Thầy viết đơn kêu cứu cho trò
“14h chiều 19/3, tôi đã gửi đơn thỉnh nguyện này đến hai người có thể quyết định tương lai học hành của Trương Huỳnh Ngân. Tôi mong rằng nó sẽ không rơi vào im lặng”.
Đó là những dòng chia sẻ trên trang Facebook Chihieu Bui của thầy Bùi Chí Hiếu (nguyên hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long) sau khi gửi lá đơn nhờ xem xét tư cách thi tốt nghiệp THPT cho học sinh Trương Huỳnh Ngân (lớp 12 văn) đến lãnh đạo Sở GD-ĐT Vĩnh Long và hiệu trưởng trường.
Tai sao không cho em môt cơ hôi?
Ngày 16/3, trên trang Facebook của thầy Hiếu có bài viết Ước mơ của Ngân và được rất nhiều người chia sẻ. Trong bài viết thầy Hiếu cho biết rất thích chương trình Ước mơ của Thúy. Thúy là một bệnh nhân ung thư nhưng không bao giờ từ bỏ mơ ước của mình, đó là học hành, chia sẻ yêu thương và giúp đỡ các bệnh nhân khác trong khả năng của mình, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng thấu hiểu và chia sẻ với những người như em.
Từng ký quyết định bảo lưu kết quả cho Trương Huỳnh Ngân, cảm nhận được ước mơ học tập của Ngân không kém gì Thúy nên thầy càng cảm thông và đau lòng khi ước mơ của học trò sắp dang dở.
Trương Huỳnh Ngân vẫn muốn viết tiếp giấc mơ vào đại học.
Vài hôm trước, thầy Hiếu nhận được tin rất buồn từ Ngân: Em không được dự thi tốt nghiệp THPT trong năm nay với lý do: Quy chế không cho vì em Ngân đã nghỉ học vượt quá ngày quy định. Ngày 19/3, thầy Hiếu quyết định gửi đơn đến lãnh đạo Sở GD-ĐT Vĩnh Long, hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm với hi vọng tìm được một điều kỳ diệu cho Ngân. Bức thư được viết trong trăn trở: “Đã lâu rồi, chừng 20 năm, tôi mới lại có một lựa chọn, viết một lá đơn cầu cứu tới lãnh đạo với cùng một mục đích: cho học sinh được thi tốt nghiệp THPT”.
Thầy Hiếu đang tràn trề hi vọng vào lá đơn mình đã gửi đi. Thầy nói: “Con bé giỏi lắm, siêng lắm. Những ngày điều trị ở bệnh viện em vẫn ôm khư khư quyển tập để học. Vì thế tôi tin em sẽ vượt qua kỳ thi nếu được trao cơ hội. Huỳnh Ngân rất tự hào khi là một học sinh trường chuyên và em rất tha thiết muốn rời trường chuyên sau khi tốt nghiệp. Tại sao chúng ta không cho em một cơ hội?”.
Sẽ sớm có quyết định
Thầy Nguyễn Hồng Phước – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – cho biết Ngân là một học sinh giỏi. Học kỳ I (lớp 12) năm học 2012-2013, Ngân là học sinh giỏi với điểm trung bình 9,2. Ngân cũng đạt giải nhì môn văn trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và được chọn vào đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Tuy nhiên, đến học kỳ II thì Ngân bắt đầu phát bệnh, phải xin bảo lưu kết quả để vào bệnh viện điều trị.
Năm học 2013-2014, Ngân trở lại trường và tiếp tục được tạo điều kiện để học ở lớp 12 văn. Ngân nhiều lần phải lên TP.HCM điều trị nên số ngày nghỉ quá nhiều và chỉ thi học kỳ I được hai môn. Thời gian gần đây, sức khỏe hồi phục nên Ngân mới đến lớp thường xuyên hơn.
Video đang HOT
“Chính vì Ngân không thể hoàn thành chương trình học và đã nghỉ học quá 45 ngày nên theo quy chế em không đươc dự thi tốt nghiệp THPT. Nhà trường biết rõ Ngân rất ham học nên đã xin ý kiến lãnh đạo Sở GD-ĐT về trường hợp này. Nếu được sự đồng thuận của hội đồng sư phạm nhà trường và sự chấp thuận của sở thì nhà trường sẽ tạo điều kiện để Ngân có thể viết tiếp ước mơ của mình” – thầy Phước nói.
