Thế Giới Di Động buôn xoong nồi, Vietjet bán mỳ tôm thu tiền tỷ
Những nguồn thu từ mặt hàng không quá đắt đỏ đang mang lại cho các đại gia hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, thậm chí hiệu quả kinh doanh còn hơn cả lĩnh vực chính.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động – TGDĐ vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên của năm 2019 với khoản doanh thu thuần đạt trên 25.017 tỷ đồng và 1.040 tỷ lãi ròng.
TGDĐ thu nghìn tỷ từ bán xoong nồi
Với kết quả kinh doanh trên, ngoài mức doanh thu tăng trưởng 10% thì khoản lợi nhuận sau thuế mà TGDĐ đạt được trong 3 tháng qua cũng tăng gần 30% so với cùng kỳ.
Đóng góp chính vào doanh thu trong quý I vẫn là ngành hàng điện thoại, máy tính bảng, phụ kiện… với tỷ trọng 48% tổng doanh thu, tương đương hơn 12.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành hàng điện tử, điện lạnh và gia dụng cũng góp tới 41%, khoảng 10.257 tỷ đồng. Ngoài ra, chuỗi cửa hàng bách hoá với ngành hàng thực phẩm và tiêu dùng nhanh tiếp tục gia tăng tỷ trọng lên 7%…
Thế giới di động đang mở rộng các mặt hàng kinh doanh của mình ngoài di động và điện tử, điện lạnh.
Năm 2019 khi Bách Hóa Xanh vẫn được kế hoạch trong quá trình tiến đến điểm hòa vốn toàn bộ (tính cả chi phí kho, vận hành), trụ đỡ tăng trưởng của TGDĐ được xác định từ việc “bán những sản phẩm chưa từng bán”, mà chủ yếu trong đó là xoong nồi, chảo rán và đồng hồ…
Với nhóm gia dụng và dụng cụ nhà bếp, riêng quý I đã có hơn 10 triệu sản phẩm được bán ra tại các cửa hàng Điện Máy Xanh và mang về cho công ty hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu, tương đương với mức tăng trưởng 130% về sản lượng và 50% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mô hình shop-in-shop kinh doanh đồng hồ cũng đã được công ty này đưa vào thử nghiệm tại một số cửa hàng Thế giới Di động tại TP.HCM từ ngày 8/3.
Hiện công ty có 2 cửa hàng, bán trên 50 mẫu đồng hồ thông minh và trên 1.000 mẫu đồng hồ thời trang của hơn 20 thương hiệu, giá sản phẩm dao động chủ yếu trong khoảng 1-6 triệu đồng.
Video đang HOT
Ước tính, nhóm này đang đóng góp khoảng 7% doanh thu toàn công ty ngay trong kỳ đầu tiên được áp dụng kinh doanh.
Nhờ mảng kinh doanh mới này mà biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng 3 tháng đầu năm của TGDĐ được cải thiện so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận ròng của quý đầu tiên năm nay đạt 4,2%, mức cao nhất tính từ năm 2017.
Chiến lược “đại gia đi thu tiền lẻ” của Vietjet
Thực tế, chiến lược “thu tiền lẻ” từ việc bán các sản phẩm phụ thông qua hệ thống của mình không mới với các doanh nghiệp lớn.
Một hãng hàng không với quy mô thị trường gần 2,7 tỷ USD như Vietjet cũng rất thành công với chiếc lược “thu tiền lẻ” của mình.
Ngoài 2 trụ cột kinh doanh chính gồm vận tải hàng không, và bán máy bay của mình thì hoạt động phụ trợ hàng không (bao gồm bán hàng hóa và dịch vụ trên máy bay…) của Vietjet cũng đều đặn tăng trưởng và thu về hàng nghìn tỷ mỗi năm.
Trong hoạt động phụ trợ hàng không nói chung, hàng năm Vietjet đều thu về hàng trăm tỷ từ việc bán các hàng hóa trên máy bay bao gồm mỳ tôm, gấu bông hay quà lưu niệm…
Như năm 2014, thời điểm hãng này mới bắt đầu khai thác bay thương mại, công ty có tổng doanh thu đạt 8.100 tỷ đồng, trong đó gần 300 tỷ đồng doanh thu là đến từ bán mỳ tôm và gấu bông, quà lưu niệm trên máy bay.
Đây cũng là mảng kinh doanh khiến CEO của hãng, ông Lưu Đức Khánh cho biết hài lòng nhất khi nhân lực cũng như nguồn lực đầu tư không lớn nhưng lại rất hiệu quả.
Trong giai đoạn 2015-2018, Vietjet không thể hiện chi tiết doanh thu từ mảng kinh doanh này nhưng nó được hạch toán vào khoản hoạt động phụ trợ hàng không trên báo cáo tài chính.
Và trong vòng 5 năm, nguồn thu này đã tăng tới 10 lần từ mức 836 tỷ đồng năm 2014 lên 8.410 tỷ đồng năm 2018 vừa qua.
