Thế giới Di động (MWG) giảm 8.000 tỷ hàng tồn kho, tăng tiền gửi lên cao gấp 3 lần với 10.598 tỷ đồng
Trong kỳ, MWG tăng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (thường là tiền gửi ngân hàng thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm, lãi suất dao động từ 6%-8,65%) lên cao gấp 3 lần, đạt 10.598 tỷ đồng. Thu nhập tài chính từ lãi tiền gửi trong kỳ cũng tăng hơn 52% lên 372 tỷ đồng.
Ghi nhận tại BCTC hợp nhất quý 3/2020 của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm mạnh khoảng 8.000 tỷ đồng. Ngược lại, dòng tiền kinh doanh tăng lên 10.500 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần đầu kỳ. MWG cũng tăng khoản tiền gửi ngắn hạn.
Cụ thể, số dư hàng tồn tính đến thời điểm 30/9/2020 của MWG đang vào mức 17.515 tỷ đồng, con số đầu kỳ lên đến 25.745 tỷ đồng. Trong đó, đà giảm chủ yếu nằm tại thiết bị điện tử, giảm phân nửa từ mức 11.232 tỷ xuống còn 6.557 tỷ đồng, điện thoại di động giảm từ mức 7.227 tỷ về 4.017,5 tỷ đồng, phụ kiện cũng giảm hơn 25% trong kỳ.
Tương ứng, cơ cấu hàng tồn của Công ty thay đổi đáng kể. Trong đó, thiết bị điện tử từ tỷ trọng 43% hiện giảm về mức 36%, điện thoại di động cũng giảm từ mức 28% về 22% tổng hàng tồn.
Được biết, kinh doanh trong ngành điện tử, điện thoại di động, hàng tồn kho là yếu tố được quan tâm trên BCTC của các doanh nghiệp, tỷ trọng đâu đó 30-35% tổng tài sản. Thậm chí những dịp cao điểm như Tết, hàng tồn có thể tăng mạnh lên chiếm gần nửa tổng tài sản doanh nghiệp.
Hàng tồn cũng cho thấy sức khoẻ kinh doanh của doanh nghiệp điện tử điện máy. Với đặc điểm vòng đời ngắn, doanh nghiệp càng đẩy nhanh việc luân chuyển hàng tồn thiết bị điện tử, điện thoại di động đồng nghĩa với việc quản lý tốt tài sản, giảm thiểu được chi phí cũng như việc bán hàng khả quan.
Video đang HOT
Từng chia sẻ với nhà đầu tư về hàng tồn kho, đại diện MWG cho biết rằng thường tồn kho sẽ tăng nhanh theo yếu tố mùa vụ. Hầu hết các doanh nghiệp xuất thương mại thường dùng nợ ngắn hạn để tài trợ một phần cho hàng tồn kho, MWG không ngoại lệ. Ghi nhận, không gia tăng hàng tồn, 9 tháng đầu năm nay dư nợ vay ngắn hạn của MWG được tiết giảm tương đối, từ 13.031 tỷ xuống còn 11.880 tỷ.
Nhìn chung, đây là động thái điều chỉnh đáng chú ý của MWG trước áp lực dịch Covid-19 đang gây thêm lên ngành hàng điện thoại, giữa bối cảnh thị trường này cũng không còn tăng trưởng vài năm trở lại đây. Mặt khác, cuối tháng 6 năm nay, MWG cũng chính thức đóng cửa chuỗi Điện thoại Siêu rẻ do không hiệu quả. Việc thu hồi các khoản đầu tư cũng như tái cấu trúc tài sản mang về khoảng tiền “để dành” lớn cho MWG.
Trong kỳ, Công ty tăng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (thường là tiền gửi ngân hàng thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm, lãi suất dao động từ 6%-8,65%) lên cao gấp 3 lần, đạt 10.598 tỷ đồng. Thu nhập tài chính từ lãi tiền gửi trong kỳ cũng tăng hơn 52% lên 372 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất 81.352 tỷ đồng (tăng 6%), lợi nhuận sau thuế là 2.978 tỷ đồng (tăng 0,05%). Từ sau dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên MWG ghi nhận mức tăng trưởng LNST lũy kế dương so với cùng kỳ năm 2019. Với kết quả này, Công ty đã thực hiện 74% kế hoạch doanh thu và 86% kế hoạch LNST cả năm 2020.
Trong đó, mảng điện thoại iếp tục ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu lũy kế âm. Ngược lại, mảng thực phẩm và FMCGs đang trên đà tăng trưởng mạnh, và trở thành đà kéo tăng trưởng cho doanh nghiệp kể từ đầu năm. Dịch bệnh bùng phát, nhu cầu hàng thiết yếu không những hiện hữu mà thậm chí tăng cao, đẩy doanh thu chuỗi Bách Hoá Xanh tăng 112% sau 9 tháng đầu năm. Theo đó, doanh thu Bách Hoá Xanh hiện đã đóng góp đến 19% tổng doanh thu MWG, đạt 15.000 tỷ đồng.
