Thế giới Arập đoàn kết hơn sau chiến thắng của Saudi Arabia trước Argentina
Chiến thắng của Saudi Arabia trước Argentina mở ra sự đoàn kết hiếm hoi trong thế giới Arập sau những bất đồng gay gắt ở khu vực.
Các cổ động viên Saudi Arabia mừng bàn thắng của đội nhà trước tuyển Argentina. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP ngày 23/11, chiến thắng bất ngờ tại World Cup 2022 của Saudi Arabia trước “gã khổng lồ” Argentina đã tạo ra một khoảnh khắc ăn mừng chung hiếm hoi trên khắp thế giới Arập đang rạn nứt, trong đó có cả Qatar – chưa đầy hai năm sau một cuộc phong tỏa gây căng thẳng ngoại giao trong khu vực.
Một đoàn xe ô tô của các cổ động viên Qatar đã diễu hành qua đường phố Doha sau chiến thắng bất ngờ 2-1 của Saudi Arabia trước nhà đương kim vô địch Nam Mỹ, một trong những trận đấu gay cấn nhất trong lịch sử World Cup.
Cảnh tượng trên là không thể tưởng tượng được trong gần 4 năm chiến dịch phong tỏa do Saudi Arabia dẫn đầu, vốn đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, thương mại và vận tải của Qatar với các nước láng giềng gần nhất vì những tuyên bố gây tranh cãi liên quan đến việc ủng hộ những kẻ cực đoan và quá gần gũi với Iran.
Video đang HOT
Các mối quan hệ phức tạp trong khu vực cũng đã tạm thời bị lãng quên khi người Tunisia, Maroc, Ai Cập, Liban và Jordan tham gia vào bữa tiệc ăn mừng chiến thắng của những người hâm mộ Saudi Arabia tùng ở thủ đô Qatar.
“Đây là một chiến thắng lịch sử của Saudi Arabia và là một chiến thắng vĩ đại cho tất cả người Arập. Tôi có thể không ủng hộ các chính sách của Chính phủ Saudi nhưng tôi hài lòng với chiến thắng bóng đá vĩ đại này”, Jordanian Ahmed Al-Qasim nói với AFP tại Doha.
Đây là chiến thắng lớn nhất của Saudi Arabia kể từ lần đầu tiên tham dự World Cup vào năm 1994 và là chiến thắng đầu tiên của một quốc gia Trung Đông tại giải đấu năm nay, lần đầu tiên được tổ chức trên đất Arập.
Niềm vui chiến thắng đã dâng trào với việc một số người hâm mộ Qatar đã mang cờ của Saudi Arabia và thậm chí cả Tiểu vương của Qatar đã theo dõi trận đấu trong chiếc khăn quàng cổ của Saudi Arabia, vài ngày sau khi nhà lãnh đạo trên thực tế của Saudi Arabia mặc màu áo của Qatar. Hai tòa nhà chọc trời ở Doha đã chiếu sáng bằng màu xanh của lá cờ Saudi Arabia, cũng như ở tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE). Nhiều nhà lãnh đạo Arập đã bày tỏ sự chúc mừng trên Twitter sau chiến thắng của đội tuyển bóng đá Saudi Arabia.
“Có một tranh cãi chính trị giữa hai chính phủ, nhưng nó đã kết thúc. Chúng tôi đã sang một trang mới và sự phong tỏa đã ở phía sau”, Anoud, một người Qatar cho biết.
Lễ ăn mừng chiến thắng cũng diễn ra ở Gaza và thậm chí còn có bắn pháo hoa ở Yemen, quốc gia bị nước láng giềng hùng mạnh Saudi Arabia dẫn đầu một liên minh quân sự can thiệp kể từ năm 2015.
Nevin Massad, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Cairo, gọi chiến thắng của đội tuyển Saudi Arabia là một “khoảnh khắc xúc động đặc biệt”. Về phần mình, Giáo sư khoa học chính trị của UAE Abdulkhaleq Abdulla đã gọi đội tuyển Saudi Arabia là “những anh hùng Arập”, trong một bài đăng trên Twitter.
Thế giới Arập đã tồn tại những vấn đề gây tranh cãi gây chia rẽ khắp khu vực, trong đó có các cuộc chiến ở Syria, Yemen và Libya. Sự chia rẽ như được “đổ thêm dầu vào lửa” do căng thẳng giáo phái giữa hai phe chính của Hồi giáo.
Vào tháng 6/2017, Saudi Arabia đã dẫn đầu chiến dịch phong tỏa Qatar cùng với UAE (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất), Bahrain và Ai Cập cũng cắt đứt quan hệ với Doha. Vấn đề chỉ được giải quyết vào tháng 1/2021.
Thành công của Saudi Arabia được nối tiếp bởi màn trình diễn ấn tượng của Tunisia và Maroc, những đội đã có trận hòa 0-0 lần lượt với Đan Mạch và Croatia, đều là những đội bóng mạnh của châu Âu. “Chúng tôi cảm thấy rằng tất cả những người Arập đang đứng sau lưng chúng tôi. Đây là niềm vui chung của chúng tôi”, Khaled Abdullah, một cổ động viên người Saudi Arabia nói.
Saudi Arabia, UAE bác bỏ thông tin OPEC+ thảo luận tăng sản lượng
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 21/11 đã bác bỏ thông tin Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ) đang thảo luận việc tăng sản lượng dầu mỏ, đồng khẳng định rằng thỏa thuận hiện tại của nhóm này về cắt giảm sản lượng sẽ được duy trì cho đến hết năm 2023.
Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết OPEC sẽ thảo luận việc tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày tại cuộc họp vào ngày 4/12 tới.
Hãng thông tấn SPA dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia - Hoàng tử Abdulaziz bin Salman "dứt khoát bác bỏ" thông tin về khả năng tăng sản lượng. Ông nêu rõ "việc cắt giảm 2 triệu thùng mỗi ngày hiện tại của OPEC sẽ tiếp tục cho đến cuối năm 2023 và nếu cần thực hiện các biện pháp tiếp theo bằng cách giảm sản lượng để cân bằng cung và cầu, chúng tôi luôn sẵn sàng".
Bộ trưởng Năng lượng của UAE - ông Suhail Mohamed Al Mazrouei ngày 21/11 cũng bác bỏ thông tin nước này tham gia thảo luận cùng các thành viên khác trong OPEC về việc thay đổi thỏa thuận mới đây nhất của nhóm, nêu rõ thỏa thuận này có hiệu lực đến hết năm 2023. Đăng tải trên Twitter, ông Suhail khẳng định "chúng tôi vẫn cam kết với mục tiêu của OPEC cân bằng thị trường dầu mỏ và sẽ ủng hộ bất cứ quyết định nào để đạt mục tiêu đó".
Giá dầu thế giới ngày 21/11 đã giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022, do dự báo nhu cầu của Trung Quốc giảm.
Các quan chức Saudi Arabia khẳng định việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ được thúc đẩy bởi các điều kiện thị trường và có thể điều chỉnh khi thị trường thay đổi nhằm duy trì sự ổn định của nền kinh tế thế giới trước những thách thức hiện nay.
Hàn Quốc, Saudi Arabia tăng cường hợp tác năng lượng, quốc phòng Hai bên đã ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc phòng và năng lượng trị giá 30 tỷ USD. hái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman thăm Hàn Quốc. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Saudi Arabia ngày 17/11 đã cam kết tăng cường mối quan hệ trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp...