Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới

Theo dõi VGT trên

Trên thực tế, đây giống như một bài tập về nhà bắt buộc hơn là học phí, nhưng hiệu trưởng nhà trường vẫn gọi đó là học phí bằng nhựa để nhắc nhở phụ huynh rằng, trường học hoàn toàn không miễn phí.

Hiện nay, Trái đất của chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường, từ rác thải nhựa đến hiệu ứng nhà kính. Tất cả chúng ta đều đang bắt đầu hình dung ra một thảm họa ngay trước mắt, vì thế, nhiều người đã nảy ra những sáng kiến tích cực để có thể một phần thay đổi hiện trạng bi thảm mà chúng ta đang sống chung.

Nhựa hiện nay đang là mối đe dọa hàng đầu cho môi trường và sinh vật sống ngoài biển. Hàng tấn rác thải nhựa hiện đang được xả ra môi trường mỗi ngày, cho dù hiện nay chúng ta đã chung tay cố gắng hạn chế sử dụng đồ nhựa nhiều nhất có thể. Và ở Ấn Độ, có một ngôi trường đã thay thế học phí bằng nhựa, nơi mà học sinh sẽ mang theo một túi rác thải nhựa đến trường mỗi ngày.

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 1

Đó là trường Akshar, nằm gọn trong khu rừng nguyên sinh ở Pamohi, Assam. Trong một cuộc phỏng vấn với BP, người đồng sáng lập của trường là ông Mazin Mukhtar đã nói rằng ông nảy ra ý tưởng này cùng với vợ mình sau khi cả hai gặp nhau ở New York vào năm 2013. Cả hai đều mơ ước xây dựng một ngôi trường đặc biệt dành cho trẻ em nghèo, vì thế ông bà Mukhtar đã thành lập trường Akshar vào chính năm mà cả hai người gặp nhau.

Khi trường bắt đầu các hoạt động tái chế, ban đầu cha mẹ của các học sinh theo học ở Arshar đều không hợp tác. Sau đó, vợ chồng ông Mukhtar đã đưa ra quyết định đóng học phí bằng nhựa. Trên thực tế, đây giống như một bài tập về nhà bắt buộc hơn là học phí, nhưng hiệu trưởng nhà trường vẫn gọi đó là học phí bằng nhựa để nhắc nhở phụ huynh rằng, trường học hoàn toàn không miễn phí. Điều kiện tối thiểu họ có thể làm giúp nhà trường và giúp chính bản thân mình là gửi rác thải khô, sạch bằng nhựa từ nhà đến trường.

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 2

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 3

Người sáng tạo ra trường Aksharm còn lại là bà Parmita Sarma nói rằng: “Chúng tôi muốn bắt đầu một trường học miễn phí cho tất cả mọi người, nhưng ý tưởng đóng học phí bằng nhựa nảy ra sau khi chúng tôi nhận ra một vấn đề xã hội và sinh thái đang vô cùng nghiêm trọng trong khu vực. Tôi vẫn nhớ lớp học của chúng tôi đã chứa đầy khói độc mỗi khi có ai đó gần đấy đốt nhựa. Ở nơi này, nhiều người thường đốt chất thải nhựa để giữ ấm. Chúng tôi muốn thay đổi điều này và vì vậy, chúng tôi bắt đầu khuyến khích học sinh của mình mang rác thải nhựa đến trường thay cho học phí.

Video đang HOT

Chúng tôi nhận ra rằng giáo dục phải phù hợp với xã hội, kinh tế và môi trường cho những đứa trẻ này. Một trong những thử thách đầu tiên là thuyết phục dân làng địa phương gửi con đến trường, vì hầu hết trẻ con ở khu vực này đều làm việc ở mỏ đá. Vì vậy, chúng tôi phải thiết kế một chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của họ và xây dựng một hệ thống việc làm sáng tạo, hậu giáo dục cho lũ trẻ.”

