Thẻ CCCD gắn chip cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh
Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quyết định mẫu, chất liệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử. Theo yêu cầu của Thủ tướng, thẻ cần áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo an ninh, an toàn.
Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ hỗ trợ chuyển đổi số quốc gia
Ngày 7/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về mẫu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mẫu, chất liệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử theo thẩm quyền, trong đó cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn, có khả năng tích hợp triển khai thuận lợi các giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội. Đồng thời, hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, hướng đến xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Bộ Công an dự kiến sẽ triển khai cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử từ ngày 1/11/2020
Cùng ngày 7/10, Văn phòng Chính phủ cũng thông báo đến các bộ, ngành, địa phương về ý kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với việc sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử trong dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của bộ, ngành, địa phương mình vào chip điện tử trên thẻ căn cước công dân, thúc đẩy việc sử dụng thẻ căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai tích hợp ứng dụng, sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân trong các lĩnh vực công tác; xây dựng các ứng dụng nền tảng để đưa vào chip trước khi cấp Căn cước công dân cho công dân.
Chủ trương đầu tư dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/2020. Dự án hướng tới việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, đồng thời góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Có tổng mức đầu tư 2.696 tỷ đồng, trong thời gian thực hiện dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân” từ năm 2020 đến năm 2022, sẽ xây dựng hệ thống căn cước công dân thống nhất trên toàn quốc, được triển khai và quản lý tập trung tại Bộ Công an, bao gồm: Đầu tư phần cứng (hệ nhận dạng sinh trắc học, máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật); Đầu tư phần mềm (phần mềm thương mại, phần mềm ứng dụng); Dịch vụ đào tạo, triển khai thiết lập hạ tầng.
Tính năng ưu việt của thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
Video đang HOT
Theo thông tin được đại diện Bộ Công an chia sẻ tại hội nghị trực tuyến được tổ chức ngày 9/9 để triển khai dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” và sơ kết 6 tháng thực hiện dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, Bộ sẽ cáo kết quả với Chính phủ, bấm nút khởi động 2 hệ thống và vận hành thử nghiệm vào tháng 2/2021 và đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 7/2021.
Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, điểm nổi bật của dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” là sẽ thay đổi cách thức thu thập vân tay. Dự kiến ngày 1/11/2020, Bộ sẽ tổ chức đồng bộ lấy vân tay theo phương thức mới trên toàn quốc. Bộ Công an cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc cấp khoảng 50 triệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử trước ngày 1/7/2021.
Trong thông tin giải đáp thắc mắc của người dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, mới đây, Bộ Công an đã một lần nữa nhấn mạnh tính ưu việt của việc dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử
Cụ thể, Bộ Công an cho hay, thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Đáng chú ý, khi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có tích hợp đầy đủ thông tin, người dân đi giao dịch và làm thủ tục hành chính sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip thì sẽ thực hiện được các giao dịch.
Bên cạnh đó, theo phân tích của Bộ Công an, việc tích hợp chip điện tử trên thẻ căn cước công dân cũng đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chip có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chip. Vì thế, sẽ giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.
Trên trang bocongan.gov.vn, Bộ Công an cho biết, theo quy định của Luật Căn cước công dân và pháp luật hiện hành, công dân vẫn được sử dụng 3 loại thẻ (Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ căn cước công dân có mã vạch) đến khi chứng minh nhân dân, thẻ hết giá trị sử dụng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện các giao dịch, cải cách hành chính hướng tới thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Công an khuyến khích công dân thực hiện đổi sang sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử.
Estonia - quốc gia đầu tiên dùng căn cước công dân gắn chip
Estonia là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thẻ công dân gắn chip điện tử để thay thế giấy tờ tùy thân cho người dân.
Nằm ở một góc nhỏ phía Đông Bắc châu Âu, Estonia có tổng dân số hơn 1,3 triệu người. Sau khi tách khỏi Liên Xô cũ cách đây khoảng hơn ba thập kỷ, chính phủ nước này muốn xây dựng mọi thứ từ đầu theo định hướng một quốc gia tiến bộ công nghệ, bắt đầu bằng việc số hóa dữ liệu công dân, an ninh, kinh tế số và giáo dục.
ID Kaart - phần quan trọng của nỗ lực thành "quốc gia số"
Năm 2002, chính phủ Estonia phát hành thẻ điện tử có tên ID Kaart, hay còn gọi là chứng minh thư Estonia hoặc căn cước Estonia.