Bà Trương Thị Bé Hai, giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long, cho biết đã nghe hiệu trưởng nhà trường báo cáo chi tiết về hoàn cảnh của Ngân. Tuy nhiên để xem xét vấn đề này đòi hỏi phải có sự đồng thuận từ phía giáo viên nhà trường. Do đó sở sẽ sớm đưa ra quyết định về vấn đề này sau khi thông qua các cuộc họp của hội đồng sư phạm nhà trường và giữa nhà trường với lãnh đạo sở.
Mới đây, thầy Nguyễn Hồng Phước cho biết thêm đã tổ chức họp hội đồng sư phạm của nhà trường và 100% thầy cô đã chấp thuận cho em Ngân được đặc cách dự kỳ thi tốt nghiệp THPT trong đợt này. Nhà trường cũng đang tiến hành gửi kết quả của buổi họp lên Sở GD-ĐT tỉnh để xin ý kiến.
Đên trương la đông lưc đê chông choi vơi bênh tât
Trương Huỳnh Ngân, cô học trò giàu nghị lực, chính là nhân vật trong bàiMong Ngân viết tiếp giấc mơ đại học vào ngày 8/5/2013. Ngân đã kiên trì vượt qua giai đoạn điều trị theo phác đồ và đang tiếp tục chống chọi lại căn bệnh ung thư máu quái ác.
Ngân nói: “Thấy các bạn đăng ký môn thi tôt nghiêp còn em không được đăng ký thì càng buồn hơn. Em thật sự không biết thời gian qua những nỗ lực của mình là để làm gì và bây giờ em phấn đấu cho cái gì. Rất may, mấy ngày nay, nghe cha nói hai thầy hiệu trưởng có hướng dẫn viết đơn xin Sở GD-ĐT cho em được thi. Em rất mong thầy cô sẽ trao cho em cơ hội. Đến trường mỗi ngày chính là niềm vui, là động lực để em có thể tiếp tục chống chọi với căn bệnh này”.
Theo Tuổi trẻ
Thầy trò đánh nhau: Bạo lực tái tạo bạo lực
"Những vụ bạo lực được ghi hình chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm xảy ra trong giáo dục hiện nay", T.S Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED).
Trong bài viết phân tích hiện tượng "bạo lực học đường nhìn từ góc độ xã hội", Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED) cho biết: Bạo lực sẽ tái tạo bạo lực, bởi đứa trẻ không những có khuynh hướng là "tái bản" của người lớn trong tương lai mà còn có khuynh hướng "xuất xưởng" sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung bài viết.
Gần đây, những vụ bạo lực học đường đình đám được quay clip tung lên mạng internet đang làm nóng xã hội, mà vụ gần đây nhất là sự kiện thầy trò hỗn chiến trên bục giảng trước mặt cả một lớp học đã được nhiều người phân tích, báo động về một tình trạng xuống cấp của luân lý, đạo đức xã hội.
Ảnh minh họa
Trước hết phải nói rằng, những vụ bạo lực được ghi hình này chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm xảy ra trong giáo dục hiện nay. Hậu quả của những sự kiện tiêu cực này đụng chạm đến nhiều khía cạnh của xã hội hiện tại và tương lai, chứ không chỉ liên quan đến các cá nhân của từng vụ việc.
Quan niệm "thương cho roi cho vọt" là tiêu cực
Theo dõi những tranh luận xung quanh các clip, tôi thấy một số lớn người dân vẫn chấp nhận chuyện "thương cho roi cho vọt" trong phương cách giáo dục trẻ nhỏ tại gia đình hay trong nhà trường.
Thậm chí có nhiều người còn xem đây là một phương pháp truyền thống mang tính văn hoá. Những ông thầy bà cô dùng roi vọt với học sinh có lẽ cũng có não trạng này. Có thể họ nghĩ rằng hành vi đánh đập học sinh của họ là phù hợp với đạo đức xã hội, hay chí ít cũng không phải là điều gì đó quá xấu xa đáng lên án.
Theo tôi, cách thức dạy dỗ roi vọt này chẳng phải là truyền thống gì riêng của Việt Nam, mà chỉ là sự chậm tiến trong nhận thức gắn liền với một xã hội chậm phát triển.
Bởi lẽ, chẳng cứ gì ở ta mới có câu "thương cho roi cho vọt", mà ở Tây cách đây hơn sáu mươi năm về trước cũng đã tồn tại quan niệm "thương nhiều, trừng phạt nhiều" (qui aime bien, chatie bien).
