Thay vì chỉ biết xót xa khi con bị cô lập ở trường, đây mới là 5 điều bố mẹ nên làm để giúp con
“Không ai thích con cả” là câu nói mang tính sát thương mà các phụ huynh nghe được từ con. Nhưng thay vì xót xa hay tức giận thì bố mẹ cần có những hành động cụ thể để giúp con thoát khỏi tình trạng này.
“Các bạn ghét con”.
“Con chẳng có bạn nào chơi cùng”.
Đây chắc chắn là những điều không bố mẹ nào muốn nghe từ con mình. Theo bản năng, nhiều phụ huynh lập tức xót xa, an ủi và khẳng định ngay với con rằng: Không có bạn chơi cùng không có nghĩa là con có vấn đề. Một số người thì lập tức tìm bạn mới giúp con. Tuy nhiên những việc này nhìn chung không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Có những lúc con bị cô lập và cần bố mẹ giúp đỡ rất nhiều (Ảnh minh họa).
Dưới đây là những điều mà cha mẹ nên làm để dạy con cách giải quyết tình trạng bị cô lập.
Lắng nghe con nói
Mỗi đứa trẻ đều có thể có một ngày tồi tệ vì những điều nhỏ nhặt mà con không thích. Có thể là một cuộc tranh cãi nho nhỏ hay vì một món đồ chơi mà con không có. Điều này có thể dễ dàng khiến con bực tức và xả giận ngay khi về nhà bằng những câu nói vô cùng tiêu cực.
Để xác định được tình trạng của con không gì tốt hơn cách lắng nghe. Thông qua hành động này, cha mẹ có thể hiểu rằng con mình đang gặp phải tình trạng gì. Con chỉ đang bực tức hay thực sự bị bắt nạt và cô lập ở trường.
Video đang HOT
Công nhận cảm xúc của con
Khi nghe con nói, hãy đồng cảm và công nhận những cảm xúc mà con đang trải qua. Cho con biết rằng cha mẹ rất hiểu những điều mà con đang trải qua và cha mẹ ở đây để lắng nghe những điều đó cùng con.
Việc được công nhận cảm xúc sẽ giúp trẻ có thêm trải nghiệm về cảm xúc đó cũng như hình thành khả năng quản trị cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ.
Đặt câu hỏi mở
Trong lúc lắng nghe và nói chuyện với con, đừng quên đưa ra những câu hỏi mở để con có thể dễ dàng giãi bày hơn những điều mà con khó nói. Ví dụ như: Tại sao con lại nghĩ vậy?
Cha mẹ sẽ cần nhiều câu hỏi mở tùy vào từng tình huống để dẫn dắt con đến với cảm xúc của mình, nắm bắt và giải quyết nó. Cũng như giúp con tìm hiểu rõ rằng vấn đề mà con đang gặp phải, từ đó con sẽ tự mình nghĩ ra cách giải quyết phù hợp với bản thân.
Thay vì cố gắng giải quyết mọi vấn đề cho con hãy lùi về sau một bước và trao cho con cơ hội được tự quyết định điều mình cần làm. (Ảnh minh họa)
Để con tự mình quyết định việc nên làm
Khi cuộc trò chuyện bắt đầu cởi mở rõ ràng hơn, cha mẹ và con có thể cùng nhau đưa ra nguyên nhân cũng như cách giải quyết cho tình trạng mà con đang gặp phải. Dù sự việc nhỏ hay to, đơn giản hay phức tạp thì cha mẹ vẫn luôn phải để con là người quyết định việc mình sẽ làm.
Đó không chỉ là việc trao quyền cho con mà còn là cách thúc đẩy con tự tin và rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề của mình. Để khi gặp phải những vấn đề tương tự, con sẽ có kinh nghiệm và biết phải làm gì phù hợp với bản thân.
Đánh giá những kỹ năng xã hội của con
Sau khi cùng con vượt qua những khủng hoảng về sự cô lập, cha mẹ sẽ đánh giá được chính xác những kỹ năng xã hội mà con đang có. Nếu con nhút nhát, ngại giao tiếp, chia sẻ hoặc quá quyết đoán cũng có thể rơi vào tình trạng ít bạn chơi cùng.
Cha mẹ cần hiểu về kỹ năng xã hội của con, bồi đắp để con có thể thay đổi bản thân mình. Như vậy sẽ giúp con tự tin, thoải mái hơn trong cuộc sống.
Lý do bất ngờ về nguyên nhân chủ yếu khiến con người cô đơn
Nghiên cứu cho thấy cô đơn ảnh hưởng rất xấu đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến cảm giác cô đơn của con người lại là lý do đầy bất ngờ.
Vì sao chúng ta cảm thấy cô đơn?