Mặt trước và mặt sau ID Kaart.
ID Kaart là tấm thẻ sử dụng mã hóa khóa công khai (public-key)/khóa riêng tư (private-key) 2.048-bit, nguồn mở, chứa hai chứng thư số (digital certificate) riêng biệt: một để xác nhận danh tính chủ thẻ, còn lại cho phép ký tài liệu, giấy tờ với chính phủ bằng chữ ký số.
Trên thẻ, có hai khóa cá nhân liên quan, mỗi khóa được bảo vệ an toàn bằng mã PIN. Người dùng có thể nhập một khóa khi được yêu cầu xác minh danh tính trực tuyến, đồng thời sử dụng khóa còn lại nếu muốn ký bằng chữ ký điện tử.
Khi đăng ký thẻ mới, hệ thống cũng tự động thiết lập địa chỉ email riêng với đuôi @eesti.ee. Công dân Estonia có thể dùng email này để nhận thông tin quan trọng từ chính phủ.
Vài tháng sau khi ra mắt, thẻ công dân điện tử của Estonia đã có hơn 2.000 người đăng ký. Tính đến năm 2010, khoảng một triệu thẻ đã được phát hành.
Tháng 10/2014, ID Kaart được thay chip mới do công ty Gemalto của Hà Lan cung cấp. Cơ quan Hệ thống Thông tin Estonia (ISA) khi đó cho biết, thế hệ chip mới này cho khả năng xử lý nhanh hơn, được sản xuất dựa trên công nghệ mới nhất và về cơ bản là an toàn hơn.
"Chip mới đã nhận được chứng chỉ bảo mật từ Pháp và Đức, xác nhận sự tuân thủ của Estonia đối với tất cả yêu cầu bảo mật. Những chip tương tự cũng được sử dụng trong chứng minh thư của một số quốc gia khác", ISA cho biết.
Không chỉ để xác định danh tính, ID Kaart còn đi kèm hàng loạt tính năng, như khám sức khỏe trên toàn quốc, lưu trữ chữ ký số... Công dân nước này cũng có thể dùng thẻ để bỏ phiếu bầu cử, đăng ký kinh doanh, đóng thuế, truy cập vào các cổng web và dịch vụ điện tử, hay cho phép thanh toán và giao dịch ngân hàng qua chữ ký số.
Không những thế, ID Kaart còn thay thế cho hộ chiếu khi đi lại trong nước hoặc Liên minh châu Âu (EU), cũng như giúp người dân mua vé giao thông công cộng, sử dụng Internet banking và xác thực trên nhiều website trong khu vực.
Bên cạnh công dân trong nước, Estonia còn là nước đầu tiên thế giới cung cấp thẻ công dân điện tử cho người nước ngoài. Việc đăng ký thẻ được thực hiện qua hình thức trực truyến. Tuy nhiên, những "công dân số" này bị giới hạn các chức năng, chẳng hạn không thể dùng thẻ để tham gia bầu cử tại Estonia.
Khủng hoảng bảo mật
Tháng 8/2017, một nhóm nhà nghiên cứu từ Czech gửi cảnh báo đến ISA về nguy cơ bảo mật trong chip của hãng Gemalto. Các chuyên gia Estonia đã đánh giá rủi ro về nguy cơ bị tấn công. Tuy nhiên, việc triển khai phòng thủ lại khá chậm.
Ngày 5/9/2017, Thủ tướng Estonia, Jri Ratas, tổ chức một cuộc họp báo đặc biệt nhằm thông báo cho công chúng về các mối đe dọa bảo mật trên căn cước. Lúc này, Estonia đã phát hành gần 750.000 thẻ căn cước điện tử.
Thẻ căn cước của Estonia từng đối mặt với nguy cơ tấn công cao. Ảnh: Alexela.
ISA sau đó cũng lên tiếng thừa nhận: "Về lý thuyết, lỗ hổng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh cắp thông tin cá nhân và chữ ký số trái phép mà không cần phải dùng đến thẻ vật lý hay xác thực bằng mã PIN".
ISA trấn an rằng, các khóa công khai không đủ để mở khóa thẻ căn cước, cũng như hacker phải cần phần mềm hỗ trợ và đầu đọc thẻ phù hợp. Dù vậy, cơ quan này vẫn đề phòng bằng cách hạn chế quyền truy cập của công dân vào cơ sở dữ liệu khóa công khai của thẻ ID Kaart, mục đích chủ yếu là ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp. Hàng chục chuyên gia công nghệ thông tin của Estonia đã làm việc suốt ngày đêm để giải quyết vấn đề, tạo các bản cập nhật và sao lưu cho chứng chỉ.
