Thay vì tặng hoa, xin đừng làm thầy cô buồn
Mong rằng những ai đang ngồi trên nhà trường thay vì tặng hoa theo phong trào thì hãy biết bình luận có trách nhiệm để bảo vệ thầy cô trước những luận điệu xấu
Thành phố Melbourne vào những ngày đầu hạ trở nên bớt xô bồ và tấp nập hơn những ngày thường.
Các giảng đường và thư viện trở nên vẳng vẻ hơn bao giờ hết khi phần lớn sinh viên bước vào kỳ nghĩ hè, còn giảng viên đang háo hức đón chào những ngày nghỉ dài cuối năm.
Đôi lúc, guồng quay của cuộc sống, công việc, học hành ở xứ sở Kangaroo cũng không làm ta quên mất ngày trọng đại của những người làm thầy ở Việt Nam – Ngày hiến chương Nhà giáo 20/11.
Từ bao lâu nay, người ta dành ngày này để tôn vinh những người đưa đò cho các thế hệ học sinh sinh viên cập bến kiến thức.
Dù đâu đây vẫn còn hạt sạn trong ngành giáo dục, nhưng không có gì có thể phủ nhận công lao trời biển của thầy cô những người đã giảng dạy, uốn nắn, và dẫn dắt ta chinh phục kiến thức học vấn xuyên suốt từ mẫu giáo đến hết mọi cấp học.
Có lẽ, không ai dám khẳng định rằng sự thành công của bản thân thiếu bóng dáng của người thầy, kể cả những tỷ phú như Jack Ma hay Bill Gate. Cho nên câu thành ngữ ngày xưa “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” luôn luôn giá trị trong mọi hoàn cảnh.
Hãy làm các thầy cô vui và hạnh phúc (Ảnh minh họa: doisongvietnam.vn).
Chợt lòng nghĩ đến dư luận xã hội gần đây, người ta bàn tán xôn xao không dứt về giáo dục, từ mẫu giáo đến đại học, chuyện anh chàng cử nhân thất nghiệp đến chuyện cấp bằng tiến sĩ.
Video đang HOT
Buồn hơn, xã hội càng ngày có xu hướng định kiến và rũ lòng khoan dung với những người học thạc sĩ, tiến sĩ và cả với những thầy cô đang miệt mài gieo con chữ.
Tôi vẫn còn nhớ phút giây đắng họng khi ngồi cà phê ở quán vỉa hè gần cổng trường.
Một tốp hai ba anh cán bộ văn phòng lịch lãm ngồi nhâm nhi cà phê và kể “tội” giáo viên và chê bai đội ngũ giáo sư tiến sĩ với những lời lẽ y chang trên mạng xã hội.
Xót xa, tôi chỉ biết thốt lên trong đầu “giáo viên có tội sao?”. Nhìn lại, có ai trong đời mà không từng đến lớp và được giảng dạy bởi chính những người có học vị thạc sĩ, tiến sĩ kia.
Những kỹ năng, kiến thức mà các anh cán bộ văn phòng hay cả phóng viên, bác sĩ, y tá hành nghề đều do các thầy cô thạc sĩ, tiến sĩ trong các trường đại học đào tạo. Vậy có quá đáng không khi họ đang chê bai chính những người thầy người cô của mình.
Một mùa hiến chương lại đến, chỉ mong rằng những ai đang ngồi trên giảng đường thay vì tặng hoa theo phong trào thì hãy biết bình luận có trách nhiệm để bảo vệ thầy cô của mình trước những luận điệu xấu.
Theo GDVN
'Cảm ơn mẹ, cô giáo lớn nhất của đời con'
"Mẹ đã dành gần 30 năm đời mình cống hiến và che chở cho biết bao thế hệ học trò. Con có lẽ là học sinh cứng đầu nhất của mẹ ngày ấy", Đào Minh Châu viết.
Trong thư cảm ơn mẹ - người gần 30 năm là cô giáo - Đào Minh Châu (sinh năm 1993, quê Phú Thọ) khẳng định thành công với người khác là khi có công danh sự nghiệp, khi đêm được ngủ trên chiếc giường trăm triệu, ở trong ngôi nhà triệu đô... Còn với cô, vinh quang nhất là gần mẹ.
Tâm sự của con gái gửi mẹ là giáo viên - bà Bùi Thị Yến, từng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ - gần ngày 20/11 khiến nhiều người xúc động.
Minh Châu và mẹ (bên phải) trong một buổi tiệc. Ảnh: NVCC.