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 4

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 5

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 6

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 7

Được biết, hầu hết trẻ em trong trường đều làm việc ở các mỏ đá gần đó trước khi theo học ngôi trường này. Trong các mỏ đá, họ kiếm được khoảng 2,5 đô mỗi ngày. Vì trường học không thể trả tiền cho trẻ em, nhà trường đã tìm một sự thay thế bằng cách đề nghị những học sinh lớn tuổi dạy cho những người nhỏ tuổi hơn, và bằng cách này, họ có thể có được một khoản “tiền đồ chơi” để mua đồ ăn nhẹ, sách vở và quần áo. Học sinh cũng có thể yêu cầu giáo viên của mình mua giúp một món đồ trực tuyến. Giáo viên chỉ cần đổi “tiền đồ chơi” thành tiền thật và đặt mua bất kì thứ gì họ muốn trên mạng.

Trường cũng dạy cho học sinh và phụ huynh về tác hại của nhựa. Theo Parmita, nhiều phụ huynh thường đốt nhựa để sưởi ấm căn nhà vào những ngày trời giá lạnh. Khi nhà trường bắt đầu giáo dục cộng đồng, hội đồng nhà trường và giáo viên đã bị sốc khi biết về những mối nguy hiểm mà các phụ huynh đang vô tình làm hại đến con cái và bản thân họ.

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 8

Mazin và Parmita, cặp vợ chồng đã tạo ra ngôi trường tái chế

Khi được hỏi về phương pháp giảng dạy, Mazin Mukhtar nói rằng: “Chúng tôi sử dụng lao động trẻ em để chống lại lao động trẻ em. Trẻ em nghèo cần kiếm tiền để học tập và ở lại trường. Chúng tôi để học sinh của mình làm gia sư và nhân viên xã hội.

Chúng tôi trả tiền cho học sinh dựa trên kĩ năng và kiến thức của họ và phạt họ vì những hành vi xấu. Khi học sinh chuyển từ cấp 1 sang cấp 2, tiền lương của họ cũng tăng lên. Ngoài ra, tiền lương tăng với kỹ năng giảng dạy.”

Học sinh sẽ ở lại trường cho đến khi trường tìm được nghề nghiệp phù hợp cho họ. Ngoài việc học tiếng Anh, Toán và Khoa học, trường còn kết hợp các kĩ năng nghề nghiệp khác như làm mộc, thêu, tái chế, nhiếp ảnh, sử dụng năng lượng Mặt trời, canh tác hữu cơ… Chương trình này được thiết kế theo nhu cầu của ngành và sở thích của các học sinh.

Trường học ban đầu chỉ có 20 học sinh, nhưng hiện nay đã có hơn 100 trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 15 tuổi theo học tại Akshar. Mỗi đứa trẻ sẽ mang ít nhất 25 mẫu rác thải nhựa mỗi tuần đến trường để đóng góp cho trường học. Hầu hết các học sinh đều là những người đã bỏ học hoặc đi lao động trẻ em, nhưng hiện tại, chúng kiếm được tiền ở trường bằng cách giảng dạy trong giờ học và vận hành Trung tâm tái chế.

Học sinh còn có thể làm thêm bằng cách nén hàng chục túi nhựa vào chai nhựa để tạo thành gạch Eco. Những viên gạch này được sử dụng trong xây dựng cùng với đất cát và xi măng.

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 9

Thay vì tiền, ngôi trường trong rừng này lại yêu cầu học sinh đóng học phí bằng một thứ không ai ngờ tới - Hình 10

Theo Mazin, gần đây nhà trường đã lên kế hoạch bắt đầu một khóa học đầy đủ về cảnh quan bền vững để giúp trẻ em có việc làm sau khi tốt nghiệp. Hiện này, Mazin và Parmita mong muốn đưa Akshar đi khắp đất nước và xây dựng 100 trường học tương tự trong 5 năm tới.

Theo BP/Helino

Chọn học nghề để khởi nghiệp sớm

Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đang chuẩn bị diễn ra. Năm nào cũng có khoảng 30% số học sinh không vào được lớp 10 công lập. Tùy vào năng lực học tập của bản thân và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, các em có thể vào học trường dân lập với mức học phí khá cao. Còn cho con cái học nghề ở độ tuổi 15 "ăn chưa no, lo chưa tới" thì với nhiều bậc phụ huynh là một sự lựa chọn quá khó khăn.