Theo Tiến sĩ Moulton, cô đơn có thể xảy đến vì rất nhiều lý do nhưng chúng ta cần hiểu rằng: cảm giác cô đơn không chỉ xuất phát từ việc bị cô lập. Khi bản thân cảm thấy không đủ tự tin, bạn thường giữ khoảng cách với những người xung quanh. Lâu dần, khoảng cách này trở thành rào cản, ngăn cách bạn và thế giới xung quanh và cảm giác cô đơn sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, xu hướng sống nội tâm cũng là một nguyên nhân khiến một người mang nỗi cô đơn. Đối với những người sống nội tâm, họ thường giữ những suy nghĩ và cảm xúc cho riêng mình. Chính vì vậy, họ có thể là những người cảm thấy cô đơn nhiều nhất.
Hơn nữa, dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội cũng khiến một người cảm thấy cô đơn. Khi cô đơn, người ta thường tìm đến mạng xã hội. Càng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, người ta càng cảm thấy cô đơn. Đặc biệt, sau đổ vỡ của một mối quan hệ, giới trẻ thường tìm đến mạng xã hội nhiều hơn, có thể để nhìn lại những kỷ niệm hoặc đơn giản để vơi đi nỗi buồn. Từ đó, cảm giác cô đơn có thể xuất hiện và ngự trị tinh thần họ.
Một cuộc khảo sát do YouGov (một công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường dựa trên Internet quốc tế, có trụ sở tại Anh) thực hiện vào năm 2019 cho thấy, không muốn tạo gánh nặng cho người khác là lý do phổ biến nhất khiến những người mang cảm giác cô đơn không chia sẻ cảm xúc hoặc tâm sự với bất kỳ ai. 75% trong số những người được khảo sát cho biết họ chưa từng kể với ai về cảm giác của mình.
Ảnh hưởng của cô đơn đối với sức khỏe tinh thần
Cô đơn không phải là một bệnh lý về tâm thần, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nếu một người đang trong quá trình điều trị bệnh lý về tâm thần, cảm giác cô đơn sẽ khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cảm giác cô đơn thường dễ dẫn đến các tình trạng khác như trầm cảm, lo lắng hoặc stress. Chính những tình trạng này gây ra ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và cả thể chất của người mang nó.
Ngoài ra, khả năng giải quyết vấn đề hoặc ghi nhớ có thể bị ảnh hưởng xấu nếu bạn mang cảm giác cô đơn trong thời gian dài. Cô đơn tạo ra những phiền não, từ đó khiến họ thờ ơ với những điều xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Từ đó, càng tạo ra khoảng cách giữa bản thân họ và thế giới xung quanh.
Theo nghiên cứu, nếu một người có cảm giác cô đơn trong thời gian dài, họ có khả năng xuất hiện bệnh lý về tâm thần mà họ chưa từng mắc. Những người cô đơn có nguy cơ xuất hiện cảm giác không an toàn và những rối loạn về tâm thần như trầm cảm hoặc lo lắng cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.
Ảnh hưởng của cô đơn đối với sức khỏe thể chất
Cảm giác cô đơn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, nó còn tác động xấu đến sức khỏe thể chất. Theo Tiến sĩ White, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, cô đơn liên quan đến tỷ lệ tử vong của con người. Cụ thể, những người mang cảm giác cô đơn có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người bình thường.
Ngoài ra, những người có cảm giác cô đơn trong thời gian dài thường dẫn đến tình trạng căng thẳng. Theo Tiến sĩ White, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch vì làm suy giảm một số hormone nhất định, từ đó làm dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Hơn nữa, cô đơn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, ung thư, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh về tim.
Nhiều người trong lúc cô đơn, căng thẳng hoặc lo lắng có xu hướng sử dụng các chất kích thích như bia, rươu hoặc thuốc lá. Hơn nữa, số lần sử dụng trong một ngày sẽ nhiều hơn mức bình thường. Chính điều này gây tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của họ. Đặc biệt, hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh phổi và ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.
Phương pháp chống cô đơn
Nếu bạn đang có cảm giác của sự cô đơn, cách tốt nhất là tìm kiếm sự cảm thông và chia sẻ từ những người xung quanh. Dù có những người chỉ thích một mình, nhưng hãy mở lòng và tâm sự với người thân hoặc bạn bè. Chỉ như có như vậy, sự cô đơn trong mỗi người mới có thể dần biến mất.
Trong nhiều trường hợp, nếu bạn không thể tìm được bất kỳ ai để chia sẻ tâm trạng của mình, bạn có thể đến gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ. Điều quan trọng nhất trong việc điều trị cảm giác cô đơn là hãy mở lòng để tiếp xúc và chia sẻ với những người xung quanh. Từ đó, chúng ta mới có thể hòa nhập tốt với mọi người và tránh những cảm giác cô đơn, lạc lõng.
Để tương lai của con không bị thụt lùi so với các bạn, mẹ cũng phải học cách xin lỗi khi lỡ mắng con Nếu không kịp thời xoa dịu, an ủi con, những câu mắng nhiếc đó sẽ thành vết thương khiến con tủi thân suốt đời. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách và sự tự tin của mỗi đứa trẻ. Khi nuôi con, mẹ khó có thể tránh khỏi những phút giây mất bình tĩnh, lỡ lời quát...