấp nhận. Năm 2011, Hồng Anh lên đường đi du học trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân.
"Mình vẫn phải vay nợ chính phủ họ, chịu ràng buộc phải làm việc cho một công ty của Singapore trong vòng 3 năm sau tốt nghiệp, nhưng mình chấp nhận điều đó" - Hồng Anh tâm sự.
Đại diện trung tâm Toán và khoa học Hexagon - thầy Phạm Văn Thuận nhận định, Singapore đã thành công trong việc thu hút tài năng trẻ ở các nước châu Á đến học tập nhờ có hai yếu tố chính: Chất lượng ĐH công lập, ưu đãi học phí và học bổng của chính phủ Singapore. Nhờ đó, Singapore đã thu hút được "nguyên khí" của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Singapore bắt đầu tuyển sinh ở Việt Nam từ quãng năm 2000, tăng mạnh đến năm 2008 và duy trì đến nay. Hiện chính sách giáo dục của Sing có phần thắt chặt hơn do những yếu tố chính trị, kinh tế trong nước, nhưng vẫn khá rộng rãi so với nhiều nước như Anh, Mỹ, Nhật... Bởi vậy, du học Singapore vẫn được phụ huynh Việt Nam quan tâm.
Thị trường dịch chuyển
Hiện nay tại nhiều trường phổ thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, phong trào du học, trong đó có du học Singapore cũng ngày càng phát triển mạnh.
Theo Hoàng Thị Kim Hậu Phúc - phó Bí thư Chi đoàn Trường THPT Chu Văn An (2011 - 2012), xu hướng đi du học của học sinh trong trường không còn xa lạ nữa. Tùy điều kiện, khả năng của mỗi HS mà các em lựa chọn những điểm đến khác nhau, trong đó Singapore, Anh, Mỹ, Pháp, Nhật là những lựa chọn phổ biến.
"Hầu hết các bạn có ý định du học là do tự bản thân cảm thấy muốn đi. Các bạn hết sức nỗ lực để đạt được điều đó bằng cách đầu tư học tiếng, tham gia các hoạt động xã hội chuẩn bị hồ sơ du học. Có người còn phải vừa ôn luyện dành học bổng, vừa phải lo thi ĐH vì bố mẹ chỉ đồng ý cho đi du học, với điều kiện phải chứng minh mình học được bằng cách đỗ ĐH trong nước" - Hậu Phúc cho biết.
Để tạo điều kiện cho học sinh trong trường có thể tìm được các suất học bổng giá trị, thực hiện ước mơ đi học, Trường Chu Văn An thường xuyên tổ chức các phong trào tình nguyện, các hoạt động ngoại khóa phát triển sôi nổi, rộng rãi.
"Mới đây trường thành lập CLB Quốc tế, giúp tư vấn du học cho các học sinh trong trường. Ngoài ra, CLB còn mang đến cho HS cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các đoàn khách nước ngoài, giúp các bạn có cơ hội tiếp cận với các học bổng..." - Hậu Phúc chia sẻ.
Nhờ những sự trợ giúp như vậy, rất nhiều học sinh đã có thể sớm chạm tay vào giấc mơ du học, là bước khởi đầu thuận lợi cho tương lai của các em.
Gian nan đuổi theo giấc mơ
Thầy Phạm Văn Thuận chụp ảnh kỷ niệm cùng học trò của trung tâm
Với học sinh Việt tha thiết muốn đi du học Singapore thì hầu hết các em phải cân nhắc việc ôn luyện thi như thế nào. Có em tự tìm tài liệu trên mạng, mượn bạn bè sách vở, tài liệu. Có em kỳ công nhờ những người đi trước gửi tài liệu từ Singapore về cho mình học. Phổ biến hơn cả là tìm một trung tâm luyện thi phù hợp với điều kiện tài chính và khả năng của bản thân.
Nhiều năm làm việc với các học sinh Việt Nam khao khát du học tại Sing, thầy Phạm Văn Thuận (Trung tâm toán và khoa học Hexagon) cho rằng, học sinh ở thành phố thường được tiếp cận với thông tin du học sớm, có sự chuẩn bị từ hai đến ba năm nên số thành công lớn hơn.
Thầy Thuận nhận định: "Singapore tuyển lựa nhân tài nhận học bổng theo học trung học hoặc đại học chủ yếu qua các bài thi viết (toán, lý, hóa, khoa học, tiếng Anh), phỏng vấn. Đề thi của họ thường có nội dung rộng, không nặng về tính toán, ít mẹo mực. Ví dụ, đề thi Vật lý của kỳ thi tuyển sinh đại học Việt Nam chỉ tập trung vào lớp 12, các câu hỏi thường dùng công cụ toán học nhiều, nên nặng về tính toán. Đề thi Vật lý của Singapore thì phủ rộng từ lớp 10 đến lớp 12, các câu hỏi trực tiếp hơn. Phản hồi chúng tôi thu được từ học sinh (giỏi) là các em thấy hứng thú hơn với chương trình, đề thi của Singapore"
Giúp nhiều học trò bứt phá, dành được các học bổng du học giá trị ở Sing, thầy Thuận cho rằng, việc luyện thi để dành được học bổng của Singapore cần có sự chuẩn bị đúng cách theo từng bậc học.
"Ở kỳ thi học bổng ASEAN, A*STAR, thường là những em học sinh giỏi tham gia, có tư chất và định hướng mục tiêu học tập rõ ràng. Vì vậy, việc ôn thi không quá áp lực. Nội dung chủ yếu tập trung vào những khác biệt nội dung chương trình toán giữa hai nước, tốc độ làm bài thi toán học (không sử dụng máy tính), kỹ năng tư duy bằng tiếng Anh, xây dựng vốn từ vựng theo chủ đề, phân loại và xử lý những lỗi thường gặp, kỹ năng trả lời phỏng vấn. Những em có tư chất tốt thường thích nghi rất nhanh với những yêu cầu như vậy" - thầy Thuận chia sẻ.
Theo VNN
Làm thế nào để định hướng du học sớm cho con? Nhằm giúp các phụ huynh, HS tìm hiểu những khó khăn trên con đường du học và các bước chuẩn bị tốt nhất để có được kết quả du học như ý, Language Link Việt Nam tổ chức buổi tư vấn "Định hướng du học sớm" trên báo Dân trí vào sáng ngày 2/8 . "Đọc gần 1.000 trang sách mỗi tuần viết...