Thế giới có hơn 350 triệu người trầm cảm
Một trong những cách tốt nhất để trị trầm cảm là nói cởi mở về nó – Ảnh: Reuters
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9.10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
“Đây không chỉ là căn bệnh của các nước phát triển mà là hiện tượng toàn cầu. Nó hiện diện ở cả hai giới và trong dân số giàu lẫn nghèo”, tiến sĩ Shekhar Saxena, trưởng ban sức khỏe tinh thần của WHO cảnh báo.
Theo ông Saxena, điều nguy hiểm nhất là trầm cảm có thể góp phần dẫn đến tình trạng tự tử. Ông Saxena chỉ ra rằng mỗi năm có gần một triệu người trên thế giới tự kết liễu đời mình và hơn phân nửa trong số này mắc chứng trầm cảm.
Video đang HOT
“Trầm cảm tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng tin mới ở đây là chúng ta không làm bất cứ điều gì về triệu chứng này”, tiến sĩ Saxena lưu ý.
Phương pháp điều trị đã có, theo ông Saxena, nhưng các nhân viên y tế cần nỗ lực hơn để phát hiện các triệu chứng trầm cảm ở những người than phiền về các triệu chứng khác, đặc biệt đối với trẻ 12 tuổi và thanh niên, vốn không nghĩ mình bị trầm cảm.
WHO cho hay một trong những cách tốt nhất để trị trầm cảm là nói về căn bệnh này một cách cởi mở, đồng thời lưu ý rằng uống thuốc không phải là giải pháp duy nhất.
Theo TNO
Bộ Y tế cảnh báo hội chứng viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm mới
Trước ca bệnh bị viêm đường hô hấp cấp tính do một loại vi rút mới nguy hiểm như SARS vừa phát hiện tại Qatar được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, Việt Nam đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Ngày 27/9, Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế vừa nhận được thông báo của WHO-IHR về ca bệnh mới nguy hiểm này. Theo đó, ngày 25/9/2012, phát hiện 01 bệnh nhân 49 tuổi người Qatar có hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính có suy thận khởi phát bệnh ngày 03/9/2012, bệnh nhân có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Trước khi khởi bệnh bệnh nhân có đi du lịch tới Soudi Arabia. Khi có dấu hiệu bệnh đã được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm khẳng định bệnh nhân nhiễm chủng mới coronavirus. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy, chủng mới coronavirus này không phải là chủng vi rút gây bệnh SARS năm 2003.
Trước đó vào đầu năm 2012, phòng xét nghiệm tại Hà Lan đã xác định 01 trường hợp người Saudi Arabian đã tử vong do nhiễm chủng vi rút mới này. Hiện chưa xác định được mối tiếp xúc liên quan với trường hợp nêu trên. Tất cả các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân (kể cả cán bộ y tế) đã được giám sát sức khỏe và không ghi nhận trường hợp nhiễm mới.
Trước thông tin về ca bệnh có hội chứng viêm đường hô hấp có kèm suy thận do loại vi rút mới gây ra, Bộ Y tế Việt Nam đã nhanh chóng họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng, lấy mẫu bệnh phẩm để phát hiện sớm ngay ca bệnh đầu tiên tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng và sẵn sàng triển khai ngay các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch.
Bộ Y tế cảnh báo, để chủ động phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính có suy thận, người dân thực hiện tốt các biện pháp sau: Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thường gặp ở mùa Đông - Xuân ở nước ta như: Cúm, viêm đường hô hấp cấp, sởi, rubella...
Đồng thời cần thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi hắt hơi, ho sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác. Vệ sinh môi trường: thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì cần phải đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bộ Y tế cũng chưa đưa ra khuyến cáo hạn chế đi lại, du lịch. Tuy nhiên, những người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
Theo Dantri
Công bố chỉ dẫn về vi rút giống SARS Theo Reuters, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26.9 yêu cầu lực lượng chức năng toàn cầu cần cấp báo về mọi ca bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Những người này có thể từng đến Ả Rập Xê Út hoặc Qatar và tiếp xúc với loại vi rút giống SARS. Lệnh cảnh báo toàn cầu được...