2/3 'trụ cột' khó tăng doanh thu, Thế giới Di động hạ mục tiêu năm 2020
Thế giới Di động hạ mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2020 do hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy xanh không còn nhiều cơ hội cải thiện doanh thu trong nửa cuối năm.
Hạ mục tiêu doanh thu, lợi nhuận do 2/3 "trụ cột" không còn nhiều cơ hội
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di động (Mã: MWG) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu thuần đạt 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự đạt 3.450 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% và giảm 10% so với thực hiện năm 2019. So với kế hoạch được HĐQT thông qua ngày 13/12/2019, kế hoạch lần này đã giảm 12.446 tỷ đồng (10%) mục tiêu doanh thu và giảm 1.385 tỷ đồng (29%) mục tiêu lợi nhuận.
Được biết, việc điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh đã được Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài thông báo trong cuộc họp trực tuyến với nhà đầu tư diễn ra giữa tháng 5/2020. Theo MWG, hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy xanh không còn nhiều cơ hội cải thiện doanh thu trong nửa cuối năm do các sự kiện thể thao quan trọng đã phải dời sang năm 2021. Đây cũng là lý do mà doanh nghiệp này "bóp" lại mục tiêu doanh thu, lợi nhuận?
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động hạ mục tiêu kinh doanh 2020
Phát hành 13,6 triệu cổ phiếu ESOP
Cũng trong kế hoạch năm 2020, Hội đồng quản trị MWG dự kiến trình đại hội thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2019 với tỉ lệ phát hành là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán là giá thấp nhất giữa giá 10.000 đồng/cổ phiếu hoặc 50% giá trị trường, thời gian phát hành dự kiến trước 31/3/2021.
Đối với phương án ESOP năm 2020, Ban lãnh đạo MWG nhấn mạnh kế hoạch phát hành chỉ thực hiện nếu lợi nhuận đạt trên 80% lợi nhuận năm 2019, tỉ lệ phát hành tối đa là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Bên cạnh đó tỉ lệ phát hành ESOP cũng sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến trung bình cổ phiếu MWG năm 2020 so với diễn biến trung bình của chỉ số VN-Index trong năm 2020.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính, doanh thu thuần quý I/2020 đạt 29.353 tỷ đồng, tăng 17%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.132 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Dù doanh thu, lợi nhuận tăng, nhưng các khoản chi phí của MWG cũng ở mức báo động. Cụ thể, chi phí tài chính âm 178 tỷ đồng, tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2018 (âm 133 tỷ); chi phí bán hàng âm 3.782 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2018 (âm 2.466 tỷ đồng); chi phí quản lý doanh nghiệp âm 779 tỷ đồng, tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước; chi phí khác cũng âm 7 tỷ đồng.
Riêng khoản lỗ công ty liên kết (Công ty Cổ phần Bán lẻ An Khang) âm 1,4 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm. Về nợ, trong 3 tháng đầu năm, MWG tiếp tục tăng số nợ lên 23.491 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn hơn 22 tỷ đồng. Nhìn chung, nợ phải trả của MWG vẫn cao hơn vốn chủ sở hữu (13.378 tỷ đồng).
Về mặt lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư, MWG của ông Nguyễn Đức Tài cũng đang âm 1.243 tỷ đồng; lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính âm hơn 2.435 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là dương 2.745 tỷ đồng.
Cũng trong 3 tháng đầu năm, khoản hàng tồn kho của MWG ở ngưỡng 20.958 tỷ đồng, trong đó, nhiều nhất vẫn là mặt hàng thiết bị điện tử (9.706 tỷ đồng); điện thoại di động (4.350 tỷ đồng). Dự phòng rủi ro của MWG trong quý I âm hơn 504 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo tài chính quý I/2020, giá trị khoản đầu tư vào An Khang được doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam hạch toán 62 tỷ đồng. Đến cuối 2019, Thế giới Di động cho biết phần lỗ lũy kế từ công ty liên kết là 5,6 tỷ đồng. Trong quý I, phần lỗ từ công ty An Khang trên báo cáo tài chính tăng thêm 1,4 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 7 tỷ đồng. Do đó, giá trị còn lại của khoản đầu tư từ Thế giới Di động vào công ty An Khang được cấn trừ còn lại 55 tỷ đồng. Khi được cổ đông hỏi về việc MWG có tính đến thoái vốn tại An Khang khi nhà thuốc này hoạt động không hiệu quả, ông Tài trả lời: "Dược phẩm vẫn là lĩnh vực thú vị nhưng có nhiều rào cản kỳ cục khiến Thế giới Di động chưa sẵn sàng đầu tư lớn, bài bản".
Petrolimex lãi ròng 37 tỷ đồng trong 9 tháng Theo BCTC hợp nhất, lũy kế 9 tháng, Petrolimex đạt hơn 92,647 tỷ đồng doanh thu thuần và 37 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 34% và 99% so cùng kỳ. Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu thuần gần 27,462 tỷ đồng, giảm 44% so cùng...