Điều này xuất phát từ tâm lý thương con hoặc tâm lý thích con làm thầy chứ không làm thợ. Tâm lý này cũng lây lan từ các bậc cha mẹ sang con cái nên nhiều đứa trẻ cũng thích làm thầy chứ không chịu làm thợ.

Chọn học nghề để khởi nghiệp sớm - Hình 1

Trên thực tế, năng lực nơi nhiều em học sinh có hạn, điểm kiểm tra thường chỉ 2-3 điểm nhưng cha mẹ vẫn ép các em học thêm dày đặc với mong muốn nhồi kiến thức vào đầu trẻ để có thể vượt qua các kỳ thi tốt nghiệp. Tôi biết có những gia đình phải gồng mình lo học phí cho con học trường THPT dân lập, rồi lại tiếp tục học đại học, bất kể là vào trường đại học nào và bằng loại nguyện vọng tối thiểu. Năng lực tiếp thu kiến thức hay chuyện các em sẽ làm được việc gì sau này không còn là mối quan tâm chính nữa mà tất cả tập trung vào mục tiêu "có tấm bằng"!

Mới đây, các báo đưa tin tại TPHCM năm nay, hơn 10.000 học sinh THCS không đăng ký thi vào lớp 10 mà chọn con đường khác để học tiếp hoặc học nghề. Đọc tin này tôi thấy mừng. Mừng vì nhận thức xã hội đã có sự thay đổi (thực ra, việc cần phân luồng đa dạng cho học sinh sau THCS đã được nói đến từ nhiều năm nay nhưng chưa chuyển biến đáng kể trên thực tế), có thể do tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" thời gian dài vừa qua. Vậy nên, với các em học lực kém hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn, theo tôi, lựa chọn học nghề để vào đời sớm là hợp lý và thực tế.

Sau khi tốt nghiệp THCS, các em có thể theo học chương trình giáo dục nghề nghiệp - vừa học nghề, vừa học văn hóa. Với con đường này, bằng độ tuổi của các bạn học hết lớp 11, các em này đã có trình độ nghề trung cấp và có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng. Và thực ra, con đường học vẫn luôn rộng mở sau này nếu các em vẫn giữ được động lực vươn lên.

Theo tôi, nếu phụ huynh sớm nhận biết niềm đam mê, năng khiếu, sở trường của con em mình thích hợp một nghề nghiệp nào đó thì hoàn toàn có thể định hướng cho con em ngay từ khi các em học xong lớp 9. Thực tế lâu nay, một người thợ như một đầu bếp giỏi vẫn được trả mức lương cao, được xã hội trọng vọng. Thực tế cũng cho thấy có không ít sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng lại phải mưu sinh bằng những việc hoàn toàn không cần tới bằng cấp ấy. Nhưng để sự thay đổi này trở nên phổ biến hơn đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và điều quan trọng nhất là hệ thống trường nghề phải đảm bảo chất lượng. Có như vậy thì các bậc phụ huynh mới yên tâm gửi gắm con em vào học, để sau khi ra trường, các em có đủ kỹ năng tham gia thị trường lao động.

Các doanh nghiệp - nhà tuyển dụng lao động cũng cần thay đổi tư duy về bằng cấp. Tuyển thợ lành nghề đâu nhất thiết đòi hỏi bằng cấp khi thực tế công việc không cần đến bằng cấp đó. Tư duy đổi mới này sẽ giúp xã hội và nhiều gia đình tiết kiệm khá nhiều chi phí và thời gian.

Một điều cũng quan trọng không kém là các bậc cha mẹ cũng cần tôn trọng con em một khi các em muốn sớm theo đuổi niềm đam mê của chúng.