Năm 2018, hãng hàng không này thu về 53.577 tỷ đồng doanh thu thuần, thì doanh thu từ hoạt động phụ trợ tăng trưởng tới 54% và chiếm tổng cộng gần 16% trong cơ cấu doanh thu.
Tại đại hội cổ đông hồi tháng 4 vừa qua, CEO của hãng, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, tự hào khoe Vietjet nằm trong tốp 5 hãng có doanh thu khác trên tổng doanh thu cao nhất thế giới.
“Với lượng khách phục vụ hiện nay, chỉ cần mỗi khách hàng chi thêm 1 USD cho các sản phẩm phụ trợ như mì tôm, gấu bông, doanh thu của Vietjet đã có thêm 25 triệu USD. Mục tiêu là thu được 10 USD mỗi người trong vài năm tới”, bà Thảo nói.
Bà cũng lưu ý khoản doanh thu này mang lợi nhuận lớn, bởi hầu như không phát sinh thêm chi phí.
Trong đó, đóng góp lớn của doanh thu phụ trợ là từ mạng bay quốc tế do doanh thu phụ trợ bình quân thu được từ một khách hàng cao hơn gấp 2 lần doanh thu phụ trợ thu từ khách bay nội địa.
Cùng với việc mở rộng mạng bay quốc tế trong các năm sau, Vietjet cho biết hãng sẽ có nhiều dự địa để tăng trưởng từ loại hình kinh doanh này cũng như phát triển thêm các loại hình dịch vụ, sản phẩm đa dạng trên hệ sinh thái khách hàng của mình bao gồm cả quảng cáo trên máy bay.
Theo VN Review
Quý I/2019: Lazada tiếp tục bị Shopee và Tiki 'vượt mặt' trên bản đồ thương mại điện tử
Theo Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam quý I/2019 do iPrice Insights công bố, sàn thương mại điện tử Lazada chỉ xếp ở vị trí thứ 3 về số lượt truy cập sau 2 doanh nghiệp khác là Shopee và Tiki.
Cụ thể, sàn thương mại điện tử có lượt truy cập lớn nhất là Shopee với 40,7 triệu lượt truy cập web mỗi tháng, đứng thứ 2 là Tiki với 35,6 triệu lượt truy cập, Lazada đứng ở vị trí thứ 3 với 29 triệu lượt truy cập.
Từng là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam với khoảng 42 triệu lượt truy cập mỗi tháng trong năm 2018, việc Lazada bị hai sàn thương mại điện tử khác là Shopee và Tiki "vượt mặt" đã khiến nhiều người tiêu dùng bất ngờ.
Tương tự Lazada, trang web bán hàng của Thế Giới Di Động cũng từng có thời điểm đạt tới 39 triệu lượt truy cập nhưng sang quý I/2019 chỉ còn 28,8 triệu lượt gần ngang bằng với Lazada nhưng vẫn phải xếp ở vị trí thứ 4. Tiếp sau đó là sàn thương mại điện tử Sendo với 25,3 triệu lượt truy cập mỗi tháng trong quý I/2019.
5 doanh nghiệp có lượng truy cập lớn nhất trên website
Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30% và quy mô toàn thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD.
Điều này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thương mại điện tử nói chung đặc biệt là cạnh tranh từ các sàn thương mại điện tử với mô hình B2C. Do đó, việc Lazada thay đổi chính sách không có lợi cho người tiêu dùng hay các vụ việc giao hàng nhầm, hàng lỗi đã nhanh chóng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của sàn thương mại điện tử này.
Cụ thể, từ 15/3/2019, Lazada đã ngừng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán. Điều này đã dấy lên mối lo ngại vì về hàng lỗi, hàng hỏng do quá trình vận chuyển hay do nhà sản xuất gửi hàng lỗi mà người tiêu dùng không được kiểm tra.
Ngoài ra, việc các sàn thương mại điện tử đối thủ đầu tư mạnh mẽ về quảng bá hình ảnh và truyền thông như trường hợp của Shopee hay Tiki cũng khiến lượng truy cập trên các sàn thương mại điện tử thay đổi không nhỏ.
Mặc dù vậy, Lazada vẫn là sàn thương mại điện tử có lượng theo dõi lớn nhất trên Facebook, bỏ xa các đối thủ như Shopee, Tiki hay Sendo do tích lũy được lượng lớn người theo dõi nhờ thành lập từ lâu. Còn trên nền tảng Youtube thì CellphoneS là doanh nghiệp có lượng người theo dõi lớn nhất và Shopee được theo dõi nhiều nhất trên Instagram.
Theo BizLive
Amazon ngập tràn đánh giá 5 sao giả Đây là kết quả của một cuộc điều tra do nhóm vận động cho người tiêu dùng Which? ở Anh thực hiện. Ảnh: AFP/Getty Images Theo CNBC, Which? kiểm tra hàng trăm sản phẩm công nghệ bày bán trên Amazon và nhận thấy rằng các đánh giá sai, giả mạo có thể giúp nhiều thương hiệu chưa tên tuổi thống trị kết quả...