Thế giới 2012 qua tranh biếm
Chuyện kinh tế khó khăn, scandal tình ái, các gói thuế đánh vào người dân Tây Ban Nha, mạng xã hội Facebook phất lên, Trung Quốc đầu tư vào châu Phi… đã được các họa sĩ biếm khắp thế giới kể lại qua góc nhìn khôi hài.
Con đường của EU
Phía sau là vực thẳm Hi Lạp, phía trước là vô vàn… ổ gà, cỗ xe kinh tế EU vẫn đang toát mồ hôi mò mẫm trên đường ra khỏi khủng hoảng
Ảnh: Paresh Nath (UAE)
Năm 2012 và hai thế giới
Mặc cho “thế giới cũ” chìm đắm trong khủng hoảng nợ, thế giới mạng xã hội Facebook đã phất lên khi trong tháng 5 Facebook phát hành lần đầu cổ phiếu với giá thị trường hơn 100 tỉ USD. Tháng 9/2012 đã chứng kiến số người vào Facebook lên 1 tỉ
Ảnh: PAUL ZANETTI (Úc)
Sự ngây thơ chia cắt thế giới
Bộ phim thương mại cấp 2 trên YouTube Sự ngây thơ của người Hồi giáo đã bị những kẻ cực đoan thao túng để làm mưa làm gió chính trường thế giới
Ảnh: Emad Hajjaj (Jordan)
Email của Petraeus
Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus năm qua đã đau đớn rớt đài vì scandal tình ái. Chính các email ghen tuông mà người tình của Petraeus gửi cho một phụ nữ khác đã khiến Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) vào cuộc điều tra và phát hiện quan hệ tình ái ngoài luồng của tướng bốn sao này
Ảnh: MANNY FRANCISCO (Philippines)
Bò sữa châu Phi của Trung Quốc
Trung Quốc đã bỏ 12 tỉ USD đầu tư vào châu Phi với những mục tiêu rõ ràng
Video đang HOT
Ảnh: paresh nath, The Khaleej Times (uae)
Niềm hi vọng Palestine
Ngày 30/11, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu nâng cấp quy chế cho Palestine thành nhà nước quan sát viên, thực hiện giải pháp hai nhà nước cho hai dân tộc vốn đã được đưa ra từ 65 năm trước
Ảnh: HAJO DE REIJGER (Hà Lan)
Obama ở châu Á
Cuộc chơi thương mại của Tổng thống Mỹ Barack Obama ở châu Á với các hoạt động thương mại cùng Myanmar, Thái Lan và Campuchia ngay sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2 có làm hài lòng Trung Quốc?
Ảnh: PARESH NATH (UAE)
Thuế, thuế và thuế…
Các gói thuế đánh vào người dân đã làm đời sống người Tây Ban Nha thêm khốn khó. Năm 2012 đã chứng kiến làn sóng di cư lao động tay nghề cao từ Tây Ban Nha sang Đức
Ảnh: KAP (Tây Ban Nha)
Nobel Hòa Bình 2012
Giải Nobel hòa bình cho EU đã gây không ít chỉ trích trong năm. Giá mà giải Nobel có thể cứu những chú heo đất EU buồn thiu này…
Ảnh: CHRISTO KOMARNITSKI (Bulgaria)
Lời chào của người Maya!
“Ngày tận thế” 21/12 và cú tác nghiệp thất bại của các nhà báo! Hàng chữ trên quả cầu lửa: Gửi lời chào từ người Maya
Ảnh: euronews.com
Theo 24h
Nhìn lại thế giới năm 2012 qua ảnh
Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh định hình năm 2012, năm nhiều biến động, với nhiều cuộc xung đột, căng thẳng, thảm họa thiên nhiên và nhân tạo. Năm 2012 cũng được cho là năm bầu cử, với một loạt các cuộc bầu lãnh đạo mới ở Mỹ, Nga, Pháp, Nhật, Hàn, Trung Quốc...
Phóng viên tránh đạn khói trong một cuộc biểu tình của lực lượng cứu hỏa, an ninh và quân đội nhằm chống chính phủ cắt giảm lương tại Tây Ban Nha, ngày 29/9/2012. Nợ của Tây Ban Nha sẽ bằng 90,5% tổng sản phẩm quốc nội cho tới cuối năm 2013, sau khi chiếm 85,3% GDP vào cuối năm nay.
Một cảnh sát chống bạo động bị người biểu tình kéo lê sau khi bị các công nhân ở khu chợ bán buôn tại Lima, Peru, ném đá ngã khỏi ngựa vào ngày 25/10.
Lính Mỹ trú ẩn trong một vụ nổ có điều khiển ở một điểm kiểm soát tại tỉnh Kandahar, miền nam Afghanistan, 31/5.
Một người bị thương được hỗ trợ trong vụ nổ tại miền trung Beirut, Li-băng ngày 19/10.
Một người biể tình tại lãnh sự quán Mỹ ở Bengahzi, đang chìm trong khói lửa, khi lãnh sự quán bị tấn công vào đêm 11/9, khiến đại sứ Mỹ cùng 3 người Mỹ khác thiệt mạng.
Tổng thống Obama và Phó tổng thống Biden sau bài phát biểu tái đắc cử của ông Obama sớm ngày 6/11.
Năm 2012 được cho là năm bầu cử trên thế giới, với Trung Quốc bầu Tổng bí thư, Nhật, Hàn Quốc bầu lãnh đạo mới. Trong ảnh là ông Putin rơi lệ khi phát biểu trước người ủng hộ khi đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 3 vào tháng 3 vừa qua.