Theo thesaigontimes.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành
08:01:04 02/02/2025
Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?
10:56:39 02/02/2025
Cực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệpCực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệp
07:49:36 02/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025
4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"
10:08:29 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
Mới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng vángMới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng váng
09:56:53 02/02/2025
Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sê ri hoạt hình người nhện của Marvel nhận 'mưa lời khen'

Sê ri hoạt hình người nhện của Marvel nhận 'mưa lời khen'

Phim âu mỹ

12:53:15 02/02/2025
Loạt phim hoạt hình mới về nhân vật người nhện là Your Friendly Neighborhood Spider-Man nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình phim
Hoa hậu Thiên Ân: Tôi dành dụm để mua nhà vào năm 2026

Hoa hậu Thiên Ân: Tôi dành dụm để mua nhà vào năm 2026

Sao việt

12:48:31 02/02/2025
Hoa hậu Thiên Ân chia sẻ cô đang dành dụm để năm sau sẽ mua nhà, nàng hậu mong có chỗ che mưa che nắng cho hai ba con thay vì đi thuê nhà như hiện tại.
Quy tắc để có trang phục tiếp khách ngày tết thật hoàn hảo

Quy tắc để có trang phục tiếp khách ngày tết thật hoàn hảo

Thời trang

12:24:44 02/02/2025
Từ vẻ ngoài cổ điển nhất cho đến những combo phá cách, từ việc lựa chọn màu sắc cho đến phụ kiện, dưới đây là những mẹo bạn cần biết để tránh mắc sai lầm cho trang phục tiếp khách ngày tết.
Top 4 con giáp có đường tài lộc dồi dào nhất tháng 2

Top 4 con giáp có đường tài lộc dồi dào nhất tháng 2

Trắc nghiệm

12:09:41 02/02/2025
Nếu bạn đang mong chờ một tháng 2 đầy ắp tiền bạc và cơ hội, thì đừng bỏ lỡ những dự đoán thú vị về 4 con giáp có đường tài lộc rực rỡ nhất.
Asensio cập bến Premier League

Asensio cập bến Premier League

Sao thể thao

12:01:19 02/02/2025
Cựu sao Real Madrid đạt thỏa thuận gia nhập Aston Villa trong những ngày cuối kỳ chuyển nhượng đầu năm 2025. Asensio cùng Rashford gia nhập Aston Villa.
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!

Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!

Sáng tạo

11:38:30 02/02/2025
Bạn nghĩ mình không mát tay trong việc trồng cây? Đừng lo, với những loại cây thả đâu sống đó này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều.
Xuất hiện tựa game nghi "nhái" hoàn toàn LMHT, giống đến cả những chi tiết nhỏ nhất

Xuất hiện tựa game nghi "nhái" hoàn toàn LMHT, giống đến cả những chi tiết nhỏ nhất

Mọt game

11:37:48 02/02/2025
Với sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng game thủ toàn thế giới, việc LMHT trở thành nguồn cảm hứng để nhiều NPH hay các kỹ sư phần mềm game khác học hỏi
Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?

Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?

Sức khỏe

11:27:49 02/02/2025
Bệnh gan nhiễm mỡ (không do rượu) xảy ra khi có sự tích tụ thêm chất béo trong tế bào gan. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc có mức cholesterol cao.
Jennie (BLACKPINK) dính nghi vấn tham khảo em út BTS

Jennie (BLACKPINK) dính nghi vấn tham khảo em út BTS

Nhạc quốc tế

10:53:11 02/02/2025
Mới ra mắt không lâu, MV Love Hangover đã bị chỉ ra nhiều điểm tương đồng với siêu phẩm mùa hè - Seven của Jung Kook.
Kriss Ngo - producer đứng sau thành công của Trống Cơm: "Hi vọng tôi có thể góp phần nhỏ trong GDP xuất khẩu văn hoá"

Kriss Ngo - producer đứng sau thành công của Trống Cơm: "Hi vọng tôi có thể góp phần nhỏ trong GDP xuất khẩu văn hoá"

Nhạc việt

10:48:49 02/02/2025
Kriss Ngo mang trong mình nhiều hoài bão và nguyện vọng khi đầu quân về SpaceSpeakers Label. Thành công ở năm đầu hoạt động chuyên nghiệp không khiến chàng trai trẻ ngủ quên trên chiến thắng .
Thêm 1 phim Việt phải rời rạp ngay dịp Tết vì doanh thu bết bát

Thêm 1 phim Việt phải rời rạp ngay dịp Tết vì doanh thu bết bát

Phim việt

10:39:34 02/02/2025
Bên cạnh Kính Vạn Hoa thì Mưa Trên Cánh Bướm cũng là một phim Việt khác bị rút khỏi rạp để nhường chỗ cho loạt phim Tết.