Thế giới đạt ‘đỉnh sinh đôi’ khi tỷ lệ sinh đạt mức cao lịch sử
Hiện tại, sinh đôi có thể phổ biến hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, theo cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên ở các ca sinh đôi trên thế giới.
Lễ hội “Ngày sinh đôi” ở Twinsburg, Ohio, Mỹ. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ từ hơn 100 quốc gia và phát hiện tỷ lệ sinh đôi đã gia tăng đáng kể từ những năm 1980. Theo đó, cứ 42 người thì có một người sinh đôi, tương đương với 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Theo nghiên cứu, tỷ lệ sinh đôi trên toàn cầu đã tăng trung bình 1/3 trong vòng 40 năm qua.
Các nhà khoa học cho biết thế giới có thể đã đạt đến “đỉnh sinh đôi”, vì dữ liệu gần đây nhất cho thấy một số quốc gia đã bắt đầu có tỷ lệ sinh đôi tăng cao trong lịch sử.
“Xu hướng này thực sự khá nổi bật. Trong khoảng 40 – 50 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ sinh đôi ở các quốc gia giàu có và phát triển. Điều đó đã dẫn đến nhiều cặp song sinh hơn cả về khía cạnh tương đối và tuyệt đối, so với những gì chúng ta thấy trước đây”, ông Christiaan Monden, Giáo sư Xã hội học và Nhân khẩu học tại Đại học Oxford cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ sinh đôi từ năm 2010 đến 2015 ở 165 quốc gia, chiếm 99% dân số thế giới. Trong số 112 quốc gia này, họ đã nghiên cứu thêm hồ sơ sinh ở những năm 1980-1985, theo một báo cáo trên tạp chí Human Reproduction.
Trên toàn cầu, tỷ lệ sinh đôi đã tăng từ 9 lên 12/1.000 ca sinh kể từ những năm 1980. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có mức tăng khác nhau. Mức tăng mạnh nhất được chứng kiến ở Bắc Mỹ (71%), Châu Âu (60%) và Châu Á (32%). Ở Anh, tỷ lệ sinh đôi tăng khoảng 62% nhưng được cho là đã giảm kể từ khi Cơ quan Phôi thai và Thụ tinh ở người (HFEA) phát động chiến dịch giảm thiểu việc sinh nhiều con vào năm 2007.
Video đang HOT
Cặp sinh đôi 5 tuổi Syanda (trái) và Andile Bhengu chụp ảnh trong lễ kỷ niệm 21 cặp sinh đôi tại trường tiểu học ở Durban, Nam Phi. Ảnh: EPA
Châu Phi có tỷ lệ cao các cặp sinh đôi khác trứng. Theo nghiên cứu, 80% các cặp song sinh hiện nay được sinh ra ở Châu Phi hoặc Châu Á.
“Số lượng các ca sinh đôi đã tăng lên ở khắp mọi nơi, ngoại trừ Nam Mỹ. Ở Bắc Mỹ và châu Phi, con số này đã tăng hơn 80%. Còn ở châu Phi sự gia tăng dường như hoàn toàn gây ra bởi sự gia tăng dân số”, ông Monden cho biết.
Ông Raj Mathur, Chủ tịch của Hiệp hội Sinh sản Anh và là một bác sĩ tư vấn phụ khoa tại Bệnh viện St Mary ở Manchester, cho biết: “Chúng tôi không ngạc nhiên khi tỷ lệ sinh đôi tăng lên vì sự sẵn có của phương pháp hỗ trợ sinh sản đã tăng lên. Một lý do khác là ngày càng có nhiều phụ nữ lớn tuổi thường muốn sinh đôi. Cả hai lý do này đều làm tăng tỷ lệ sinh đôi”.