Căng thẳng biển đảo ở châu Á (Hoa Đông và Biển Đông) là một "điểm nóng" nữa trong năm 2012. Trong ảnh là một tàu tuần duyên của Nhật Bản đang áp sát một tàu hải giảm Trung Quốc tại Hoa Đông.
Căng thẳng hai nước trên Senkaku/Điếu Ngư bị đẩy lên đỉnh điểm khi Nhật quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo này vào tháng 9, châm ngòi cho một đợt biểu tình chống Nhật lan rộng khắp Trung Quốc. Ảnh một người biểu tình Trung Quốc đập phá một xe ô tô của Nhật Bản trên đường phố Bắc Kinh.
Bé Malala Yousufzai hồi phục trên giường bệnh tại Anh sau khi bị Taliban bắn vào đầu ở quê nhà Pakistan. Em đã nổi tiếng thế giới khi dám đứng lên chống Taliban, ủng hộ cho các bé gái được học.
Một bé gái chơi trên đống rác thải được sử dụng để làm thức ăn cho gia cầm tại Dhaka, Bangladesh ngày 9/10. Những món đồ da sang trọng được bán khắp thế giới được sản xuất từ một khu ổ chuột của thủ đô Bangladesh, nơi công nhân, trong đó có cả các em nhỏ, tiếp xúc với hóa chất độc hại và thường bị thương trong những vụ tai nạn kinh hoàng.
Nỗi đau mất người thân trong vụ xả súng ở rạp chiếu phim làm chấn động nước Mỹ ở Aurora, Colorado, ngày 22/7. Tay súng đã xả súng tại rạp khi một bộ phim mới về Người dơi ra mắt, làm 12 người chết và 58 người bị thương.
Trong những ngày cận kề cuối năm, nước Mỹ lại trải qua một vụ xả súng kinh hoàng nữa và là vụ xả súng tồi tệ thứ hai nhằm vào trường học trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 14/12, một tay súng 20 tuổi có vấn đề về thần kinh đã xả súng vào trường học ở Newtown, bang Connecticut, Mỹ, làm 20 em nhỏ trong độ tuổi 6-7 tuổi cùng 6 người lớn thiệt mạng. Tay súng cũng giết chết mẹ trước khi tiến hành vụ thảm sát.
Cảnh thường thấy ở châu Âu trong năm qua khi kinh tế suy thoái, buộc các chính phủ phải thắt lưng buộc bụng. Trong ảnh, cảnh sát bắt giữ một người biểu tình chống cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế ở London, Anh.
Người thân khóc thương một nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ máy bay Boeing 737 ở Islamabad, Pakistan. Toàn bộ 127 người đã thiệt mạng vào ngày 21/4, khi máy bay lao xuống thủ đô, bắn các mảnh vỡ trong bán kính rộng hàng km.
Khói lửa bốc lên từ một vụ nổ, khi Israel khong kích Gaza vào ngày 17/11. Máy bay Israel đã phá hủy nhiều tòa nhà của chính quyền Hamas tại Gaza trong cuộc xung đột giữa hai bên kéo dài suốt nhiều ngày trước khi đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.
Một lính thuộc phe nổi dậy Syria ngồi đau buồn khi bạn bị chết trong cuộc giao tranh với quân chính phủ. Sau Libya, Syria là một "điểm nóng" mới trong năm 2012.
Cái hôn "hòa giải" giữa Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel trong lễ kỷ niệm 50 năm bài phát biểu hòa giải của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle với thanh niên Đức sau Thế chiến II tại lâu đài Ludwigsburg, ngày 22/9.
Một học sinh tranh thủ ngủ trên bàn trong giờ ăn trưa tại lớp học ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Học sinh Trung Quốc luyện thi ngày đêm, trước kỳ thi đại học vào tháng 6 hàng năm.
Thi thể của một người thiệt mạng trong trận lũ quét ở Naivasha, Kenya, ngày 23/4.
Một loạt ngôi nhà ở Rockaways, New York, đã bị thiêu rụi, khi bão Sandy quét qua vào cuối tháng 10 vừa qua.
Nhiều khu vực của New York bị ngập nặng, hàng trăm người thiệt mạng và hàng ngàn người sống trong cảnh mất điện, thiếu lương thực, nguyên liệu trong suốt nhiều ngày do bão Sandy.
Tàu con thoi Endeavour được chiến đấu cơ hộ tống bay qua tấm biển hiệu Hollywood, ngày 21/9, trong chuyến bay về nghỉ hưu ở California.
Ngày 12/12 Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa tầm xa, đưa được vệ tinh vào quỹ đạo, trong sự ngỡ ngàng của tình báo nhiều nước. Vụ phóng được cho là bước tiến lớn trong thành tự phát triển tên lửa của Triều Tiên, bất chấp lệnh cấm của Liên hợp quốc.
Theo Dantri
Những nhân vật quyền lực nhất thế giới 2012 Ngày 5/12, tạp chí Forbes đã công bố danh sách những người quyền lực nhất thế giới 2012. Lần thứ hai liên tiếp ngôi vị số 1 thuộc về tổng thống Mỹ Barack Obama trong khi nữ thủ tướng Đức được đánh giá có ảnh hưởng lớn hơn cả Giáo hoàng Benedict XVI. Để hoàn thành bảng xếp hạng (BXH) này, tạp chí...