Thay vì HOSE, Cienco4 sẽ niêm yết trên sàn Upcom
Từng công bố nghị quyết về việc niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ( HOSE) vào Quý 4/2018, tuy nhiên, kế hoạch của Cienco4 có sự thay đổi khi sẽ sẽ thực hiện niêm yết trên sàn Upcom trước. Với kế hoạch mới này, Cienco4 gần như chắc chắn đã trễ hẹn niêm yết trên sàn HOSE so với dự định trước đó.
Cienco4 gần như chắc chắn đã trễ hẹn niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2018 (Nguồn: Cienco4)
Ngày 22/10/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (Cienco4) đã tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2018 và thông qua một loạt nội dung.
Trong đó, nội dung được nhiều nhà đầu tư quan tâm là phương án, lộ trình lưu ký và niêm yết cổ phiếu Cienco4 trên sàn giao dịch chứng khoán.
Cụ thể, trong tháng 11/2018, Cienco4 sẽ thực hiện đăng ký lưu ký cổ phiếu của Tập đoàn tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ( VSD) thay vì tháng 10/2018 như kế hoạch đã công bố trước đó.
Quá trình thực hiện niêm yết của Cienco4 lên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cũng có sự thay đổi khi phải thực hiện qua hai bước.
Theo đó, Tập đoàn này sẽ thực hiện niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Upcom ( HNX) trong tháng 11 hoặc tháng 12/2018 trước. Sau đó, tùy vào điều kiện của nền tài chính trong nước cũng như các chính sách vĩ mô của Nhà nước, Hội đồng quản trị (HĐQT) sẽ lựa chọn thời điểm thuận lợi nhất để đưa cổ phiếu Cienco4 từ Upcom lên HOSE trong thời gian sớm nhất.
Như vậy, thay vì một mốc thời gian khá rõ ràng là Quý 4/2018, cổ đông Cienco4 nhiều khả năng sẽ phải chờ tới năm 2019 và có thể còn lâu hơn nữa, nếu các điều kiện trên không đạt được theo kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE mới được cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường thông qua.
Nội dung phương án, lộ trình lưu ký và niêm yết cổ phiếu Cienco4 trên sàn giao dịch chứng khoán đã được cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 diễn ra ngày 22/10/2018 thông qua (Nguồn: Cienco4)
Video đang HOT
Đáng chú ý, nội dung này đã nhận được sự tán thành tuyệt đối từ 100% các cổ đông tham dự Đại hội.
Các cổ đông tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường của Cienco4 cũng đã thông qua nội dung chưa phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi. Bên cạnh đó, Đại hội cũng thông qua nội dung miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT và giữ nguyên số lượng là 7 thành viên HĐQT Tập đoàn đến hết nhiệm kỳ 2014 – 2019.
Gần đây, HĐQT Cienco4 đã ban hành nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn đối với ông Hoàng Văn Đào(ngày 3/8/2018) và chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT Tập đoàn đối với bà Trương Thị Tâm (ngày 2/10/2018).
Ngoài ra, ĐHĐCĐ bất thường cũng thông qua nội dung sửa đổi, Điều lệ Tập đoàn với các quy định liên quan tới tỷ lệ sở hữu của một số vị trí lãnh đạo như: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn phải là cổ đông sở hữu ít nhất 0,5% tổng số cổ phần của Tập đoàn; Giám đốc các Ban chức năng Tập đoàn và tương đương phải là cổ đông sở hữu ít nhất 0,2% tổng số cổ phần của Tập đoàn. Các quy định mới bổ sung sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/5/2019.
Nhìn chung, ĐHĐCĐ bất thường của Cienco4 ngày 22/10/2018 đã diễn ra khá thành công khi những nội dung trong cuộc họp đã được các cổ đông tham dự thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao, gần như tuyệt đối./.
Theo viettimes.vn
Khối ngoại rút tiền trên cả 3 sàn, bán ròng gần 270 tỷ đồng trong phiên cuối tuần 19/10
Cùng với việc hãm mua vào, nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh bán ra trên cả 3 sàn và có phiên bán ròng gần 270 tỷ đồng trong ngày giao dịch cuối tuần ngày 19/10.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 6,37 triệu đơn vị, giá trị 386,67 tỷ đồng, giảm 45,39% về lượng và 11,46% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 14,3 triệu đơn vị, giá trị 599,84 tỷ đồng, tăng 81,21% về khối lượng và 74,59% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 7,94 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 213,17 tỷ đồng; trong khi phiên trước mua ròng 3,76 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng 93,13 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, cổ phiếu HPG được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất với 1,21 triệu đơn vị, tương ứng 49,49 tỷ đồng.
Tiếp đó, SAB được mua ròng 62.980 đơn vị, giá trị 13,86 tỷ đồng; SAB được mua ròng 116.710 đơn vị, giá trị 10,63 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, VNM dẫn đầu danh mục bán ròng mạnh của nhà đầu tư ngoại với 43,22 tỷ đồng, tương đương 343.240 đơn vị.
Trong khi đó, PVD là mã bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng với hơn 1,7 triệu đơn vị, giá trị 30,94 tỷ đồng.
Ngoài ra, các mã bị bán ròng khá mạnh khác như NVL (37,5 tỷ đồng), VIC (34,31 tỷ đồng), VJC (26,77 tỷ đồng), VRE (25,35 tỷ đồng)....
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 548.400 đơn vị, giá trị 8,16 tỷ đồng, giảm 17,92% về khối lượng và 22,8% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 3,12 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 28,6 tỷ đồng; tăng mạnh so với phiên trước chỉ bán ra 227.800 đơn vị, với tổng giá trị 6,74 tỷ đồng.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 2,57 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 20,44 tỷ đồng; trong khi phiên trước mua ròng 440.320 đơn vị, tổng giá trị 3,83 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất CEO với 235.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 3 tỷ đồng.
Còn lại các mã đều được mua ròng khá hạn chế chưa tới nửa tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu SHB với gần 1,7 triệu đơn vị, giá trị hơn 13,66 tỷ đồng.
Tiếp đó là PVS với 371.825 đơn vị, giá trị 7,56 tỷ đồng và VCS với 21.000 đơn vị, giá trị 1,46 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 664.710 đơn vị, giá trị 12,62 tỷ đồng, giảm 32,98% về khối lượng và 56,21% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 1,79 triệu đơn vị, giá trị 46,47 tỷ đồng, tăng 28,11% về lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 1,13 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 33,85 tỷ đồng, tăng hơn 177% về lượng và tăng 58,85% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu QNS với khối lượng 73.010 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng 3,18 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là HVN với 53.500 đơn vị, giá trị 1,87 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại chỉ bán ròng 12 mã. Trong đó, cổ phiếu VEA dẫn đầu với khối lượng bán ròng 655.200 đơn vị, giá trị hơn 22 tỷ đồng.
Tiếp đó vẫn là MPC với 10,2 tỷ đồng, POW với 4,94 tỷ đồng, BSR với 2,41 tỷ đồng...
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 19/10, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11,64 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 267,46 tỷ đồng; trong khi phiên hôm qua mua ròng 3,79 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 75,65 tỷ đồng.
T.Thúy
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại ồ ạt gom cổ phiếu ngân hàng, mua ròng hơn 300 tỷ đồng trong phiên cuối tuần 12/10 Sau 3 phiên bán ròng mạnh liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng khá tích cực với tổng giá trị lên tới hơn 300 tỷ đồng. Trong đó, tâm điểm mua vào của khối ngoại trong phiên cuối tuần là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 24,17 triệu đơn vị, giá trị...