Tuy nhiên, ở Tây Âu, đặc biệt là Anh và các nước Scandinavia, có thể thấy rằng tỷ lệ này thấp hơn so với năm 2010 và 2015.Anh đã giảm tỷ lệ sinh nhiều con hơn so với cùng kỳ năm trước đó, trước đây là 20% và hiện là khoảng 10%.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt đến đỉnh cao về tỷ lệ sinh đôi bởi các can thiệp y tế, chắc chắn là ở các nước phát triển. Tuy nhiên, sự phổ biến của phương pháp thụ tinh nhân tạo ở châu Phi và Nam Mỹ vẫn còn khá hạn chế trên cơ sở bình quân đầu người. Bên cạnh đó, số lượng lớn người châu Phi khó sinh con đều không có khả năng tiếp cận với phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Thách thức đặt ra là làm thế nào để đưa phương pháp này đến với họ mà không mang lại cho họ tỷ lệ sinh đôi cao hơn”, ông Mathur nói.
Ông cũng khuyến cáo rằng đa số các trường hợp sinh đôi đều hoàn toàn ổn, nhưng chắc chắn việc mang song thai sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn cho mẹ và bé. “Do vậy khi tránh được chúng ta nên tránh. Nguyên tắc chúng tôi tuân theo được tóm tắt bằng cụm từ ‘từng thứ một’”, ông Mathur nói.
Hai cặp sinh đôi giống hệt kết hôn và sống cùng nhà
Hai cặp vợ chồng trẻ ở Indonesia cho biết ngoài việc thi thoảng nhận nhầm nhau, họ không cảm thấy bất tiện khi sống chung dưới một mái nhà và thường xuyên đồng hành trong mọi hoạt động của cuộc sống.
Hai cặp đôi trong ngày cưới hôm 27/2. Ảnh: Newsflash .
Ellwanda Julianop Hidayat, 20 tuổi, ban đầu hẹn hò với Rani Nurhaeni, 19 tuổi, khi cả hai học chung trường ở thị trấn Sumedang. Cặp đôi sau đó làm mối cho em trai song sinh giống hệt của Ellwanda là Ellwindi Junianfi với em gái song sinh giống hệt của Rani là Rina Nurhaeni, 19 tuổi.
Hai cặp đôi kết hôn trong hôn lễ chung hôm 27/2 và hiện sống chung dưới một mái nhà.
Tuy nhiên, những sự sắp xếp về cuộc sống đã gây ra sự nhầm lẫn giữa hai cặp vợ chồng. Họ thừa nhận thậm chí còn khó để phân biệt đâu là vợ, chồng mình.
"Đôi khi chúng tôi bị lộn. Có lần tôi thường đang nói chuyện với Rani nhưng sau đó nhận ra là Rina", Ellwindi nói với truyền thông địa phương.
Hai cặp vợ chồng hiện sống vui vẻ cùng nhau dưới một mái nhà. Ảnh: Newsflash .
Bố của hai anh em song sinh, ông Nopi Hidayat, 51 tuổi, tiết lộ ông bị sốc khi Ellwindi lần đầu dẫn bạn gái về ra mắt gia đình.
"Lúc vừa nhìn thấy, tôi nhận ra con bé giống bạn gái anh trai song sinh của Ellwindi đến mức nào", ông kể.
Sau khi quyết định kết hôn, hai cặp vợ chồng trẻ đã trở nên nổi tiếng. Hồi đầu tháng, họ được mời xuất hiện trên chương trình truyền hình "Brownis" trên kênh Trans TV của Indonesia.
Tuy cũng có vài sự nhầm lẫn trong cuộc sống chung, hai cặp vợ chồng trẻ cho biết họ chưa thấy chán hay khó chịu gì khi lúc nào cũng đồng hành, thậm chí cùng nhau trải nghiệm các chuyến du lịch, nghỉ dưỡng. Họ thấy vui vẻ và không bất tiện gì sau khi được nhiều người biết đến.
Hai cặp đôi xuất hiện trên truyền hình Indonesia hồi đầu tháng 3. Ảnh: Instagram .
Khác biệt gây choáng váng sau 3 tháng của cặp sinh đôi trong đó 1 bé ăn sữa công thức, 1 bé bú mẹ hoàn toàn Người ngoài thậm chí còn không nhận ra được đó là hai đứa trẻ sinh đôi. Mang thai đôi là niềm vui và hạnh phúc của nhiều cặp vợ chồng. Thế nhưng đi kèm với đó cũng là rất nhiều vất vả và cực nhọc trong quá trình chăm sóc và nuôi nấng lũ trẻ. Một trong những khó khăn mà các cặp...