Tháng 10 năm đó, nhóm chuyên gia của Czech vẫn tiếp tục cảnh báo lỗ hổng bảo mật của thẻ ID Kaart. Phía Estonia vẫn tự tin, cho rằng rủi ro chỉ là tối thiểu.
Ngày 25/10/2017, ISA thông báo giải pháp cập nhật và phản ứng nhanh đã sẵn sàng. Chủ sở hữu ID Kaart đổ xô nâng cấp cho thẻ theo hình thức trực tuyến. Điều này khiến việc thông quan tại các cửa khẩu của Estonia bị ngưng trệ do người dân phải chờ nhận bản vá. Bên cạnh đó, một lượng lớn người cùng nâng cấp khiến hệ thống không thể đáp ứng và bị lỗi nhiều lần. Tốc độ cập nhật vì thế chậm hơn ISA mong đợi.
Nhiều ngày trôi qua. Nguy cơ từ các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng trên thẻ căn cước Estonia ngày càng lớn. Lúc này, chính phủ đưa ra một quyết định mang tính quyết liệt: tán thành đề xuất của Cảnh sát, Biên phòng Estonia và Cơ quan Hệ thống Thông tin Estonia về việc chặn các thẻ căn cước có nguy cơ vào ngày 3/11/2017.
Quyết định trên đồng nghĩa với 760.000 căn cước được cấp sau ngày 16/10/2014 chỉ còn được sử dụng để nhận dạng, không thể dùng cho mục đích khác, như đăng ký y tế, thuế quan, ngân hàng... Để đảm bảo chính phủ điện tử tiếp tục vai trò, khoảng 35.000 thẻ, chủ yếu là bác sĩ, cán bộ tư pháp, công chức... được cập nhật trước.
Ngày 6/11/2017, ISA thông báo quá trình cập nhật bảo mật hoàn tất. Tuy nhiên, Margus Arm, người đứng đầu mảng thẻ e-ID tại ISA, cảnh báo rằng "vẫn cần thêm thời gian cho các tùy chọn bảo mật".
Tính từ ngày 25/10/2017 đến 6/11/2017, đã có khoảng 120.000 người đã cập nhật thẻ căn cước. 92.000 người trong số họ nâng cấp từ xa.
Cuộc khủng hoảng được ngăn chặn. Theo ISA, không có thiệt hại và không có trường hợp nào đánh cắp danh tính qua ID Kaart. Tuy nhiên, sự cố này được đánh giá là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ bảo mật của mô hình nhà nước điện tử mà Estonia đang theo đuổi.
Dù vậy, niềm tin của người dân với nhà nước vẫn rất mạnh mẽ. Trong cuộc bầu cử tháng 10 năm đó, đã có 186.034 phiếu bầu trực tuyến trong tổng 582.542 phiếu bầu. Đây được xem là kỷ lục về bầu cử trực tuyến tại Estonia.
Sau khi khắc phục sự cố, chính phủ Estonia ngày càng quan tâm đến việc bảo mật cho thẻ căn cước điện tử công dân. Tháng 9/2018, Cơ quan Cảnh sát và Biên phòng Estonia (PPA) cũng đã tung ra hệ thống nhận dạng kỹ thuật số Smart-ID mới dùng chip sử dụng mã hóa khóa công khai ECC 384-bit bảo mật hơn. Thẻ mới cũng không phụ thuộc hoàn toàn vào chip để tránh các nguy cơ tấn công, được bổ sung mã QR Code để kiểm tra thời hạn thẻ, dùng phông chữ riêng... phục vụ cho việc nhận dạng.
Mục tiêu của Estonia là tới năm 2025, số lượng công dân điện tử lên tới 10 triệu người, gấp 8 lần dân số quốc gia này hiện tại.
Pháp cũng hạn chế thiết bị 5G của Huawei Chính quyền Pháp không gia hạn giấy phép cho các nhà mạng mua thiết bị của Huawei trong việc triển khai mạng 5G. Cơ quan an ninh mạng ANSSI của Pháp cho biết trong tháng này sẽ cấp phép cho các nhà mạng dùng thiết bị khai thác 5G, bao gồm cả Huawei. Thời hạn giấy phép từ ba đến tám năm. Nhưng...