Bức thư có nội dung như sau:
Vinh quang của con là gần mẹ, cô giáo của đời con!
Nhiều người chắc sẽ ghen tị với con vì họ chỉ đến ngày sinh nhật, 20/10, ngày 8/3 để chúc mừng mẹ. Con có thêm một ngày nữa để tôn vinh mẹ. Đó là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Mẹ của con - người phụ nữ đã dành 29 năm của đời mình cống hiến và che chở cho biết bao thế hệ học trò. Con cũng chính là cô bé ngỗ nghịch, cứng đầu, mẹ phải dạy dỗ, khuyên răn cả một đời.
Bố đổ bệnh và ra đi chỉ trong một tháng. Con không biết diễn tả nỗi đau ấy thế nào vì nó quá lớn, vượt qua sức chịu đựng của mẹ. Bố mất khi căn nhà mới dựng xong khung, bao nhiêu món nợ còn đó dồn lên vai mẹ.
Con là người tận mắt chứng kiến quãng thời gian 10 năm mẹ phải gồng mình tảo tần để trả nợ và lo cho con. Bố xa hai mẹ con mình. Mẹ vừa làm mẹ, vừa làm bố, vừa làm cô giáo suốt cuộc đời con.
Con vẫn nhớ như in sự nổi loạn ngông cuồng của mình khi muốn có xe máy đi học vì đường xa và trời quá nóng. Con lúc đó chỉ nghĩ đến mình mà chẳng quan tâm suy nghĩ của mẹ. Giờ thì con mới biết, lòng mẹ lúc đó như lửa đốt. Con không biết thương mẹ hay cô bé 18 tuổi luôn thích làm điều mình muốn hả mẹ?
Đó là món quà đắt giá nhất mẹ mua cho con từ số tiền chắt chiu suốt một đời làm nghề giáo. Con cũng thầm cảm ơn những lời mẹ dạy trong giây phút ấy. Chúng đã là động lực phấn đấu suốt quãng thời gian qua của con.
Có lần, con nói với mẹ, nếu thanh xuân quay về một lần nữa, mẹ đừng hy sinh tất cả cho con. Mẹ cứ đi đến những nơi mình thích, mua chiếc áo dài mẹ muốn để thật lộng lẫy mỗi khi gặp lại những thế hệ học trò cũ.
Lúc ấy, mẹ lại rơm rớm nói với con: "Nếu thời gian có quay trở lại, mẹ vẫn muốn dắt tay con chầm chậm trưởng thành như thế! Vinh quang của mẹ là dạy con sống tốt!".
Mẹ của con, thời gian qua đi như một cái chớp mắt. Con đã trưởng thành hơn nhưng vẫn mãi là cô học trò bé bỏng, không muốn rời xa vòng tay che chở của mẹ.
Thành công với người khác là khi có công danh sự nghiệp, khi đêm được ngủ trên chiếc giường trăm triệu, ở trong ngôi nhà triệu đô... Còn với con, vinh quang nhất là gần mẹ - cô giáo lớn nhất của đời con!
Chia sẻ về lá thư của mình, Minh Châu cho hay cô có người mẹ tuyệt vời, sống vì con nhiều hơn bản thân.
Khi đọc những dòng tâm sự này, cô giáo Bùi Thị Yến chia sẻ: "Vào dịp Ngày nhà giáo Việt Nam, tôi được tặng hoa và gửi lời chúc cũng nhiều nhưng chưa khi nào lại thấy nghẹn ngào như lúc đọc những lời hay ý đẹp từ con gái. Chỉ cần thấy các con được hạnh phúc, thấu hiểu tình yêu và sự hy sinh từ cha mẹ, tôi đã toại nguyện lắm rồi!".
Chỉ sau vài giờ đăng tải, lá thư này đã nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ.
"Đọc xong mà mắt mình rưng rưng vì nghĩ tới mẹ. Những ai là mẹ rồi mới hiểu lòng mẹ thương yêu con vô bờ bến thế nào. Chúc cô mãi hạnh phúc và khỏe mạnh", nickname Võ Thúy Uyên viết.
Theo Zing
Bức ảnh dự giờ hàng nghìn lượt like Bức ảnh được chia sẻ trên một diễn đàn dành cho giáo viên với cái tên "Áp lực" nhận được nhiều sự đồng cảm của các thầy cô. Bối cảnh của bức ảnh là trong một lớp học có rất nhiều giáo viên dự giờ. Không đủ chỗ ngồi, các thầy cô phải đứng kín vòng ngoài phòng học. Bức ảnh nhận được...