Quan niệm trừng phạt kiểu người roi voi búa này đã ngự trị trong cách giáo dục của người Pháp một thời cho đến khi bị các nhà xã hội học, phân tâm học xem là cách giáo dục tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ nhỏ, cũng như xem cách thức giáo dục bạo lực là một phần nguyên nhân quan trọng của những bạo lực xảy ra ngoài xã hội nói chung.
Kết quả các nghiên cứu này dẫn đến việc một loạt các nước Châu Âu đã cấm dùng đòn roi trong giáo dục gia đình và nhà trường.
Bạo lực tái tạo bạo lực
Các nhà xã hội học cho rằng, gia đình và nhà trường là những nơi tối quan trọng ảnh hưởng lên nhân cách con người, là những kênh "tái tạo xã hội" chính yếu.
Tái tạo ở đây không chỉ là việc thông qua giáo dục gia đình và nhà trường, thế hệ hiện tại chuyển tải các giá trị đạo đức văn hoá, các chuẩn mực, các tập tính tốt lành của mình cho thế hệ tương lai, mà còn là sự tái tạo cả những điều không hay không tốt cho con em của mình, chẳng hạn như vấn đề bạo lực.
Nghĩa là, nếu cha mẹ dùng roi vọt với con cái, thầy cô dùng vũ lực với học trò, thì những mầm non chịu đòn roi này có khuynh hướng lặp lại đòn roi với thế hệ kế tiếp.
Đứa trẻ không những có khuynh hướng là "tái bản" của người lớn trong tương lai khi đến lượt chúng trở thành cha mẹ hay giáo viên trong cách hành xử với thế hệ kế tiếp, mà còn có khuynh hướng "xuất xưởng" sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh.
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp đã chỉ ra có đến 80% trong số các cha mẹ có hành vi bạo hành với con cái, thì chính họ cũng đã là nạn nhân của việc bạo hành khi họ còn nhỏ.
Chúng ta hay nói "cha nào con nấy" hay "thầy nào trò nấy", nếu người lớn hành xử với đứa trẻ bằng bạo lực, trẻ sẽ nội tâm hoá tất cả những hành vi bạo lực này, chúng có thể trở thành những đường nét trong nhân cách của trẻ và bộc lộ ra bên ngoài một cách dễ dàng.
Đứa trẻ không những có khuynh hướng là "tái bản" của người lớn trong tương lai khi đến lượt chúng trở thành cha mẹ hay giáo viên trong cách hành xử với thế hệ kế tiếp, mà còn có khuynh hướng "xuất xưởng" sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh.
Hình ảnh học sinh đánh trả thầy sau khi đã bị tát liên tục vào mặt là một ví dụ nhãn tiền về hiện tượng "thầy nào trò nấy" liên quan đến vấn đề bạo lực học đường.
Trong clip thượng cẳng chân hạ cẳng tay trên bục giảng, người đáng trách trước hết là ông thầy.
Hành vi bạo lực quá đáng của thầy không những là nguyên nhân trực tiếp kích động dẫn đến hành vi "lệch chuẩn" của hai em học sinh, mà còn tác động tiêu cực lên tất cả các học sinh trong lớp ở hiện tại và tương lai.
Chắc chắn rằng những cú tát của thầy vào mặt học sinh sẽ chẳng giáo dục học sinh được gì ngoài việc đẩy các em đến sự chai lì trong cảm xúc và hành vi, tạo dấu ấn tiêu cực trên nhân cách của các em.
Một nghiên cứu khác trên đối tượng các học sinh "lệch chuẩn" thể hiện qua những hành vi quậy phá, vô trật tự, không vâng lời, không tôn trọng người khác... đã cho thấy đa số các học sinh này đều có một người cha quá khắt khe, trong khi những người mẹ lại luôn bị ám ảnh rằng họ thiếu quyền hành trên con cái nên thường xuyên có thái độ phòng thủ trước những đứa trẻ.
Như vậy, nếu sử dụng roi vọt trong phương cách giáo dục, roi vọt sẽ kéo dài và lan rộng trong xã hội.
Cũng có nghĩa là, muốn làm giảm thiểu bạo lực hằng ngày xảy ra ngoài xã hội, những người có trách nhiệm cần phải dọn sạch những hành vi bạo lực trong giáo dục gia đình và nhà trường.
Theo TTVN
Tết còn xa với thầy, trò vùng lũ Với các em học sinh, con đường đến trường vẫn đang rất khó khăn, đời sống thầy cô giáo cũng vô cùng chật vật khi cái tết đang cận kề... Đợt lũ lịch sử hồi tháng 10/2013 quét qua một số xã nghèo ở huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng....