Thế cửa giữa
Nhiều quốc gia đang lâm cảnh khó xử vì vừa là đồng minh của Mỹ vừa có quan hệ thân thiện với Trung Quốc.
Mỹ gây áp lực để buộc các đồng minh cứng rắn với Bắc Kinh - không chỉ về thương mại mà bao gồm cả những hợp tác về mặt tình báo và quốc phòng. Việc Mỹ thuyết phục nhiều nước khác cấm cửa tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc là một ví dụ.
Tình thế càng khó khăn thì các nước đứng giữa càng cần cư xử khéo léo. Đặc biệt, họ phải chỉ ra rằng tốt hơn cả là cùng tìm ra nền tảng chung và các hành vi ứng xử chấp nhận được.
Có thể xem Israel là một trường hợp điển hình. Năm nay kỷ niệm 27 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và Trung Quốc. Hai nước kỳ vọng hoàn tất thỏa thuận tự do thương mại trong năm 2019 trong khi Israel là nước bán nhiều vũ khí hiện đại cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ đang không ngừng “kéo” đồng minh Trung Đông ra xa khỏi Bắc Kinh.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Ảnh: EPA
Mâu thuẫn mới nhất xuất hiện ở Haifa, cảng lớn nhất của Israel đồng thời là nơi neo đậu của Hạm đội 6 (Mỹ). Hồi tháng 10 năm ngoái, một tàu chiến thuộc hạm đội này không chịu vào cảng Haifa với lý do lo ngại về an ninh và tình báo.
Video đang HOT
Đằng sau hành động đó, Mỹ muốn Israel hủy bỏ thỏa thuận cho phép Tập đoàn Cảng quốc tế Thượng Hải của Trung Quốc vận hành cảng container của Haifa trong vòng 25 năm (tính từ năm 2021).
Không chỉ với Israel, Bắc Kinh cần duy trì quan hệ tốt với Trung Đông bởi đây vẫn là nguồn cung cấp dầu và năng lượng quan trọng cho họ. Do đó, Bắc Kinh phải tìm cách trấn an Washington rằng họ không có ý định chen chân vào giữa Mỹ và các đồng minh thân cận.
Tình hình tương tự ở châu Âu và châu Á. Trung Quốc phải nhận ra rằng chiêu “đôi bên cùng thắng” không còn đắc dụng tại những châu lục này, bởi Mỹ sẽ nhúng tay vào ngay khi nhận thấy đối thủ đang tăng cường ảnh hưởng lên bất cứ đồng minh then chốt nào của mình.
Tính đa nghi của Mỹ đối với Trung Quốc càng tăng, họ càng sẵn sàng dùng lại các biện pháp bao vây và kiềm chế trước đây. Vấn đề là kinh tế Trung Quốc hiện kết nối sâu rộng trên toàn cầu và nếu kinh tế Trung Quốc gặp trục trặc, phần còn lại của thế giới cũng chẳng sung sướng gì. Đó là lý do những nước thân thiện với cả Mỹ và Trung Quốc phải đóng vai trò trung gian hòa giải. Không có gì nguy hiểm hơn khi cả thế giới bị kẹp chặt giữa 2 siêu cường.
Xã luận của báo South China Morning Post (Hồng Kông)
Theo Nguoilaodong
Mỹ: Vụ Huawei và đàm phán thương mại Mỹ-Trung là 2 vấn đề riêng
Ngày 29/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin bày tỏ hy vọng về những tiến triển quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại với các quan chức Trung Quốc trong tuần này, đồng thời khẳng định việc Washington đưa ra các cáo buộc nhằm vào tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc là một vấn đề hoàn toàn riêng biệt.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn mạng Fox Business, Bộ trưởng Mnuchin khẳng định tiến trình đàm phán thương mại song phương và những cáo buộc nhằm vào Huawei là "các vấn đề riêng rẽ."
Quan chức này nêu rõ có hai vấn đề khác nhau mà không nên "lẫn lộn," trong đó một là về trợ cấp chính phủ và hai là vấn đề an ninh quốc gia tập trung vào cơ sở hạ tầng của Mỹ và an ninh mạng. Do vậy, ông cho rằng vấn đề Huawei "không phải là một nội dung trong các cuộc thảo luận thương mại."
Mặc dù thừa nhận các vấn đề liên quan tới cáo buộc Trung Quốc ép chuyển giao công nghệ thuộc về các cuộc thảo luận thương mại, song ông Mnuchin nhấn mạnh bất cứ vấn đề nào liên quan tới vi phạm luật pháp hay các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ đi theo một lộ trình khác.
Hiện Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đang dẫn đầu phái đoàn nước này tới Washington để tham dự các cuộc đàm phán về thương mại và kinh tế trong tuần này, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trước đó một ngày, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố hai bản cáo trạng với tổng cộng 23 cáo buộc chống lại Huawei, các công ty con của tập đoàn này cũng như Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu. Trong số này có các cáo buộc về đánh cắp bí mật thương mại, gian lận ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt, thông báo lừa dối chính phủ liên bang Mỹ và cản trở pháp lý.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mnuchin cho rằng vấn đề Huawei không nằm trong khuôn khổ các cuộc đàm phán kinh tế.
Huawei là nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các thiết bị thông tin hàng đầu thế giới, trong đó có mạng không dây thế hệ mới 5G.
Huawei đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ này, chủ yếu cạnh tranh với hãng Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan.
Tuy nhiên, Mỹ, Anh và nhiều nước khác đã cảnh báo về các nguy cơ an ninh từ công nghệ của Huawei, điều mà Huawei luôn bác bỏ.
Tháng 12/2018, cảnh sát Canada đã bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, cũng là con gái của nhà sáng lập tập đoàn này, theo đề nghị truy nã của Mỹ.
Trung Quốc cáo buộc Washington "hành xử kiểu bắt nạt" sau khi chính quyền Mỹ xác nhận các kế hoạch tìm cách dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu sang Mỹ xét xử./.
Theo Vietnam
Đưa ra lập luận xác đáng, bà Mạnh Vãn Chu có thể tránh quyết định dẫn độ sang Mỹ Trong một bình luận đăng tải trên truyền hình CBC ngày 23/1, Đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum cho rằng cựu Giám đốc Tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Chu có thể đưa ra lập luận xác đáng nhằm tránh bị dẫn độ sang Mỹ. Bà Mạnh Vãn Chu. Ảnh: REUTERS/TTXVN Theo Đại sứ...